Giang Hồ Kỳ Tình Lục – Chương 1. Lời Tựa
Lúc cầm cây bút lên viết lời tựa này, tôi thật là cảm khái vô vàn, không biết bắt đầu chỗ nào cho phải, tôi mới thình lình sực nhớ một câu thơ của Giả Đảo:
Lưỡng cú tam niên đắc (Ba năm được hai câu)
Nhất ngâm song lệ lưu (Ngâm lên hai giòng lệ chảy)
Tri âm như bất thưởng (Kẻ tri âm như không thưởng thức)
Quy ngọa cố hương thu (Về quê nằm ngủ cả mùa thu)
Giang Hồ Kỳ Tình Lục là cuốn chuyện tiểu thuyết vũ hiệp đầu tay của tôi, có rất nhiều bạn bè chọc ghẹo cho rằng đấy là “Ỷ Thiên Đồ Long” số hai, bởi vì tôi là người ghiền tiểu thuyết Kim Dung, cuốn chuyện quả thật có chỗ có vết tích của Ỷ Thiên, toàn bộ hơn một trăm vạn chữ, từ lúc cầm bút cho đến lúc viết xong, đã trải qua một đoạn thời gian là năm năm, lúc đầu là bản viết tay trên giấy trắng, mất đi ba năm trời, xài hết mười ba tập giấy, chồng lại cũng dày chừng ba bộ tự điển, bây giờ ngay cả tôi cũng không tin được, hồi đó làm sao có được một nghị lực như thế. Sau này khi viết được chừng tám chục ngàn chữ, tôi mới mượn đở người bạn một cái máy tính, đánh vào rồi sửa chữa lại thêm một thời gian hai năm nữa, khoảng thời gian đó ôi thôi gian khổ không sao hình dung, lúc viết đã càng cực nhọc, mùa đông lạnh cứng bàn tay nổi phù, càng chủ yếu là còn bị vô số những lời châm biếm cười cợt … Nhưng tôi không hề bỏ ý định, năm năm im lặng cày bừa, rốt cuộc đã làm xong cuốn chuyện này, đúng như câu “Thủ đắc vân khai kiến nguyệt minh” (chờ cho đến khi mây đi rồi sẽ thấy mặt trăng sáng), cuốn chuyện này làm ra cũng có giông giống trong Hồng Lâu Mộng nói “Mãn chỉ hoang đường ngôn, nhất bả tân vi lệ! Đô vân tác giả si, thùy giải kỳ trung vị” (Tờ nào cũng đều nói chuyện hoang đường, đâu biết đó đều là những giọt nước mắt cực nhọc cay đắng! Đều cho rằng tác giả là kẻ ngu ngốc, ai biết được trong đó có thật bao nhiêu là chuyện), bây giờ các bạn ai ai cũng có máy tính, ai cũng đầy đủ điều kiện, tôi nghĩ, nếu như các bạn cũng có cương quyết như vậy, mỗi ngày quyết chí viết một chút, vài năm sau đó các bạn nhất định sẽ thành công thôi, cũng như người xưa đã từng nói: “Hoàng thiên bất phụ khổ tâm nhân” (Ông trời không phụ kẻ có lòng cố gắng)
Lúc viết cuốn chuyện này, tôi đã rất cố gắng trong vấn đề nghiêm túc và hợp lý. Tôi có đọc những cuốn chuyện, tác giả còn không biết cả chuyện cơ bản như huyệt đạo nằm đâu, có người còn đem huyệt đạo phía trước viết thành phía sau, do đó trước khi viết, tôi có đọc qua những cuốn sách liên quan đến huyệt đạo trên cơ thể, trong chuyện ráng làm sao cho vị trí huyệt đạo chính xác không bị lầm lần. Đồng thời, tôi cũng có thấy những lầm lẫn của các tác giả về vấn đề lịc sử, những nhân vật trứ danh nằm trong triều đại nào cũng không phân biệt được rõ ràng, làm ai ai cũng cười vỡ bụng, do đó tôi còn đọc qua những cuốn sách nói về lịc sử các triều đại. Trong chuyện còn có nói đến vấn đề y học, tôi cũNg ráng làm sao