Túy Hồng ở Phút Nói Thật – phỏng vấn với Nguyễn Mạnh Trinh
Túy Hồng tên thật là Nguyên Thị Túy Hồng, người Huế.
Trước 1975, bà dạy học và viết văn, viết báo. Có thể nói bà là một trong số ít nhà văn viết báo nhiều nhất. Các tạp chí và nhật báo sau đây từng được sự cộng tác của Túy Hồng: Văn Hữu, Bách Khoa, Lập Trường, Văn, Kịch Ảnh, Tiền Tuyến, Vấn Đề, Đông Phương, Tin Sáng, Thần Phong, Độc Lập, Con Ong, Diều Hâu, Tranh Thủ, Hòa Bình, Quật Cường, Văn Nghệ Tiền Phong, Hoa Tình Thương, Xã Hội, Tin Sách, Sóng Thần…
Vơi hai truyện dài đăng từng ngày trên báo Tôi Nhìn Tôi Trên Vách và Trong Móc Mưa Hạt Huyền, (cùng vài truyện ngắn trên tạp chí Bách Khoa: Thở Dài, Vết Thương Dậy Thì) Túy Hồng đã tự xác định tài năng của mình với một văn phong vô cùng độc đáo.
Năm 1970, Túy Hồng đoạt giải nhất Văn Học Nghệ Thuật của Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà. Sau đó bà kết hôn với nhà văn Thanh Nam.
Năm 1975, bà cùng gia đình di tản sang Mỹ, định cư tai Seattle, tiểu bang Washington. Tại hải ngoại, Túy Hồng đã hoàn tất năm truyện dài: Trong Cuối Cùng, Sạn Đạo, Tay Che Thời Tiết, Mưa Thầm Trên Bông Phấn và Thông Đưa Tiếng Kệ.
Bài phỏng vấn dưới đây do nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh thực hiện.
NGUYỄN MẠNH TRINH: Nếu có người bảo bà là nhà văn nữ gốc Huế, bà có ý nghĩ gì ? Đỉêu ấy có nói lên được đặc thù của văn chương bà?
TÚY HỒNG: Nói đến một nhân vật nào, tôi thường chú ý đến chỗ đất mà dòng họ người ấy đã sinh ra. Sự cấu tạo địa lý miền Bắc ngàn năm văn vật đã khai nở “Tự lực văn đoàn”. Nhắc đến toàn bộ sân khấu cải lương miền Nam và sau đó thêm vào những khuôn mặt Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Tô Thuỳ Yên, Lê Xuyên, Kiệt Tấn, Kiên Giang Hoài Điệp Tử, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Tùng Long và Nguyễn Văn Sâm v.v… tôi nghĩ ngay đến những vườn vựa trái cây ngọt thắm tỉnh Lái Thiêu. Vê miền Trung đất cứng, quê quán của những lãnh tụ chính trị kể từ những trang sử chống Pháp, tôi nghĩ đến bát cơm kinh tế với cái nghèo.
Xứ Huế đẹp mơ lọt vào miền Trung và được nổi bật vì do là đất đế đô ngày xưa vua quan ngự trị.
Huế trong máu huyết của tôi là mùa hè ve sầu phượng vỹ, hoa bèo tím hoang sông Hương và cũng là mùa hè với những chùm khế chua và ớt nóng.
Bắt đầu viết văn lúc hãy còn rất trẻ, tôi đã đưa ra những hiểu biết có phần sai lầm, tôi đã tưỏng tượng thái quá có khi méo lệch sự thật. Như thế, tôi đã làm tổn thương quê hương và động chạm đến những người có tấm lòng vàng son thiết tha yêu Huế.
Ai gọi tôi là nhà văn của xứ Huế; kẻ đó là ngưòi Bắc hoặc người Nam chứ người Huế không nghĩ vậy.
Nhiều tác phẩm của tôi được viết bằng tiếng Huế. ở Mỹ, điều này bất lợi cho tôi vì ở hải ngoại viết bằng tiếng Nam, ngôn ngữ của bộ môn nghệ thuật cải lương, đã gợi lại trong ký ức độc giả tất cả những gi từ Miệt vườn, tới Lục tỉnh, tới thị thành, thủ đô Sài Gòn.
