Đỗ Phủ

Tặng Vệ Bát xử sĩ

杜甫 贈衛八處士

 

1 Nhân sinh bất tương kiến

2 動如參與商 Động như Sâm dữ Thương

3 今夕復何夕 Kim tịch phục hà tịch

4 共此燈燭光 Cộng thử đăng chúc quang

5 少壯能幾時 Thiếu tráng năng kỷ thì

6 鬢髮各已蒼 Mấn phát các dĩ thương

7 訪舊半為鬼 Phỏng cựu bán vi qủy

8 驚呼熱中腸 Kinh hô nhiệt trung trường

9 焉知二十載 Yên tri nhị thập tải

10 重上君子堂 Trùng thượng quân tử đường

11 昔別君未婚 Tích biệt quân vị hôn

12 兒女忽成行 Nhi nữ hốt thành hàng

13 怡然敬父執 Di nhiên kính phụ chấp

14 問我來何方 Vấn ngã lai hà phương

15 問答乃未已 Vấn đáp nãi vị dĩ

16 驅兒羅酒漿 Khu nhi la tửu tương

17 夜雨剪春韭 Dạ vũ tiễn xuân cửu

18 新炊間黃粱 Tân xuy gián hoàng lương

19 主稱會面難 Chủ xưng hội diện nan

20 一舉累十觴 Nhất cử lũy thập trường

21 十觴亦不醉 Thập trường diệc bất túy

22 感子故意長 Cảm tử cố ý trường

23 明日隔山岳 Minh nhật cách sơn nhạc

24 世事兩茫茫 Thế sự lưỡng mang mang

 

Chú thích:

  • Vệ Bát xử sĩ: Đổ Phủ cùng với Lý Bạch, Cao Thích, Vệ Tân kết bạn, Vệ Tân là người con thứ tám trong gia đình, ở ẩn không ra làm quan. Vệ Tân trẻ tuổi hơn cả thường được gọi là tiểu hữụ Xử sĩ tức là ẩn sĩ.
  • Sâm dữ Thương: là tên hai vì sao trong nhị thập bát tú, ta thường gọi lầm là sao hôm và sao mai, nhưng thật ra là Kim tinh, thấy buổi sáng thì gọi là sao mai, buổi tối thì gọi là sao hôm. Thật ra, hai sao Sâm và Thường là hai chùm hằng tinh. Sách Tả Truyện nói rằng: Đời Thượng cổ, vua Cao tân thị có hai người con tên là Át Bá và Thực Trầm thường hay đánh nhaụ Vua đày Át Bá ra Thương Khâu, làm chủ sao Thần (chùm sao Antarès), tức là ba sao Tâm, bởi vậy người ta thường bảo sao Thần là sao Thương; vua lại đày Thực Trầm ra ở Đại Hạ chủ sao Sâm (chùm sao Orion). Khi sao Sâm lặn về phía tây thì sao Thương mới mọc lên ở phương Đông không bao giờ cùng trông thấy hai sao ấy ở chung một vòm trờị Người ta còn gọi hai anh em không hòa thuận hay xa cách nhau là Sâm Thương
  • Cửu: tên rau, mùa xuân mọc rất tươi ngon

 

Tám:

Đầu bài nói đến chuyện xa cách nay gặp lạị Cuối bài nói gặp lại đây rồi ngày mai lại xa cách. Ở giữa nói đến hiện tại tình bằng hữu đậm đà. Bài thơ có bố cục thời gian tỉ mỉ, rõ ràng, “tối nay” (tịch), “ban đêm” (dạ), “ngày mai” (kim nhật). Đọc mỗi câu là đánh vào trái tim mình một cái nhẹ, kỷ niệm là gì nhĩ, mà mỗi khi ta gặp lại người quen hồi xưa thì nghe buồn buồn mà êm êm, nhớ ngày nào … Đêm này đêm nào nhĩ, nghe sao vừa quen mà vừa mới.

Đêm nay ta lại quây quần nhĩ
Cùng dọn rượu ra ly ấp môi
Tiếng nói ấy gương mặt nào vẫn là quen
Mà vẫn lạ cho những ngày sắp tới

Lời bình của Hiệu:

Chuyện đời có hợp thì phải có tan. Bài thơ mở đầu bằng ly để rồi hợp. Cuối bài lại nói đến lỵ Chẳng lẽ nói đến ly mà lại không có hợp? N’oi đến ly là nghĩ đến hợp rồi vậy, nghĩ đến hợp thì rồi sẽ hợp thôị

Trọn bài thơ gói vào hai chữ nhật/tịch (ly/hợp), minh (nhật)/kim (tịch) (chuyện đời/chuyện mình)

Minh nhật cách sơn nhạc

Nói đến ngày mai là nói đến dòng đời trôi chảy, lôi cuốn mình đi mãi không ngừng. Việc đời/lòng người cũng như gò đống ngổn ngang làm sao mà không có sự chia cách

Thế sự lưỡng mang mang

Dòng đời chia đôi nẻo (muôn vạn nẻo). Chuyện đời và chuyện mình cũng chia đôi nẻọ Bởi vậy nên bạn và tôi cùng hoang mang, mang nỗi buồn man mác.