cho đúng không lầm lẫn, như trong chuyện có nói đến cách trị liệu vết thương do các loài rắn độc hoặc bọ cạp cắn, cách giải cứu bị trúng độc từ cây cỏ như đoạn trường thảo, hoặc là những loài cây thuốc và huyệt đạo châm cứu vân vân, đều lấy từ Trung Hoa Y Dược Đại Từ Điển, Bản Thảo Cương Mục, Hoa Đà Thần Phương vân vân ra, dĩ nhiên trong chuyện cũng có những tình cảnh tạo dựng ra, không hoàn toàn là theo đúng nguyên lý của y học, như trong chuyện có nói chất độc băng tàm là thứ không có trên đời, cách giải độc cũng không có luôn. Viết tiểu thuyết cho phép đặt để ra, nhưng tôi cho rằng phải tập trung đa phần vào tình tiết, còn những thứ liên quan đến y học hoặc lịch sử thì tôi nghĩ nên ráng sức cho phù hợp sự thật thì tốt hơn, bởi vì điều này có ảnh hưởng đến độc giả, như lúc “Đại Trường Lệnh” của Hàn Kịch quảng bá ra, có một số người y theo phương pháp trong đó tìm thuốc dưỡng sinh, nếu mà tác giả viết tầm bậy tầm bạ cho có, không phải là đã hại người ta sao ? Tiểu thuyết vũ hiệp hiện đại có thể nói là tranh nhau mà cống hiến chuyện ly kỳ quái lạ, nhưng tôi không dùng cây bút của mình để tả những chuyện bất nhã đi thu hút độc giả, miêu tả những chuyện dâm uế không chịu nổi, những tình tiết làm hư hỏng phong tục, tôi thấy Kim Dung tiên sinh nói rất đúng: “Hiệp sở dĩ mà vĩ đại, là vì cho nước cho dân”, tiểu thuyết vũ hiệp tuy chẳng phải là thứ gì to lớn kinh bang tế thế, nhưng ít nhất chúng ta cũNg không thể vì đi truy cầu lạc thú thấp hèn mà bỏ mất nhân cách và tôn nghiêm, thậm chí còn hại đến lớp sau, mất đi cái bản ý phạt ác dương thiện của tiểu thuyết vũ hiệp.
Vai chính Dương Thông trong chuyện, rất nhiều bạn bè của tôi cùng các bạn trên mạng đều cho rằng y quá nhu nhược trù trừ, làm gì cũng không có chủ kiến, không giống tính cách một người đàn ông, họ đã từng đề nghị tôi đổi lại một chút, đổi y thành một nhân vật tựa tựa hơn với Quách Tĩnh, đặc biệt trong chương viết về chuyện tấn công Đại Tuyết sơn, họ nghĩ tôi để cho Triệu Tiểu Phong phái Hoa Sơn chỉ huy đánh cái trận đó trên thảo nguyên, lại còn có cái trận đánh vào Ngũ Hành Bát Quái của phái Di Lặc dưới chân núi Đại Tuyết Sơn, làm nhạt đi cái vai chủ chốt của Dương Thông, họ đã từng đề nghị tôi viết lại cho Dương Thông chỉ huy hai trận đó, tôi suy đi nghĩ lại rồi vẫn không thay đổi, bởi vì tôi nghĩ đến vấn đề hợp lý và hoàn mỹ trong tình tiết câu chuyện, nếu chúng ta đọc câu chuyện từ đầu đến cuối, sẽ không thấy khó khăn gì nhận ra rằng, bằng vào xuất thân, kinh nghiệm và tính cách của Dương Thông, y là một đứa bé ăn mày lưu lạc trong giang hồ, con người không thể nào có khí phách điều khiển thiên quân vạn mã, y không phải là Quách Tĩnh, từ nhỏ sống trong doanh trướng Mông Cổ, bên cạnh có sáu vị sư phụ hướng dẫn, lại còn được bộ Vũ Mục Di Thư, rồi bên mình còn có cô bé tinh linh cổ quái Dung Nhi, như nếu trận chiến đó cho y chỉ huy, ngược lại sẽ thấy không