Phong kiều dạ bạc – Trương Kế
Phong kiều dạ bạc
張繼 楓橋夜泊
1 月落烏啼霜滿天 Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
2 江楓漁火對愁眠 Giang phong ngư hoả đối sầu miên
3 姑蘇城外寒山寺 Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
4 夜半鐘聲到客船 Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Cố sự
Truyện kể lại rằng:
Một đêm kia, một bài thơ tứ tuyệt tình cờ được làm ra do hai thầy trò nhà sư chùa Hàn San: hai câu trên của vị tăng, hai câu dưới của chú tiểu:
Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu bán tự cung
Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn
Bán trầm thủy để bán phù không
(Mồng ba mồng bốn trăng mờ
Nửa dường móc bạc nửa như cung trời
Một bình ngọc trắng chia hai
Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không)
Tiếng chuông chùa do nhà sư đánh lên lúc nửa đêm để cảm tạ Phật tổ về sự hoàn thành bài thơ trên, đã vẳng đến bến sông gần đó khiến cho thi sĩ Trương Kế làm nên câu cuối của bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc
Chú thích:
– Phong Kiều: tên đất, ở ngoài cửa Xương môn, thị trấn Tô châu, tỉnh Giang Tô
– Cô Tô: thị trấn Tô châu ngày nay
– Hàn San tự: ở phía tây Phong Kiềụ Đời Đường, hai nhà sư Hàn San và Thập Đắc trụ trì tại đây, nên chùa có tên là Hàn San
Tám:
Một vần thơ nghe thật thuận tai (!). Có lẽ vì vậy mà khó có cảm tưởng nhiều chăng ? Đọc đi đọc lại một hồi cho hết cái thuận tai ấy thì bài thơ hiện ra một khung cảnh thật cô đơn, cô độc, tối tăm, buồn rầu, triền miên vô cùng vô tận; Có ai ngồi một mình trong đêm tối … chờ sáng không nhĩ ? Sẽ thấy trăng xuống, quạ kêu, sương mù bao phủ mịt mùng. Trên một bến sông, đèn ai le lói trên một chiếc thuyền con bé bỏng lạc lõng. Sẽ cảm sầu nhân thế trong giấc ngủ đến lúc nào đó từ nơi nào đó xa xăm; … Bỗng nhiên “bon” “bon”, tiếng chuông chùa từ đâu vọng lại, tiếng chuông “cảnh tỉnh” nhĩ hay tiếng chuông từ địa ngục vọng về ? Tôi nghĩ là “cảnh tỉnh”, vì nó đi đến thi nhân, không phải thi nhân nghe thấy nó, nó là kẻ chủ động, không phải thi nhân là kẻ chủ động; vì tự nhiên nó gõ nhẹ vào đầu thi nhân, một tiếng vang, một tiếng “hưởng”, làm cho thời gian không gian lắng đọng trong một tít tắt ấy thi nhân thấy rõ ràng chân tướng của sự vật …
1. Trăng lặn quạ kêu sương phủ đầy bầu trời
2. Rừng phong trên bờ đèn ngư phủ lấp ló ôm sầu mà nằm ngủ
3. Ngoài thành Cô Tô bên mé chùa Hàn San
4. Nửa đêm tiếng chuông vọng đến thuyền lữ khách
Bản dịch:
Nguyễn Hùng Lân
Trăng tà quạ gọi sương lên
Bờ cây chài lửa đôi bên giấc sầu
Chùa Hàn San giữa đêm thâu
Tiếng chuông thành ngoại đưa vào thuyền nhân
Trần Trọng San
Quạ kêu trăng lẫn sương trời
Buồn hiu giấc ngủ lửa chài bến phong
Đêm Cô Tô vẳng tiếng chuông
Chùa Hàn San đến thuyền sông Phong Kiều
Trần Trọng Kim
Quạ kêu trăng lặn sương rơi
Lửa chài cây bãi đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Tản Đà
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Witter Bynner
While I watch the moon go down, a crow caws through the frost;
Under the shadows of maple-trees a fisherman moves with his torch;
And I hear, from beyond Suzhou, from the temple on Cold Mountain,
Ringing for me, here in my boat, the midnight bell.
Lê Khắc Tưởng
Bài Cùng Tác Giả:
- Bi Ca Hành trong nhạc cổ điển
- Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu
- Tương Tiến Tửu – Lý Bạch
- Cẩm Sắt – Lý Thương Ẩn
- Đăng Quán Tước lâu – Vương Chi Hoán
- Vọng nguyệt hòai viễn – Trương Cửu Linh
- Cận thí thượng Trương thủy bộ – Chu Khánh Dư
- Khiển hòai – Đổ Mục
- Dạ vũ ký bắc – Lý Thương Ẩn
- Đăng Lạc Du nguyên – Lý Thương Ẩn
- Vô Đề – Lý Thương Ẩn
- Xuân hiểu – Mạnh Hạo Nhiên
- Bạc Tần Hòai – Đỗ Mục
- Hành lộ nan – Lý Bạch
- Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt – Bạch Cư Dị
- Cô Nhạn – Thôi Đồ
- Dạ tư – Lý Bạch
- Hiệp Khách Hành – Lý Bạch
- Tặng Vệ bát xứ sĩ – Đỗ Phủ
- Kim Lũ Khúc – Nạp Lan Tính Đức
- Trường Can Hành – Lý Bạch
0 Bình luận