Chữ lưỡng ở đây cũng tương tự như câu ‘Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôí. Lưỡng ở đây là bạn và tôị Nếu đã nói bạn và tôi thì lưỡng vưà là lưỡng, vừa là một. Nếu nói thế sự thì lưỡng có thể hiểu là một nẻo, mà cũng có thể hiểu là muôn vạn nẻọ Nếu nói đến Thế và Sự thì lưỡng lại là lưỡng và lại có thể quy kết về một.

Đỗ Phủ làm bài thơ này khi tuổi đã caọ Ông không còn đặt câu hỏi về cuộc đời mà khẳng định về cuộc đời là đi xa, là ly cách, là dòng đời lôi cuốn cuộc đời mình :

Minh nhật cách sơn nhạc
Thế sự lưỡng mang mang

Nếu sống là đi xa thì sống là phải đặt câu hỏị Hai câu chót của bài thơ không là câu hỏị Bởi vậy hai câu chót không phải là trọng điểm của bài thơ như những bài thơ Đường khác. Câu hỏi và trọng điểm bài thơ là ở câu

‘Kim tịch phục hà tịch?’.

Hai câu thơ mở đầu nói về sự ly biệt nên hai câu kết cũng tương ứng nói về sự ly biệt. Đoạn gi+ữa nói đến hợp, đến sư trở về. Nên mở đầu của đoạn giữa là ”Kim tịch phục hà tịch?’ và trọng điểm câu là ở chữ phục

Minh nhật đối với Kim tịch. Ngày là đi ra, là chuyện đời, là đi tới không ngừng thì tối là trở về(nhà), là nghỉ ngơi, là phục kỳ căn, là phản bổn hoàn nguyên.

Ông không viết ‘Kim tịch thị hà tich?’ mà viết ‘Kim tịch phục hà tịch’ là vì cái ‘bản lai diện mục’ thì vẫn vậy, vẫn bất biến giữa bao thay đổi của cuộc đờị Phục là trở về.

Hai mươi năm trước chia tay, sư chia tay không mang nỗi buồn vì tuổi còn trẻ, đường đời đang mở rộng, vì tin rằng sẽ gặp lại nay mai, vì tình bạn còn mớị Hai mươi năm sau gặp lại vẫn giống như đêm nàọ Tình bạn sau hai mươi năm cũng giống như rượu ngon ngày càng đậm đà, và Tình người cũng thế. Chỗ trỏ về thì vẫn giống như hai mươi năm trước. nhưng tâm tình mình thì có khác, sự trở vềmang một ý nghĩa đặc biệt, ta lại gặp tạ

Ông cảm xúc về ‘Minh nhật cách sơn nhạc’ 84000 ngàn lần, nên khi viết về hợp mới xuất hiện câu hỏi ‘Kim tịch phục hà tịch?’. Câu hỏi mà cũng là câu trả lờị Bởi câu hỏi cũng là câu trả lời nên câu hỏi là câu hỏi sau cùng và câu trả lời cũng là câu trả lời sau cùng.

‘Minh’ là nói về tương lai, là vẫn bị trôi chảy theo dòng đời, là vong thân. ‘Kim’ là hiện tại, ngay bây giờ, chốn này, ta có bạn (tha lực) nên ta là ta (vì thấy bạn cũng như thấy mình như Phương đã nói). Bài thơ nói về ly mà thực ra là nói về hợp vậỵ Nói về hợp mà dùng chư kim, chữ phục là bởi vì có bao giờ ly đâu, ta vẫ là ta, và ta lại trở về tạ

Có lẽ đến cuối cuộc đời của ông, sau khi đã nghĩ về câu hỏi trên 84000 lần thì câu hỏi bỗng dưng biến mất, vật ngã giai không.