hợp lý tý nào, còn Triệu Tử Phong và Ngọc Hư Tử thì không vậy, lấy thân phận của hai người đó mà nói, kinh nghiệm và giáo dục đều đủ để hoàn thành trách nhiệm, do đó, tôi thấy vẫn nên để họ làm chỉ huy thì hợp tình hợp lý hơn, ở đây tôi xin cám ơn mọi người đã quan tâm và ủng hộ dùm. Tính cách của Dương Thông, thật ra tôi cũng chẳng thích thú gì, tôi cảm thấy y có chút gì đó giống Trương Vô Kỵ dưới ngòi bút của Kim Dung, cá tính mềm yếu, thiếu chất anh hùng khí khái, dễ bị người khác lung lạc, dễ bị hoàn cảnh chi phối, không giống như Triệu Tử Phong làm việc gì cũng quả quyết, lại có thao lược, có tài năng chính trị. Có điều, tiểu thuyết vẫn là tiểu thuyết, chẳng phải là nhân vật có thực, không những vậy, nhân vật trong tiểu thuyết mình còn phải ráng sức suy nghĩ sao cho hợp tình hợp lý, do đó nhân vật nếu có tính đa dạng, thế giới này vốn đã là vậy, cơm ăn một thứ nhưng lớn lên thành trăm hạng người, thực tại có những người mình không thích, nhưng bọn họ vẫn hiện hữu thôi, không những thế, tôi nghĩ trong văn chương hiện giờ, cũng chỉ có Kim Dung tiên sinh là có thể tạo ra được những nhân vật đầy cá tính như Quách Tĩnh, Hồ Phỉ, Lệnh Hồ Xung, Vi Tiểu Bảo, Dương Qua thôi, trong lòng tôi có một nguyện vọng lớn, chính là hy vọng sẽ có cơ hội được bái phỏng Kim Dung và Lương Vũ Sinh tiên sinh, học hỏi thêm cách thức viết sách, có điều tôi nghĩ, nguyện vọng đó chắc là không thực hiện được, có điều từ nay về sau tôi sẽ ráng nỗ lực tạo ra những nhân vật đầy cá tính để mọi người đều mãn ý.
Chuyện còn có bao nhiêu thứ không được đầy đủ, hy vọng được mọi người chỉ điểm nhiều vào, đặc biệt là những chương đầu trong chuyện, chính tôi cũNg cảm thấy không được hay ho cho lắm, có điều trong lúc này còn chưa nghĩ ra được cách cải thiện, những chương hay đều ở phía sau như “Di Lặc thánh sứ”, “Tuyết Sơn quyết chiến”, “Ngũ Độc tiên tử”, “Kim Châm thánh thủ”, cũng là nhờ ở các vị bạn bè đề nghị sửa đổi nhiều lần, không những vậy, bộ tiểu thuyết vũ hiệp thứ hai của tôi “Kiếm Hiệp Ma Nữ” cũNg gần xong, hy vọng được mọi người chỉ điểm, để tiện sửa đổi cho hoàn thiện hơn, trong website http://197316.blog.sohu.com (A Chí Vũ Hiệp thiên địa), như bạn có đề nghị gì, có thể vào đó phát biểu bình luận, tôi sẽ đọc kỹ và điều chỉnh theo đó.
Nguyên tác: A Chí
Dịch giả: Lê Khắc Tưởng
Bài Cùng Tác Giả:
- Bi Ca Hành trong nhạc cổ điển
- Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu
- Tương Tiến Tửu – Lý Bạch
- Đăng Quán Tước lâu – Vương Chi Hoán
- Lương Châu từ – Vương Hàn
- Phong kiều dạ bạc – Trương Kế
- Dạ vũ ký bắc – Lý Thương Ẩn
- Xuân hiểu – Mạnh Hạo Nhiên
- Bạc Tần Hòai – Đỗ Mục
- Hành lộ nan – Lý Bạch
- Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt – Bạch Cư Dị
- Cô Nhạn – Thôi Đồ
- Dạ tư – Lý Bạch
- Hiệp Khách Hành – Lý Bạch
- Tặng Vệ bát xứ sĩ – Đỗ Phủ
- Kim Lũ Khúc – Nạp Lan Tính Đức
- Trường Can Hành – Lý Bạch
0 Bình luận