NMT: Viết bằng trí tưởng Huế và tấm lòng Huế, để biểu lộ tấm lòng yêu thương nơi địa phương của quê hương mình, có lẽ là sẽ rất tức bực khi có những sự kiện dù vô tình hay cố ý làm tổn thương niềm yêu thương ấy? Bà có thể kể những kỷ niệm về những nhà văn gốc Huế phản ứng với tạp chí Văn, thời trước 1975?
TH: Hồi Trần Phong Giao làm tổng thư ký báo Văn, ông đã trả lời thư độc giả: “Gái Huế coi như nhân tình thì được, lây về làm vợ thì không được”.
Lúc ấy, một ông nhà báo, chắc coi tôi là khế chua và ớt hiểm, đã nói khích: Túy Hông đâu? Nhã Ca đâu? Sao im lặng không lên tiếng.
Ngưòi cầm bút là kẻ không nên vướng phải căn bệnh địa phương. Hồi đó, tôi phản đối ông Trần Phong Giao, hoàn toàn không phải vì lòng kỳ thị mà tại cái đầu óc viễn mơ của tôi lúc nào cũng hoang đường truyện kiếm hiệp: Thường thường trước khi cho đại nhân vật xuất hiện, Kim Dung và Cổ Long đã đưa ra rất nhiêu nhân vật lót đưòrig. Lúc ấy, tôi nghĩ rằng, trên nền tảng luân lý gia đình, phụ nữ Huế chỉ là những môi tình lót đường, thì phụ nữ miền nào mới là tình yêu cuốỉ cùng tức là hôn nhân? Bởi, cái vạn hạnh của người đàn bà là hôn nhân chứ không phải là được yêu từ mối tình đầu cho đến mối tình ở giờ chót trước hôn nhân.
Do đó, tôi đã viết một bài phản ứng lại, kéo tên Nhã Ca vào. Thanh Nam bỏ nhà đi mấy ngày về kêu lên:
“Đã ba mươi mốt tuổi đầu mà còn hành động như một con bé mười một. Em đã vướng vòng ân oán giang hồ rồi em biết không? Sao em ác độc thế? Hạ Trân Phong Giao chưa đủ, em còn ngầm xúi độc giả miền Trung đừng đọc báo Văn.”
Giờ đây, mưa Seattle trăm năm rả rích, những đêm nằm khổ tâm nghe thời tiết khóc, tôi nghĩ đến những câu thơ quỷ xướng, rồi đọc bài kinh thủy sám, rồi đâm lo sợ thuyết quả báo của nhà Phật; nhưng ngày mai trời lại sáng, tôi có dằn lòng được không khi có người bảo: “Gái Huế đó, dâm ô lắm! Ngày cay đêm ngọt mà! Ban ngày ăn ớt, ban đêm ăn chè”.
NMT: Nếu bảo là “Túy Hông ngổ ngáo, nổi loạn trong văn chương nhưng hiền hòa e thẹn trong đời sống thực” thì điều ấy, theo chủ quan của bà nhận xét về chính mình, có chính xác không?
TH: Bảo tôi “ngổ ngáo và nổi loạn”?
Lúc còn trẻ tôi viết bạo nhưng bây giờ thì chịu. Nhìn lại ngày xưa tôi cảm thấy mình ngoan cố không nhận những lòi chỉ trích của những người chung quanh. Được khen thì sướng lắm, nhưng bị chê một cái thì nghĩ rằng người chê mình là kẻ dốt. Năm ngoái tôi nhận được một cái thư của một học trò cũ trong đó có mấy hàng: “Em là học trò trường Hàm Nghi ngày xưa cô đi dạy. Hồi đó, mạ em giận cô lắm. Mạ em rất ghét những chuyện tình trai gái bậy bạ: có hai người đàn ông – đàn bà đưa mắt liếc nhau thì mạ em cho là chuyện bất chính rồi; có hai người đàn ông – đàn bà cầm tay nhau thì mạ em cho là tội lỗi rồi… Bởi đó, mạ em nghĩ cô làm những điều quá trời, cô làm những điều nghịch lý… nên mạ em không thích cô…”
Nhìn lại ngày xưa, tôi còn tự trách mình nhiều hơn nữa. Ngày xưa tôi ăn cơm quốc gia muốn viết gì thì viết, nhưng tôi lại không viết những gì có lợi cho miền đất đã nuôi tôi cơm áo mà cứ chăm chỉ ngồi tì tì viết chuyện tình.
