Vườn rau Lộc Hưng ‘tan hoang sau cưỡng chế’ hôm 4/1
Toàn bộ nhà cửa và tài sản của của người dân ở khu vực vườn rau Lộc Hưng, phường 6, Quận Tân Bình, TP HCM đã bị phá tan hoang sau đợt cưỡng chế hôm 4/1, một người dân địa phương nói với BBC.
“Bà con vẫn ở trong tình thế rất là lo lắng, nhưng vẫn kiên định là đất đai tài sản ông bà để lại, dù không đủ sức lực chống lại sức mạnh của nhà cầm quyền nhưng sẽ cố hết sức có thể để giữ gìn,” người dân này nói với BBC hôm 6/1.
Khu vườn rau Lộc Hưng nằm trong khu vực có dự án xây trường công lập do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình làm chủ đầu tư.
“Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay,” trang web của Phường 6, Quận Tân Bình viết hồi tháng 8/2018.
Người dân Lộc Hưng nói suốt 20 năm qua, họ đã xin kê khai và làm giấy tờ thủ tục xin sử dụng đất nhưng không được giải quyết dù đã hai lần có văn bản từ văn phòng thủ tướng chính phủ.
Họ cũng cho biết họ chưa nhận được một văn bản nào về việc cưỡng chế hay quy hoạch.
Khu vườn rau Lộc Hưng nằm tiếp giáp Quận 3, Quân 10, Quận Phú Nhuận và Quận Bình Tân.
Đây cũng là Giáo xứ Lộc Hưng với trên một trăm gia đình phần lớn làm nghề trồng rau để sinh sống.
Phản ứng mạnh mẽ
Việc cưỡng chế gây hoang mang, bức xúc trong người dân và đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ.
Từ sáng thứ Sáu, 4/1, hàng trăm người thuộc lực lượng chức năng địa phương gồm công an, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, dân phòng đã đến và tiến hành cưỡng chế khu đất khoảng 4000m2 ở khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình.
Một người dân, là chủ tại một khu đất vườn rau Lộc Hưng cho biết, chính quyền đã lấy máy ủi, đập phá khoảng 10 khu nhà, được biết là nhà trọ của người dân.
Nhiều người cho biết người dân chưa bao giờ nhận được thông báo cưỡng chế gì.
Đại diện chính quyền địa phương cũng có mặt, nhưng người dân cho biết, họ đã nhanh chóng dựng hàng rào kẽm gai và phong tỏa khu vực cưỡng chế, và không đối thoại với người dân.
Vụ việc nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội khi có hình ảnh người đàn ông mặc áo đỏ nằm trước bánh răng của chiếc xe cẩu.
Một người dân thuật lại cho BBC biết, người đàn ông này chính là con trai của một chủ đất, và vì bức xúc nên anh đã nằm trước xe để ngăn cản. Chiếc xe đã dừng lại kịp thời, người đàn ông áo đỏ cũng yêu cầu người dân không nên tấn công người lái xe.
“Đây không phải là một mâu thuẫn đất đai mà do các cấp lãnh đạo không làm đúng thủ tục!” một người dân nói với BBC.
Đi xin kê khai đất suốt 20 năm qua
Theo người dân, khu đất khoảng 5ha là thuộc sở hữu của 127 hộ dân, có nguồn gốc là người Bắc di cư vào Nam năm 1954 và bắt đầu khai hoang, canh tác ở khu vực này từ nhiều đời qua.
Đến năm 1999, theo chủ chương của chính phủ kêu gọi người dân đi đăng ký sử dụng đất, người dân khu vườn rau Lộc Hưng nói họ cũng bắt đầu xin đi kê khai, làm giấy tờ thủ tục xin sử dụng đất.
Chính quyền địa phương nói “bà con cứ yên tâm ở, đất này bà con ở bấy lâu nay ai cũng biết, không có quy hoạch gì đâu, cấp trên không cho chúng tôi xác nhận kê khai cho bà con nhưng bà con cứ ở đi”, vẫn người dân này cho biết.
Nhưng nhiều năm sau đó, người dân vẫn tiếp tục xin đi kê khai đất, đơn gửi đến cấp phường, quận, thành phố đến trung ương đã dần trở thành đơn khiếu nại vì chính quyền địa phương mãi không cấp giấy.
Người dân cho biết, văn phòng thủ tướng chính phủ sau đó đã hai lần gửi văn bản đề nghị UBND TP HCM giải quyết cho người dân, nhưng đến nay, đã gần 20 năm qua, chính quyền thành phố vẫn không giải quyết.
Người dân nói họ chưa nhận được một văn bản nào về việc cưỡng chế hay quy hoạch nào.
