Lạ ?
Nhân vụ bà Hiền chửi bới ở sân bay, (hãy tạm bỏ qua yếu tố bà ta là công an đi) rất nhiều người chửi bà và tỏ vẻ ngạc nhiên về văn hóa ứng xử của người Việt. Tôi ngạc nhiên với sự ngạc nhiên của các bạn quá thể. Các bạn lạ cái gì cơ chứ? Các bạn mới ở mặt trăng về chăng?
Trước tiên, về việc chửi thề khi tức giận và chửi nhau thì trong Nam ngoài Bắc đều có cả. Ngày càng nhiều. Đụ mẹ, địt mẹ, đéo mẹ là những từ đệm xuất hiện dày đặc trong câu.
Tôi chứng kiến rất nhiều trận cãi nhau giữa các cặp vợ chồng, giữa hàng xóm với nhau, giữa những người có mâu thuẫn nhỏ ở chợ, giữa những người có va quẹt xe cộ nhỏ trên đường phố. Bắc, Nam không khác nhau. Tôi cũng chứng kiến cảnh các bà mẹ quát nạt chửi bới con cái. Nó diễn ra hằng giờ, hằng ngày trên quê hương mình, trong nhà mình, nhà hàng xóm, ngoài đường, ngoài chợ,…có hiếm hoi, có cá biệt đâu mà ngạc nhiên?
1.“Địt mẹ mày há mồm ra. Nuốt. Nhanh. Mỗi ăn không thôi cũng chậm. Nuốt vào. Ngậm cái mả bố mày à? Trễ bố nó giờ rồi.” Đó là lời của một bà mẹ đút đứa bé tầm bốn, năm tuổi ăn ở quán. Thằng bé mếu máo nước mắt nước mũi trào ra. “Địt mẹ mày câm mồm. Lại còn khóc à? Oan gì mà khóc? Nuốt.” Thằng bé nuốt trọng. Sợ đến không dám thút thít.
2.“Mày học hành thế à? Suốt ngày game gủng. Việc nhà thì lười nhác. Địt mẹ đẻ mày ra đau lồn phí cơm. Ngữ mày thì làm được gì cho cái nhà này. Địt mẹ. Thằng bố mày làm tao khổ chưa đủ à?” Đó là lời một bà mẹ khác mắng chửi thằng con.
3. “Địt mẹ mày đi đứng thế à. Địt mẹ mày đui à? Địt cái con chó này còn già mồm à. Mày đền cho ông không ông đập bỏ mẹ mày.”
4. “Địt mẹ con này. Mày đưa mật khẩu điện thoại đây.” “Cái đó là tài sản cá nhân, anh không được phép đụng vào.” “Địt mẹ mày có đưa không? Cãi à?” Sấn sổ, đập bàn. “À, nếu anh muốn khám xét thì anh phải lên viện kiểm sát xin giấy, trước đó anh phải định ra được một tội danh, có giấy rồi đem về đây thì tôi cũng không đưa mật khẩu vì tôi không làm chứng chống lại chính mình.” “Địt mẹ mày mày tưởng tao không làm gì được mày à? Tao gọi đội kỹ thuật xuống mở khóa thì mày phải trả tiền.” Rầm rầm. Lại đập bàn. Cảnh ở đồn công an.
5.“Đụ mẹ mày hết nhậu nhẹt tới cờ bạc, tao chịu hết nổi rồi. Đụ con đĩ mẹ mày mày đi luôn đi đừng có về cái nhà này nữa.” Tiếng đồ đạc bị ném rơi vỡ loảng xoảng. “Đụ mẹ mày lì hả? Đụ mẹ mày đi đi.” Lại tiếng rơi vỡ. Cảnh ở một nhà hàng xóm.
6.“Địt mẹ mày. Địt con mẹ mày. Đồ vô dụng. Mày ăn nhậu ngày này qua ngày khác để tế con mẹ mày à? Bà nhờ mày đón con mày không đi thì mày cũng báo cho bà một tiếng, mày câm mõm chó mày lại để con chờ thế à. Địt con mẹ mày, sểnh bà ra thì mày hốc cứt, nhá.” Thằng chồng mặt đơ trân, giả vờ như không nghe thấy. Cảnh một bà vợ chửi chồng ở hàng nước chè giữa chợ.