Hồi đó có ai cảm thông cho những chàng nhạc sĩ sáng tác nhạc chống Cộng? “Đi quân dịch là thương nòi giống… Trên đầu súng quê hương tổ quốc đã vươn mình… Anh đi chiến dịch xa vời, lòng súng nhân đạo cứu người lầm than”.
Bảo tôi “hiền hòa và e thẹn”?
Có khi tôi là người lắc xắc, láu táu, nhưng có khi tôi chậm chạp rùa bò. Những người không làm chủ được mình thường tỏ ra như vậy.
NMT: Viết về đời sống người đàn bà, làm mẹ, làm vợ, làm người tình, hình như bà mang một phần đời sống thực của mình vào văn chương. Như thế, có biên giới không, giữa đời sống thực và đời sống văn chương?
TH: Nhiều ngưòi đã nghi ngờ tôi mang mối tình đầu của tôi vào tác phẩm. Nhiều người khác đã nghĩ rằng tôi vạch áo cho thiên hạ xem lưng, đem chuyện gia đình ra kể. Anh Mặc Đỗ thì bảo “Sao lúc này mọc ra nhiêu nhà văn viết về mình thế? Nhà văn thì phải viết tiểu thuyết chứ”.
Thê nào là viết về mình? Chẳng hạn như đấu thủ bóng rổ Magic Johnson được trả cho mấy triệu Mỹ kim để viết về chuyện của anh với căn bệnh anh sẽ chết sau này.
Thế nào là viết tiểu thuyết?
Như Hồ Biểu Chánh, như Bình Nguyên Lộc… như Phú Đức…
Tôi viết văn.
NMT: Bà đã có chỗ đứng trong văn chương, được giải thưởng văn chương toàn quốc. Lý do có thể là tác phẩm biểu hiện được đời sống nội tâm, nghĩa là tả tình rất có nét. Điều ấy, ở cách thế tự đánh giá mình, bà có thấy điều gì hợp lý hoặc chưa hợp lý?
TH: Xin thông qua câu hỏi này.
NMT: Là người sinh hoạt văn học cả ở hai thời kỳ, ờ quê nhà trước năm 1975 và bây giờ ở hải ngoại, bà có thể cho một vài so sánh rất tổng quan về cả hai nền văn học? Có so sánh nào về văn chương nữ giới không?
TH: Nhìn chung hải ngoại thiếu phần đóng góp của nhóm Sáng Tạo, con sông trí tuệ miền Bắc, có ông Tô Thùy Yên người Nam nhảy ùm vô nằm vùng.
Đem tâm tình làm văn nghệ, đó chỉ là một phần, nhóm Sáng Tạo chủ yếu đưa trí tuệ vào sáng tác.
Về hình thức: bỏ chữ cũ, dùng chữ mới. Văn tự do. Dẹp luật làm thơ cũ, thế vào những kiểu thơ tự do.
Vê nội dung: Lấy trí tuệ làm căn bản sáng tác.
Đốỉ vối họ, văn chương là khai phóng, là mạo hiểm, là khám phá. Chủ trương như vậy, nhóm Sáng Tạo đã bỏ rơi một phần độc giả, vì theo họ, viết văn và làm thơ là làm một cái gì cho văn học, chứ không phải làm một cái gì cho độc giả?
Bạn hỏi tôi nghĩ gì về văn chương nữ giới?
Nhìn chung, cái thiếu, thiếu nhóm Sáng Tạo, được bù lại bởi cái thêm: tại hải ngoại, chúng ta có một dòng thơ lưu loát của phái nữ. Tính theo tỉ lệ số người di tản thì phụ nữ hải ngoại làm thơ nhiều.
Trước 75, một ông điểm sách đã phán: “Đàn bà không viết được truyện dài, đàn bà chỉ viết được truyện ngắn”.
Ngài thi sĩ luôn luôn lạnh lùng ấy, ông Mai Thảo, kêu:
“Đàn bà không làm thơ được, làm thơ là công việc của đàn ông chúng tôi”.
Và ai đã nói câu này trong một bài phê bình văn học: “Đàn bà không làm thơ được, đàn bà chỉ biết chiên khoai tây, xào thịt bò?”