Trong thời gian đó, người dân vẫn tiếp tục canh tác trồng rau trên khu đất hoặc đổi phương thức kinh doanh như nuôi thêm gà, thỏ hoặc xây nhà trọ cho thuê.
Chính quyền lý giải ra sao?
Theo trang web của Phường 6, Q. Tân Bình, Quận có dự án xây dựng khu trường học công lập đạt chuẩn quốc gia trên “khu đất công trình công cộng có diện tích 49.320m2”.
Đến 10/1/2013, UBND TP HCM điều chỉnh cho UBND quận Tận Bình cho lập dự án đầu tư xây dựng cụm trường học.
“Trong thời gian triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện dự án thì nhiều hộ dân canh tác trồng rau tại khu đất trên đã tiến hành xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như: để ở, cho thuê phòng trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê…tính đến nay đã có 78 trường hợp vi phạm.”
UBND Q. Tân Bình sau đó đã chỉ đạo UBND Phường sáu và Đội thanh tra địa ốc lập biên bản, quyết định cưỡng chế tháo dỡ.
“Tuy nhiên, quá trình lực lượng chức năng thực hiện xử lý hành vi xây dựng không phép thì các cá nhân vi phạm đã có hành vi không hợp tác, cản trở và kể cả chống đối người thi hành công vụ,” trang thông tin điện tử chính thức của UBND Phường 6 ghi.
“Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay,” vẫn theo trang thông tin phường 6.
UBND Q. Tân Bình “kêu gọi toàn thể nhân dân nói chung, nhân dân phường 6 nói riêng, đặc biệt là các hộ dân đang canh tác tại khu đất chấp hành tốt quy định của pháp luật; không có những hành vi vi phạm về xây dựng không phép và mua bán, sang nhượng trái phép…. Tiếp tục ủng hộ chủ trương của thành phố và quận trong việc thực hiện dự án, để công trình xây dựng trường học sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ cho con em quận nhà, góp phần chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh – hiện đại – nghĩa tình.”
Phóng viên của BBC đã tìm cách liên lạc với Chủ tịch UBND Quận Tân Bình và Chủ tịch UBND Phường 6, nhưng không được.
Nguồn: BBC.com
Bài Cùng Tác Giả:
- Nhà văn Dương Thu Hương được trao giải ‘Cino del Duca 2023’
- Đạo diễn Trần Anh Hùng và Phạm Thiên Ân thắng giải tại Cannes 2023
- Quan Kế Huy: Từ một ngôi sao nhí bị lãng quên đến anh hùng Oscar
- Tuấn Ngọc hát sai lời ‘Tình Bơ Vơ’ là nhầm lẫn cá nhân?
- Việt Nam ‘đội sổ’ về nhà vệ sinh công cộng cho dân và du khách
- Nữ hoàng Anh vừa tạ thế ở Lâu đài Balmoral, Scotland, thọ 96 tuổi
- Đầu Xuân nói chuyện về thi sỹ Đặng Đình Hưng và ‘Một Bến Lạ’
- Lấy chồng Hàn Quốc, cô dâu Việt vỡ mộng khi đời không như là phim
- Vì đâu không khí Hà Nội ngày càng độc hại?
- Việt Nam bắt và khởi tố hình sự ông Phạm Chí Dũng
- Hà Nội đứng trong những thủ đô ‘ô nhiễm nhất thế giới’
- Toni Morrison: nhà văn đoạt giải Nobel Văn Chương từ trần
- Người Việt ở Biển Hồ Campuchia lên bờ rồi đi đâu?
- Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam
- Đến Munich thưởng thức cà phê và bánh ngọt kiểu Đức
- Đậu hũ thối, đặc sản không thể bỏ qua của Đài Bắc
- Việt Nam sẽ khó xử lý được bùn thải độc hại của Formosa?
- Có ít nhất 8 vụ ấu dâm chấn động Việt Nam trong tháng Tư
- Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame Paris: lính cứu hoả nỗ lực dập lửa
- Quanh việc VN cho bác sĩ Trung Quốc hành nghề
- Chỉ số CPI cho thấy tham nhũng VN tệ đi dù có chiến dịch ‘đốt lò’
- HRW: Nhân quyền Việt Nam xuống cấp nghiêm trọng
- Hộ chiếu Nhật ‘mạnh nhất’ còn VN thứ 75 thế giới năm 2018
- Diên Hy Công Lược: Bộ phim được tìm kiếm nhiều nhất trên Google
- Hang đá Giáng Sinh vùng Catalan có người ngồi đại tiện
- 100 phim tiếng nước ngoài hay nhất mọi thời đại
- Bảy Samurai, bộ phim nước ngoài hay nhất mọi thời đại
- Người Việt bỏ được thói rượu bia xấu xí?
0 Bình luận