căn cước ♦ kể hoài chuyện cũ ♦ chọn ♦ bụi tre già, lùm dứa dại
căn cước
đất đai là căn cước
nuôi cái gốc hồn ta
nghìn xưa ai cày cuốc
bao người đã ra ma
13.12.2016
Kể hoài chuyện cũ
Nhìn đứa học trò lớp bốn,
Ta nghĩ nó hết đái dầm,
Ăn uống ngủ nghê các thứ,
Mẹ cha của nó phải chăm.
Vậy mà đầu năm lớp bốn,
Ta đành giã biệt gia đình,
Ra đi không còn mái ấm,
Kiếm vài con chữ mưu sinh.
Đêm ngày thương cha nhớ mẹ,
Ốm đau thui thủi một mình,
Chẳng ai nấu cho miếng cháo,
Thèm nghe một tiếng hỏi thăm.
Thế rồi mấy năm cha mất,
Làm sao có cá mà ăn? (*)
Quê hương hoang tàn đổ nát,
Một trời lửa cháy đao binh.
Cũng nhờ dăm ba con chữ,
Trời thương lây lất đến giờ,
Già rồi kể hoài chuyện cũ,
Nhớ hoài ngày ấy bơ vơ.
(*) Mồ côi cha ăn cơm với cá,
Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường.
14.12.2013
chọn
tôi sổ toẹt đại văn hào
dù hắn đã đoạt giải rút to lớn gì đi nữa
khi hắn đã ăn nằm làm bạn cùng quỷ dử
tôi sổ toẹt vào nhạc sĩ
dù hắn có hàng triệu fan hâm mộ
khi hắn mềm như cọng bún
đón gió và lết đi bằng đầu gối
tôi tụng ca ông trùm bốn
người nông dân thứ thiệt quê tôi
đã nói: có tội đội dái cũng không tha
không tội chửi cha sẽ không chừa
khi làng quê nghiêng ngửa
mọi người sống nơm nớp trong sợ hãi
dù rằng ông đã chết trong bụi tre
khi phải đi chặt tre với cái bụng đói
15.12.2016
bụi tre già, lùm dứa dại
hồi chiều tôi gọi về quê để hỏi thăm tình hình lũ lụt
người thân cho biết
ruộng vườn cát bồi lấp hết
chắc chết đói đến nơi
…
quê tôi là xứ cát
độ dốc chênh vênh
để giữ bờ, thửa, cái trổ (*) của những đám ruộng bậc thang
ông cha từ ngàn đời đã trồng những bụi tre già
những lùm dứa dại
rễ của chúng ăn sâu bám chặt vào lòng đất
nhờ thế mới chống chọi được những cơn lũ dữ
cuối những năm bảy mươi của thế kỷ trước
với chủ trương của hợp tác xã nông nghiệp
người ta đã dùng máy ủi
ủi hết những bụi tre già những lùm dứa dại
để chia lại bờ vùng bờ thửa
và chỉ sau một cơn lũ
đồng ruộng đã thành bình địa
mênh mông là cát
…
khi đã không còn những bụi tre già, những lùm dứa dại
không còn những nùi rễ bám sâu vào lòng đất
lấy gì giữ đất, nước quê tôi?
(*) cái trổ: là cái mương nhỏ để nước chảy từ đám ruộng này đến đám ruộng kia
20.12.2016
Huỳnh Minh Lệ
Bài Cùng Tác Giả:
- thăng long hoài cổ ♦ lại nói về tủ lạnh ♦ mượn cánh bay ♦ hậu cứ ♦ loài gà ống
- vàng ♦ sử xanh ♦ tuổi teen ♦ nông nổi ♦ ngắn ngủi ♦ mệt !
- tưởng bở ♦ phải biết lì ♦ lời nguyền tổ tiên ♦ gió bụi ♦ quét lá ♦ ngày đi mở đất
- trật đường ray ♦ tàu chợ ♦ chấn hưng văn hóa (3) ♦ khúc ruột ♦ lục bát hai câu
- tùy bút ♦ cù mông ơi !
- sách cổ bán ve chai
- quê hương
- thăng long hoài cổ ♦ thường tình ♦ tiếng ngày mai
- chỉ số hạnh phúc ♦ chiếu bí ♦ chiều trên quảng lộ ♦ về miền tây ♦ cho vui
- nước rặt ♦ nhào ♦ vần ói vần o ♦ hồi chuông của Quasimodo ♦ đệ tử lưu linh ♦ bài ca thời mắc dịch ♦ thiêt yêú ♦ vùng đất chết
- bán cả tương lai ♦ đơn giản ♦ sau mùa dịch
- thơ râu ria ♦ bức tường ♦ chết dằm ! ♦ tuổi già bỏ xó
- té ! ♦ lục bát rời ♦ tháng 10 ♦ tiếng ong bầu ♦ nhớ cháu
- Ly Dị ♦ đường sách ♦ tin chó chết ♦ thời chóng mặt ♦ văn hoa văn hiếc ♦ ông ba trợn
- đâu cần ♦ le rouge et le noir (Stendhal) ♦ uổng cơm
- hề
- vòng tay nhỏ
- đất ♦ cánh đồng ♦ đánh vần
- đường xưa ♦ sợ ướt ♦ ca với cẩm ♦ luật hè phố
- làng quê ♦ những hạt gạo tội nghiệp ♦ chiều hoang biền biệt ♦ mì tôm muôn năm
- lục bát rời ♦ em ơi có bao nhiêu ♦ đừng ♦ lừa tình
- tuyệt vọng ♦ rượu cần tây bắc ♦ đứt gãy ♦ cái bóng
- Khỉ ♦ Cũ ♦ Chợ tháng chạp ♦ Ba câu
- nhai lại ♦ ông đồ ♦ những câu thơ ướp lạnh ♦ cá
- những con tàu ra khơi ♦ lòng trắc ẩn
- như mối đụn ♦ tháng mười tháng tư ♦ cúp điện ♦ đám nắng trong mưa
- Lúc nhỏ ♦ Cộng sinh ♦ Văn hóa diễn văn ♦ Món giả cầy
- bài 04.04 ♦ hố – cầu
- lưỡng cực ♦ loài ốc mượn hồn ♦ không nói gì
- Nắng Tháng Chạp
0 Bình luận