Có ai đồng ý làm thơ là công tác của các ông?
Tôi xin tạm rút ra một công thức làm thơ của nhóm Sáng Tạo:
Thơ gồm có ba tiến trình: a/ Tâm tình. b/ Trí tuệ. (Phần lý luận) c/ Hòa nhập thế giới siêu hình.
Theo đó, làm thơ rất khổ, rất khó, chứ đâu phải dễ dàng, giản dị như viết văn. Trong những bài thơ lớn mang tính chất khai phóng, mấy ông bà làm thơ cũng khởi hành từ miền tình cảm giống như mấy ông bà viết văn vậy, nhưng sau đó mấy ông bà viết văn ở lại tại chỗ với trái tim của mình, mấy ông bà làm thơ đem trí tuệ vào thi phẩm với những suy luận khô khan về vật lý, toán lý, địa lý, triết lý… và cuối cùng, vói một trí óc đã tinh lọc rồi, người làm thơ hướng tư tưỏng lên thế giới siêu hình.
Giai đoạn này, bài thơ thành hình. Thơ khai phóng có nghĩa là ngưòi thi sĩ không ngừng lại ở địa hạt tình cảm mà “phóng” tư tưỏng vào thế giới tâm linh và siêu hình.
Các cưòng quốc Âu Mỹ có nữ văn hào chứ chưa thây nữ thi hào xuất hiện, phải chăng các bà quá nặng phần tình cảm nên không còn óc não để phóng như các ông?
Vậy thì mấy bà viết văn và làm thơ lúc này kẹt quá trời! Nhất là mấy bà làm thơ tình, cứ dễ thương thỏ thẻ những tiếng “anh”, những tiếng “em”, những tiếng “chàng”… êm như suôi hiền reo. Các bà đâu cần phóng, các bà chỉ có lắc, lắc tới lắc lui như cái rocking chair trong địa hạt tâm tình…
NMT: Bà có kỷ niệm nào về ngày bước chân đầu tiên vào văn giới. Tác phẩm nào và ra mắt trong trường hợp nào?
TH: Lúc tôi tập tễnh viết văn là lúc Nhất Linh chết.
Những dòng chữ tôi trình làng đầu tiên là ba mẩu chuyện khôi hài đăng ỏ báo Phổ Thông của nhà thơ Nguyễn Vỹ. Qua ván bài đầu tay đó, tôi biết mình không có khả năng khôi hài vì mấy cái thư của độc giả gửi đến nhà chê trách nặng nề.
NMT: Trước 1975, bà là giáo sư trường Mạc Đĩnh Chi và viết văn, sau năm 75 hải ngoại, bà làm ngân hàng và cũng viết văn. Như vậy, giữa nghề tay phải và tay trái có điều gì phù hợp với nhau hay chống chỏi với nhau?
TH: Đi làm đau khổ quá không viết bài được.
NMT: Nhà văn Mai Thảo có nói một vài chi tiết vê đời sống của bà, như những lúc viết feuilleton cho các nhật báo Saigon “như mưa sa gió táp”. Viết như thế, bà nghĩ sao về phẩm chất của văn chương trong những bài viết kiểu feuilletons?
TH: Tôi viết nhiều: truyện ngắn, truyện dài, viết tiêu đề nhạc, viết phiếm luận, tạp ghi, bình luận.
Một năm rưỡi sau khi lập gia đình là thời gian sanh sản. Và cũng là thời gian tôi viết nhiều nhất. Cứ cầm bút là tôi ngoáy như cầm đũa vậy. Thời gian này, tôi viết nhiều hơn tôi ăn, nên thân hình lúc nào cũng nặng cỡ 37 kilô. Truyện vừa viết xong, mực nhà báo chưa ráo, đă vội đưa cho nhà in, vì nhà xuất bản đã đặt mua từ cả năm trước. Lúc đó, tôi viết văn siêu thị, có lượng mà không có phẩm.
NMT: Lúc ấy, thường bà viết bao nhiêu feuilletons một ngày? Và làm cách nào để viết ròng rã ngày này qua tháng khác?