7.“Địt mẹ mày. Địt mẹ mày” Câu sau hét to hơn câu trước. “Địt mẹ mày con đĩ này tao đánh cho mày chết.” Giọng nữ, “Địt mẹ mày mày đánh tao đi, mày đánh tao đi, địt mẹ thằng chó, loại hèn hạ.” Rầm rầm, bốp bốp, bịch bịch bịch. Tiếng đổ vỡ, tiếng loảng xoảng, tiếng đấm đá thình thịch vang lên hòa cùng tiếng chửi rủa liên hồi. Tiếng gào rú. Mãi sau tiếng vài người lạ la hét can ngăn. Rồi từ đó về sau, chốc chốc lại vang lên tiếng chửi, “Địt mẹ mày con kia mày cút ra khỏi nhà ông. Nhà này là nhà của ông nhé. Địt mẹ mày, mai mày cút!” Ngưng. 15 phút sau lại lặp lại như một điệp khúc, “Địt mẹ mày con đĩ kia, Nhà này là nhà của ông. Địt mẹ mai mày cút.” Cảnh nhà hàng xóm, khu Lò Đúc.
…
Cái việc đánh, chửi và sỉ nhục, xúc phạm nhau theo nhiều cấp độ từ chửi tục cho đến móc mỉa chỉ trích một cách văn hoa ở các gia đình Việt là điều phổ biến. Và vì nó phổ biến nên tôi mới là kẻ lạc loài và quái dị khi không hiểu được tại sao chúng có thể bỏ qua vấn đề giữ gìn phẩm giá để vẫn leo lên bụng nhau sau khi sỉ nhục, xúc phạm nhau chán chê. Sau này, khi nghiên cứu về tâm lý học, tôi mới biết nó xuất phát từ 1, 2. Một đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh phải chịu đựng sự sỉ nhục thường xuyên thì nó sẽ không hiểu hoặc hiểu một cách rất lệch về phẩm giá. Nó không biết giữ gìn phẩm giá của chính mình và của người. Rất ít đứa có thể vượt qua được tổn thương. Tôi từng nói chuyện với vài người bạn rằng, “Người Việt mình tội lắm, nhất là đàn ông. Lúc nhỏ thì bị mẹ tước đoạt phẩm giá, lớn lấy vợ lấy chồng còn sót chút phẩm giá nào thì bị vợ, chồng tước nốt.”
Tôi không có một bản thống kê nào để có số liệu một cách đầy đủ, nhưng tôi biết, các anh chị cũng biết, việc vợ chồng chửi nhau, cha mẹ đánh chửi con cái là điều quá đỗi bình thường ở đất nước này. Thế thì cái clip bà Hiền ấy có gì là lạ, có gì là ngạc nhiên? Chúng ta nên ngạc nhiên vì sự ngạc nhiên của chúng ta. Bởi phải chăng chúng ta đã bàng quan, đã giả vờ không nghe, không biết, không quan tâm từ quá lâu rồi? Bà Hiền bị chửi dữ dội vì bà ta là công an. Chửi rất đúng. Nhưng đừng có tỏ thái độ ngạc nhiên vì còn tỏ thái độ ngạc nhiên ở cái thời buổi này là chỉ có hai trường hợp: một, giả vờ; hai, mới trên cung trăng rơi xuống.
Cách ứng xử với nhau sao cho có văn hóa là điều phải học, trước tiên phải từ trong chính gia đình, ngay từ khi còn rất nhỏ. Phẩm giá là thứ phải được trân trọng giữ gìn vì nó quý hơn cả mạng sống, phải được nuôi dưỡng từ khi còn rất bé. Khi có phẩm giá thì người ta mới có liêm sĩ, mới biết có những giá trị tinh thần cao quý hơn nồi cơm. Muốn VN thay đổi, phải thay đổi văn hóa, con người phải biết xấu hổ khi phẩm giá của mình bị xúc phạm và khi đó họ mới dũng cảm đứng lên để đòi lại những quyền làm người căn bản.
Chúng ta nhìn HK và chê trách giới trẻ VN. Trời ơi, trước khi trách, hãy nhìn lại trong chính nhà mình, các anh chị em đã và nuôi dạy con mình ra sao? Nhìn xa hơn về quá khứ, chúng ta được ba mẹ mình nuôi dạy ra sao? Ba mẹ chúng ta đã được nuôi dạy ra sao? Trước đó nữa.. Những gì chúng ta có hôm nay là hệ quả tất yếu của cả một quá trình sai này nối tiếp sai kia. Tất cả đều là thủ phạm và là nạn nhân. Muốn VN có ngày được như HK thì mỗi chúng ta đều phải thay đổi không nhiều thì ít, chẳng đứa nào tránh được.
Nga Thi Bich Nguyen
Nguồn: Trang FB của Nga Thi Bich Nguyen
0 Bình luận