‘Kim tịch phục hà tịch’ là chỗ mà Khổng tử nói đến ‘Ngô đạo nhất dĩ quán chí. Qua nó ta nhìn thấy được con người của thi nhân : đầy tình người, đầy nhiệt huyết, mang hoài bão cứu nhân độ thế. Bởi vậy nên kết của bài thơ phải là ‘Minh nhật cách sơn nhạc’, là ‘Thế sự lưỡng mang mang’. Đâu là ly và đâu là hợp. Câu hỏi không nằm trong bài thơ, trong lời mà trong tâm hồn, sự xúc cảm của ông. Đó là chỗ mà ta gọi là vô ngôn vậỵ

Ông đã tìm cho mình được ý nghĩa trong cuộc sống. Sự trở về nằm ở trong sự đi xạ Có ‘Minh nhật’ nên mới có ‘Kim tịch’ và ngược lạị Tâm tình ông đã làm ông trở thành một nhà thơ lớn.

1. Đời con người thường không gặp nhau
2. Như là hai sao Sâm và Thương
3. Đêm nay cũng trở lại như đêm nào
4. Cùng chung dưới một ánh đèn
5. Thời trẻ được bao nhiêu lâu nhĩ
6. Hai ta tóc tai đều đã bạc
7. Hỏi thăm bạn bè hồi xưa, một nửa đã qua đời
8. Ta kinh hô lòng nóng sôi
9. Có biết đâu 20 mươi năm sau
10. Lại trở về nhà thăm bạn
11. Xưa lúc từ biệt bạn còn chưa có gia thất
12. Bây giờ con cái bỗng nhiên hàng hàng ra chào
13. Niềm nỡ kính cẩn mời bạn của cha
14. Hỏi thăm ở nơi nào lại
15. Hai bên vừa hỏi vừa trả lời một hồi
16. Mấy đứa nhỏ đã đem rượu bày ra
17. Trong mưa đêm đi hái rau hẹ mùa xuân
18. Cơm vừa mới thổi có lẫn kê vàng
19. Chủ nhân nói khó mà có dịp gặp được nhau
20. Phải uống một hơi mười chén rượu
21. Mười chén rượu uống nào đã say
22. Chỉ cảm động (mà say) tấm lòng của bằng hữu
23. Ngày mai rồi sẽ núi non xa cách
24. Việc đời cả hai bên đều man mác không biết về đâu

 

Bản dịch:

Trần Trọng San

Ở đời không gặp gỡ
Như cách vời Sâm Thương
Đêm nay giống đêm nào
Chung ánh nến canh trường
Được bao lâu khỏe mạnh
Mái tóc đều pha sương
Bạn xưa chết quá nửa
Lòng kinh sợ bàng hoàng
Ngờ dâu hai mươi năm
Lại lên nhà quân tử
Xưa bạn chưa có vợ
Nay con cái đầy đàn
Mừng vui chào lạy bác
Hỏi tôi từ đâu sang
Hỏi đáp còn chưa dứt
Mâm rượu đã sẵn sàng
Rau xuân hái mưa tối
Cơm thổi lẫn kê vàng
Chủ than khó gặp mặt
Mười chén cạn một hơi
Mười chén cũng không say
Cảm động tình xưa cũ
Mai núi sông cách trở
Cùng man mác việc đời

 

Trần Trọng Kim

Người đời không được thấy nhau
Sâm Thương mỗi lúc dễ hầu gặp nhau
Đêm nay mới lại đêm nào
Ngọn đèn soi tỏ một bầu sáng trưng
Trẻ trung kể được mấy chừng
Tóc đầu thấy đã một vầng hoa dâm
Hỏi bạn xưa nửa về âm
Thở than ngán nỗi âm thầm xót xa
Hai mươi năm có đâu ngờ
Nay ta trở lại đến nhà thăm anh
Xa nhau gia thất chưa thành
Mà nay trai gái quẩn quanh một đàn
Kính nhường phụ chấp hỏi han
Hỏi ta đâu mới băng ngàn đến đây
Đôi bên chưa dứt phân bày
Trẻ nhà đã dọn mâm đầy rượu ngon
Đêm mưa cắt ngọn hẹ non
Cơm kê mới nấu hãy còn hơi bay
Chủ rằng gặp mặt khó thay
Mười chung một lượt uống ngay mới vừa
Mười chung uống chẳng say sưa
Cảm lòng bạn cũ tình xưa vẫn còn
Rồi đây cách trở núi non
Sự đời đôi ngã tần ngần biết bao

 

Nam Trân

Đời người chẳng gặp nhau ra
Sâm Thương những tưởng như là đôi sao
Đêm nay thử hỏi đêm nào
Ánh đèn ánh nến soi vào cùng chung
Tóc đầu bạc cả này trông
Được bao nhiêu lúc trẻ trung mà già
Bạn xưa quá nửa ra ma
Ngẫm vào sốt ruột nói ra giật mình
Ai ngờ lại đến nhà anh
Hai mươi năm đã bất tình đi mau
Xưa nay anh đã vợ đâu
Gái trai nay đã lau nhau đầy nhà
Ân cần chào hỏi bạn cha
Rằng thưa bác ở đâu mà lại đây
Chưa xong câu chuyện thơ ngây
Món ăn chúng đã sắp bày dâng ra
Mưa xuân đêm hái hẹ hoa
Gạo thơm mới thổi lại pha kê vàng
Bạn rằng gặp gỡ chẳng thường
Rượu mời mươi chén rót thường luôn tay
Dẫu mười chén cũng chưa say
Tình anh nặng khiến rượu này nhẹ không
Ngày mai cách núi cách sông
Chuyện đời thôi lại mịt mùng đôi nơi