TH: Thời kỳ tôi viết nhiều nhất là thời kỳ phải viết năm bài mỗi ngày cho năm truyện dài đăng trên các nhật báo. Thời gian đó, tôi xin nghỉ dạy vì nhiều khi phải viết thêm truyện ngắn hoặc các loạt bài khác. Có mấy cuốn sách in xong, tôi cũng không có thì giờ coi cái bìa ra sao, sách in xấu đẹp, sai đúng chỗ nào. Thường thường, các nhà xuất bản đưa cho mười cuốn sách để tôi tặng các thân hữu Thanh Nam ra lệnh, em ký tặng ông này một cuốn, bà kia một cuốn, em biếu ông Tổng giám thị trường Mạc Đĩnh Chi một cuốn để lỡ em có đi dạy trễ, học trò làm ồn, ông ấy che chở cho em…
Trong bốn năm viết feuilleton đó, nhiều lúc tôi đã ao ước có được một tuần lễ quẳng cây bút qua cửa sổ ngồi ôm con xem ti vi và nói chuyên tầm phào với các chị em tôi.
Sau năm 75 ở Mỹ, nhà xuất bản Xuân Thu tái bản cuốn “Mùa Hạ Huyền”, tức là chụp ảnh lại bản cũ, tôi cầm đọc mà hoảng sợ: sai dấu, sai chữ, sai câu, sai cả đoạn. Đọc lại cuốn sách tái bản đó, tôi không ngăn nổi buồn.
NMT: Lúc viết, bà có nghĩ và hướng đến những điều nào cao xa hơn đời sống hay chỉ có mục đích diễn tả được đời sống thật linh động và có chất sống thực?
TH: Lúc viết, nếu nặn bọt cho ra những nhân vật thơm tho, cao đẹp, có lý tưởng, có chí hướng, tôi cho rằng đó là sự lộ liễu của luân lý.
NMT: Bà thích tác phẩm nào của mình nhất? Tại sao?
TH: “Tay Che Thời Tiết”.
NMT: Thói quen của bà khi viết văn? Thời gian nào? Không khí nào mà bà thích hợp nhất?
TH: Tôi không có thói quen. Không có thời giờ nhiều. Không cần không khí thích hợp.
NMT: Trước năm 1975 ở Saigon bà là bạn đời của nhà văn Thanh Nam, bà có tham dự vào “Đảng Văn Nghệ” (danh từ nhà văn Mai Thảo gọi) mà chồng bà là người chủ chốt? Và có kỷ niệm vui buồn gì không?
TH: Đảng Văn Nghệ cùa các ông, các ông gọi là Cái bang, một bang hội ăn mày của nước Tàu. Các ông xưng mình là ăn mày, nhưng kỳ thực các ông đã ăn những bữa cơm kéo dài sáu tiếng đồng hồ và đánh xì phé đêm liền đêm. Thanh Nam và tôi thường không cùng đi với nhau dến những nơi nào có cuộc vui, bởi vì: Em có cái tật chỉ thích nói chuyện vói đàn ông. Tại sao mấy tên bạn của anh nói gì em cứ hay đốp chát lại vậy? Nếu biết trước tính em như thế, anh chẳng thà lấy vũ nữ làm vợ, vừa xinh đẹp, vừa đốp chát hay, lại vừa ăn mặc có thẩm mỹ. Tại sao em cứ hay thắc mắc Thái Thanh năm nay bao nhiêu tuổi, Kiêu Chinh năm nay bao nhiêu tuổi hoài vậy? Em chỉ cần biết một diêu là họ trẻ hơn em được không? Bộ em muốn đi dự đám cưới Thẩm Thúy Hằng hả? Họ đâu có mời đàn bà, họ chỉ mời ký giả đàn ông… Sao em không ăn một tô mì gói trước khi đi đám cưới? Coi coi cái hình này chụp đúng lúc em đang với tay gắp đồ ăn, còn cái hình này chụp cái miệng em đang nhai… Cô đừng làm tôi mất mặt với bạn bè chứ!
NMT: Đời sống làm vợ, làm mẹ có ảnh hưởng và phiền nhiễu đến chuyện viết văn của bà không?
TH: Tại sao đời sống làm mẹ lại phiền nhiễu đến chuyện viết văn? Tôi nghĩ rằng chuyện viết văn đã lấy đi một số lớn thì giờ mà tôi là mẹ phải dành cho các con tôi. Tôi là một ngưòi đàn bà có bốn đứa con, bổn phận của tôi là phải nuôi dạy chúng nó trước dã!
