Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu
Hoàng Hạc Lâu
崔顥 黃鶴樓
1 昔人已乘黃鶴去 Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
2 此地空餘黃鶴樓 Thử địa không dư Hoàng hạc lâu
3 黃鶴一去不復返 Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
4 白雲千載空悠悠 Bạch vân thiên tải không du du
5 晴川歷歷漢陽樹 Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
6 芳草萋萋鸚鵡洲 Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
7 日暮鄉關何處是 Nhật mộ hương quan hà xứ thị
8 煙波江上使人愁 Yên ba giang thượng sử nhân sầu
1. Người xưa đã cởi chim hạc vàng đi mất
2. Chốn này chỉ còn lại trơn tòa Hoàng hạc lâu
3. Hạc vàng đã đi rồi thì không trở về nữa
4. Mây trắng ngàn năm vẫn bay chơi vơi
5. Hàng cây ở Hán Dương nổi bật bên dòng sông quang tạnh
6. Cỏ thơm mọc mơn mởn trên bãi Anh Vũ
7. Chiều về bâng khuâng không biết quê hương ở đâu nhĩ
8. Khói và sóng trên sông gợi lên nổi buồn bã
Chú thích:
Hoàng hạc lâu: ở trên ghềnh đá Hoàng hộc, tại huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc
Tích nhân: theo sách Tề haì chí, người cởi hạc vàng qua nơi này là tiên Tử An. Còn có tục truyền Phí văn Vi thành tiên, thường cởi hạc về nghỉ ở lầu Hoàng hạc
Lịch lịch: rõ ràng
Hán Dương: địa điểm bên sông Dương tử tỉnh Hồ Bắc
Thê thê: vẻ phồn thịnh
Anh Vũ châu: khu bãi bến khúc sông Trường giang, tây nam Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc
Tám:
Hai câu đầu tả lịch sử Hoàng hạc lâu, hai câu kế liền theo là một sự mất mát hụt hững như người đã lỡ tàụ Mà nếu để ý đến sự “bất phục phản” thì lại cho ta cái cảm giác thật là cô độc, như thể một biến cố lớn lao đã xảy ra trong đời và những gì còn lại bây giờ sao nhỏ nhoi, không ý nghĩa, lại nhớ đến bài nhạc Vũ thành An: Lâu rồi đời mình cũng qua
Hai câu tiếp đến là một sự tương phản của hai câu đầu (ai nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” ?): những hàng cây đứng bên dòng sông trong một ngày đẹp trời, nước chảy trong veo lồ lộ, như bài thơ Hồ Dzếnh: Trời đẹp như trời mới tráng gương
Rồi đám cỏ xanh mơn mởn rậm rì bên bãi Anh Vũ. Trong cái khung cảnh tương phản lại với tình người như thế thì hai câu cuối nói rõ cái cảm giác đã bị gây nên bởi sự đối nghịch ấy: lòng bâng khuâng nghĩ đến quê hương, phải chăng sự mâu thuẫn giữa tâm hồn lữ khách và lòng quê: lữ khách thì muốn đi, đi mãi không ngừng, mà lòng quê thì chỉ muốn về, gặp lại những gì đã với mình hồi xưa.
Bản dịch:
Trần Trọng San
Người xưa cưỡi hạc bay đi mất
Riêng lầu Hoàng hạc vẫn còn đây
Hạc đã một đi không trở lại
Man mác muôn đời mây trắng bay
Hán Dương sông tạnh cây in thắm
Anh Vũ bờ thơm cỏ biếc đầy
Chiều tối quê nhà đâu chẳng thấy
Trên sông khói sóng gợi buồn ai
Trần Trọng Kim
Người đi cỡi hạc từ xưa
Đất này Hoàng hạc còn lưu một lầu
Hạc vàng đi mất đã lâu
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông
Hán Dương cây bóng lòng sông
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì
Chiều hôm lai láng lòng quê
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu
Khương Hữu Dụng
Ai cưỡi hạc vàng đi thuở trước
Trơ lầu Hàng hạc lại đây thôi
Hạc vàng một đã đi đi biệt
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi
Sông tạnh Hán dương cây sáng rỡ
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời
Hoàng hôn về đó quê đâu tá
Khói sóng đầy sông những ngậm ngùi
Tản Đà
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán dương sông tạnh cây bầy
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Nguyễn Hùng Lân
Người xưa cưỡi hạc đi lâu
Còn đây riêng một mái lầu trơ vơ
Hạc vàng giờ chỉ là mơ
Nghìn năm mây trắng vẫn hờ hững bay
Hán Dương sông tỏ bờ cây
Bãi Anh Vũ mướt cỏ đầy trước sau
Quê hương chiều xuống tìm đâu
Trên sông khói sóng thêm sầu lòng ai
Witter Bynner
Where long ago a yellow crane bore a sage to heaven,
Nothing is left now but the Yellow Crane Terracẹ
The yellow crane never revisited earth,
And white clouds are flying without him for ever.
…Every tree in Hanyang becomes clear in the water,
And Parrot Island is a nest of sweet grasses;
But I look toward home, and twilight grows dark
With a mist of grief on the river waves.
Ngô Tất Tố
Người xưa cưỡi hạc đã lên mây
Lầu Hạc còn xuông với chốn này
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn
Nghìn năm mây bạc vẫn vơ bay
Vàng gieo bên Hán ngàn cây hửng
Xanh ngút châu Anh lớp cỏ dày
Trời tối quê nhà đâu tá nhỉ
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây
Lê Khắc Tưởng
Bài Cùng Tác Giả:
- Bi Ca Hành trong nhạc cổ điển
- Tương Tiến Tửu – Lý Bạch
- Cẩm Sắt – Lý Thương Ẩn
- Đăng Quán Tước lâu – Vương Chi Hoán
- Vọng nguyệt hòai viễn – Trương Cửu Linh
- Cận thí thượng Trương thủy bộ – Chu Khánh Dư
- Khiển hòai – Đổ Mục
- Lương Châu từ – Vương Hàn
- Phong kiều dạ bạc – Trương Kế
- Dạ vũ ký bắc – Lý Thương Ẩn
- Đăng Lạc Du nguyên – Lý Thương Ẩn
- Vô Đề – Lý Thương Ẩn
- Xuân hiểu – Mạnh Hạo Nhiên
- Bạc Tần Hòai – Đỗ Mục
- Hành lộ nan – Lý Bạch
- Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt – Bạch Cư Dị
- Cô Nhạn – Thôi Đồ
- Dạ tư – Lý Bạch
- Hiệp Khách Hành – Lý Bạch
- Tặng Vệ bát xứ sĩ – Đỗ Phủ
- Kim Lũ Khúc – Nạp Lan Tính Đức
- Trường Can Hành – Lý Bạch
0 Bình luận