 

Nguyễn Bích Ngô và Tương Như

Đời người gặp nhau khó
Sâm Thương cách đông tây
Đêm nay đêm nào nhĩ
Mà chung bóng đèn này
Hồi nào còn trai trẻ
Bây giờ tóc đã phai
Bè bạn nửa đã khuất
Nghe tin sửng sốt thay
Hai mươi năm cách biệt
Gặp nhau nào có hay
Xưa đi anh chưa vợ
Giờ con cái một bầy
Kính yêu bậc chú bác
Mừng hỏi đâu về đây
Câu chuyện nói chưa dứt
Anh dục rượu đem bày
Hẹ xuân giữa mưa hái
Cơm ghé ngút hơi bay
Anh bảo gặp mặt khó
Mười chén chuốc liền tay
Mười chén cũng không say
Cảm tình anh lâu dài
Ngày mai cách sông núi
Chuyện đời mịt cả hai

 

Khương Hữu Dụng

Người đời chẳng thấy nhau
Như sao Sâm sao Thương
Đêm nay là đêm nào
Chung đèn đuốc sáng choang
Trai trẻ được mấy hồi
Mái tóc đều pha sương
Hỏi bạn nửa ra ma
Hoảng kêu nóng ruột gan
Nào ngờ hai mươi năm
Nhà anh lại ghé ngang
Lúc biệt anh chưa vợ
Giờ trai gái cả hàng
Cùng kính mừng bạn cha
Hỏi ta từ đâu sang
Đổi trao chuyện chửa dứt
Sai con dọn rượu bàn
Đêm mưa cắt rau kiệu
Cơm sốt ghế kê vàng
Chủ bảo gặp nhau khó
Một giốc mười chén tràn
Mười chén cũng chẳng say
Cảm anh tình nặng mang
Ngày mai núi non cách
Đôi ngã đời mêmh mang

 

Khánh Vũ

Đời người chẳng được thường gặp gỡ;
Tựa Sâm Thương đôi ngả phân lỵ
Đêm nay ta hỏi đêm gì?
Được cùng chung bóng tương tri dưới đèn.
Thủơ niên thiếu lâu bền mấy lúc;
Mà đôi ta râu tóc như sương.
Bạn xưa nửa thác suối vàng,
Nghe tin kinh ngạc bi thương dạ nàỵ
Từ cách biệt hai mươi năm trước;
Trời khiến xui còn được gặp đâỵ
Độc thân nhớ lúc chia tay,
Ngờ đâu hoè quế giờ đây đầy đàn.
Chúng coi tôi như hàng chú bác;
Hỏi từ đâu quá bước lại chơị
Hỏi han chưa kịp đáp lời,
Rượu ngon đã rót kính mời người thân.
Lá hẹ rụng mưa xuân đêm tối;
Kê vàng xen xôi mới thêm hương.
Chủ rằng : “Gặp chẳng dễ dàng”,
Mười ly cạn hết hồ trường trên taỵ
Dù cạn hết chưa say vẫn truyện;
Cảm lòng ai lưu luyến thâu canh.
Sớm mai xa cách non xanh;
Mịt mờ hai ngã mênh mông sự đời!

 

Witter Bynner

It is almost as hard for friends to meet
As for the morning and evening stars.
Tonight then is a rare event,
Joining, in the candlelight,
Two men who were young not long ago
But now are turning grey at the temples.
…To find that half our friends are dead
Shocks us, burns our hearts with grief.
We little guessed it would be twenty years
Before I could visit you again.
When I went away, you were still unmarried;
But now these boys and girls in a row
Are very kind to their father’s old friend.
They ask me where I have been on my journey;
And then, when we have talked awhile,
They bring and show me wines and dishes,
Spring chives cut in the night-rain
And brown rice cooked freshly a special waỵ
…My host proclaims it a festival,
He urges me to drink ten cups —
But what ten cups could make me as drunk
As I always am with your love in my heart?
…Tomorrow the mountains will separate us;
After tomorrow-who can saỷ

Lê Khắc Tưởng

 

Bài Cùng Tác Giả:

0 Bình luận

Bình Luận