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao tôi nuôi con mà không dạy được chúng. Gia đình tôi di tản khi đứa con út còn bồng ẵm trên tay. Lũ con tôi lớn lên ở Hoa Kỳ bên cạnh một người mẹ đem tâm hồn đặt hết vào văn chương. Có những lúc tôi đang dở tay phải viết cho xong một bài ngày mai nộp thì con tôi làm trời làm đất gì tôi cũng mặc kệ, chúng vòi vĩnh xin mấy đồng tiền lẻ trong ví, tôi cũng ừ ào cho qua, chúng đi về trễ giờ tôi cứ để bụng viết xong bài sẽ trừng trị la mắng… và khi bài này viết xong thì đến lượt bài khác…
NMT: Khi chọn đề tài, bà nghĩ đến nó trước hay sau khi chọn nhân vật?
TH: Bắt đề tài trước, chọn nhân vật sau. Cuộc sống ở Mỹ bây giờ thật khó mà bắt được đề tài tốt.
NMT: Khi chọn nhân vật, bà muốn diễn tả những nhân vật bình thường hay tượng hình những khuôn mặt mà bà yêu nhất hoặc ghét nhất.
TH: Những nhân vật trong truyện của tôi hình như không được bình thường. Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng vẫn nói: Văn của Túy Hồng “rất Túy Hồng” và nhân vật của Túy Hồng “rất Túy Hồng”.
Thât ra khi chọn nhân vật, tôi thường nghĩ đến sắc đẹp của những người đàn bà. Khi chọn tên nhân vật Trầm trong “Những Sợi Sắc Không”, tôi nghĩ đến nhan sắc của Nguyễn Thị Hoàng và nghĩ đến cái tủ áo dài rực rỡ của nữ ký giả Quỳnh Như.
Khi chọn nhân vật “Ngàn” trong cuốn “Tay Che Thời Tiết”, tôi nghĩ đến thân hình bắt mắt dễ thương của nữ kịch sĩ Diễm Hương ở Seattle mà mọi người ở đây quen gọi là Hương Bà Cai vì cô Diễm Hương đóng vai Bà Cai rất có nét.
NMT: Theo bà, làm cách nào để câu chuyện kể bằng văn chương qua hình thức truyện ngắn hoặc truyện dài có tính “văn chương” và khác với tính chất “để giải trí”?
TH: Tôi đã đọc vài ba cuốn tiểu thuyết tâm tình mềm tơi và ướt ẩm cảm xúc của Quỳnh Dao. Hiện tại tôi dang theo dõi những cuốn sách bán chạy của các nhà văn best sellers Mỹ để tìm hiểu tại sao họ ăn khách. Hilary Norman với cuốn “In Love and Friendship” và Pat Conroy với cuốn “The Prince of Tides”. Chữ nghĩa của hai ông này không có sức nặng gì nhiều, nhưng họ đưa ra những biến cố kinh động như cảnh người Do Thái trốn chạy tổ chức Nazi vượt biển sang Mỹ, cảnh làm tình trong công sở, người đàn bà vén cái váy đầm lên và chết, cảnh trả thù, hiếp dâm, điên loạn, cháy nhà, ngoại tình, ly dị… Đó là những biến cố của màn ảnh xi nê.
Tôi không viết được loại sách giựt giựt như xi nê.
Tôi không viết được loại sách mềm tơi tình yêu như Quỳnh Dao để giải trí.
Và tôi cũng không viết được loại sách trí tuệ khô khan.
NMT: Bà có nghĩ trong đời sống cùa người Việt hải ngoại hôm nay, văn chương vẫn là phương diện có nhiều khởi sắc nhất?
TH: Tôi không nghĩ vậy. Đức Đạt Lai Lạt Ma, đức Phật sống Tây Tạng, đã dạy rằng công tác phát huy và duy trì văn hóa không cấp bách và thiết thực bằng thực hiện lòng thương người của đức Phật. Ngài muốn nói rằng cứu sống người đói, chữa bệnh người đang đau, giúp đỡ kẻ khổ sở là công việc làm thiết thực nhất. Cho nên tôi nghi rằng việc làm khởi sắc nhất tại hải ngoại bây giờ không phải là làm văn nghệ như chúng ta đã làm. Những gì chúng ta làm ở đây quả thật không bằng sự hiến mình của bà sơ Mỹ Hạnh tại các trại tị nạn.
NMT: Bà có nghĩ rằng bây giờ chúng ta có một nền văn học đích thực ở hải ngoại?
TH: Tôi nghĩ vậy.
NMT: Bà đã tham dự nhiều tuyển tập văn chương, (như “Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta” ở quê nhà hay “Trăng Đất Khách” ở hải ngoại). Những tuyển tập như thế có vị trí nào trong sinh hoạt văn chương?
TH: Bây giờ, sách in ra ê hề nhưng khó bán. Bây giờ, viết được một cuốn sách, điêu đó không khó bằng bán được cuốn sách ấy. Những tuyển tập in chung nhiều tác giả như vậy, bạn có hy vọng rằng sẽ dễ bán hơn chút đỉnh nào chăng vì mỗi tác giả trong đó có một ít độc giả của mình?
NMT: Bà có thích đọc thơ không? Và có nhận xét nào về thơ Việt Nam ở hải ngoại bây giờ và miền Nam trước 1975?
TH: Tôi thích đọc thơ nhưng làm thơ thì tôi bó tay. Ở hải ngoại, nhiêu người viết văn kiêm làm thơ. Tài không?
Sang đây tôi mới thích đọc thơ nên không thể so sánh thơ quê nhà trước 75 với thơ tha hương, thơ nào hay hơn. Tôi không biết làm thơ nên tôi thấy thi sĩ thật đáng yêu. Thơ ai ở đây tôi cũng đọc; nhưng tuy đáng yêu, thơ hải ngoại không khỏi vấp phải một khuyết điểm chung: đa số các nhà thơ hải ngoại chữ nhiều nhưng nghĩa ít, đã làm nhiều bài thơ không có đại ý, đã làm nhiều câu thơ không bám vào ý chính của bài.
NMT: Theo bà, thơ hay văn chuyên chở nhiều tính văn chương nhất?
TH: Thơ, ngọc ngà cùa ngôn ngữ.
NMT: Bà đã có nhận xét khá đúng về thơ hải ngoại. Thế còn về bộ môn văn thì sao. Theo ý bà, có gì đặc biệt?
TH: Nói chung, tôi nhận thấy cõi văn hải ngoại gồm hai lớp người có cách viết khác nhau:
+ Lớp ngưòi đi trước gồm có Nguyễn Ngọc Ngạn, Võ Kỳ Điền, Lê Thị Huệ, Trần Diệu Hằng, Phan Thị Trọng Tuyên, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Phạm Thị Ngọc, Trần Mộng Tú, Cao Bình Minh, Vũ Quỳnh Hương v.v… Họ có lối viết tươi sáng và lành mạnh.
+ Lớp người đi sau trôi nổi trên biển trong thời gian hải tặc lộng hành nhất.
Ngay bây giờ, thời kỳ hậu hải tặc, ở hải ngoại đang xuất hiện một ít sách và bài viết với cách mô tả tình dục mà mực độ kích thích ngang bằng với sách báo Mỹ của một số tác giả best sellers.
Trên thân thể loài người có mấy món đồ để làm tình và để giữ việc nối dõi tổ tông, phải mặc áo quần che lại, cũng được móc ra.
NMT: Bà thích những tác giả mới nào ở hải ngoại ?
TH: Bạn nghĩ thế nào vê nhà văn tuổi con dê Hồ Đình Nghiêm? Bạn nghĩ thế nào về những nhà văn quá trẻ như Hoàng Mai Đạt, Vũ Quý Hạo Nhiên, Trần Vũ? Những người viết mới có cái chất văn lạ mà những người viết cũ không có. Nhưng trong lòng tôi bao giờ tôi cũng thích người bạn của tôi là Bùi Bích Hà. Những người viết hải ngoại như Lê Thị Huệ, Trần Diệu Hằng, Phan Thị Trọng Tuyến… luôn luôn đối với họ tôi vẫn một niềm cảm mến… Tôi có một nỗi buồn riêng của tôi là cách viết của tôi hay động đến người khác, Thanh Nam hay gọi đó là ân oán giang hồ.
NMT: Bà nghĩ thế nào về danh từ “Hạnh phúc”. Và điều gì tượng hình từ ngữ này trung thực nhất?
TH: Hạnh phúc, theo tôi là sức khỏe.
NMT: Hình như có thời kỳ bà tham dự chủ trương một tờ báo phụ nữ. Bày giờ, bà còn có ý định sẽ chủ trương lại một tạp chí như loại kể trên không?
TH: Tương lai không biết sao, nhưng hiện tại tôi không thích làm báo. Văn chương ở hải ngoại rẻ như trứng gà…
NMT: Bà có thường giao thiệp với các nhà vãn nữ không? Ở thời trước 1975 ở quê nhà và bây giờ, ở hải ngoại ?
TH: Tinh văn nghệ giữa phái nữ như mối bang giao giữa Trung Cộng và Việt Cộng, tuy cùng một khối, nhưng lộn xộn hoài.
Tôi đã hỏi ý kiến một số nữ ca sĩ, tình bạn giữa họ cũng lắm khi xích mích. Tôi cũng đã hỏi ý kiến một vài nữ bác sĩ, những người đàn bà thông thái…
Vậy các bà làm thơ, viết văn chơi với nhau thân và sát đến mức nào?
Hãy để tôi phân tích thế nào là cái “miếng” và thế nào là cái “tiếng”.
Sau đây là mấy thí dụ về cái “miếng”:
“Này này, tôi mua cho bà bộ đồ này đẹp lắm, có cả cái khăn quàng treo tòn teng.”
“Này này! Dọn nhà thì phải ăn tân gia chứ! Tao thí cho mày một bộ bàn ăn, tuần sau tao chở tới cho.”
“Chị ăn phở không? Em sẻ cho chị nửa nồi em mới nấu.”
Sau đây là mấy thí dụ về cái “tiếng”:
“Cái thằng cha đó là độc giả của bà, nó làm tôi sùng lên.”
“Trời ơi! Cả gia đình ông bà đó đều mê đọc tôi… từ bà cụ già cho đến… Ấy, cái ông đó có bà vợ mê tôi lắm!”
“Ui ui… Bà X. đó bây giờ viết hết nổi rồi. Tắt kinh là tắt cả đề tài rồi. Sách của bà đó giờ chỉ còn đem xuống vỉa hè mà cho không.”
Vậy, giữa mấy bà viết văn và làm thơ, nếu có xích mích biên giới Trung Hoa và Bắc Việt, thì cũng chỉ vì do cái “tiếng” mà ra chứ không bao giờ họ kình nhau như hai nước Iraq và Iran vì cái “miếng” cả. Họ đã hy sinh cho tôi nhiều miếng chứ không phải một, tôi nhai của họ ngập răng mà! Tôi ăn ơn nghĩa của họ vào lòng những khi họ giúp đỡ tôi.
NMT: Bà và nhà văn Thanh Nam ít khi nói chuyện văn chương với nhau (như một bài viết của bà kể lại). Như vậy có ảnh hưởng lẫn nhau trong khi viết văn làm thơ không? Hav không một chút nào ảnh hưởng lẫn nhau?
TH: Chúng tôi không đọc bài nhau, nhưng cũng có nói chuyện văn chương chút chút khi cần một tài liệu nào đó; nhưng, thường thường, chúng tôi quá bận. Anh viết bài anh, tôi bài tôi. Ai viết xong trước, đi ngủ sớm.
NMT: Bà có đọc sách in ở trong nước gửi ra không? Nếu có, bà có ý nghĩ gì về “văn chương phản kháng”, như các cuốn sách của Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp…
TH: Không có tôi trong vụ này, người ta làm gì mặc kệ họ, tôi không biết.
NMT: Bà có mơ ước sẽ viết một tác phẩm to tát. Thí dụ như những bộ trường thiên hoặc hồi ký đời mình?
TH: Xin miễn trả lời câu hỏi này.
NMT: Nghề văn và nghề báo có liên quan gì với nhau? Viết feuilleton có phải là cây cầu bắc ngang hai lãnh địa ấy?
TH: Viết feuilleton là viết báo, mà cũng là viết văn.
NMT: Bà có điêu gì muốn nói thêm với độc giả ?
TH: Tôi muốn nói thêm, nhưng sợ độc giả lại bảo: “Này Túy Hồng người Huế! Thôi im đi! Nói nhiều lắm rồi!”
Nguồn: Thế Kỷ 21- Số 39 (1992)
0 Bình luận