Hai người ra khỏi Tế Nam, cưỡi ngựa chạy về hướng nam, ngựa không ngừng vó đi được hơn mười ngày, bình an vô sự đến Vũ Hán, hai người bỏ ngựa lên thuyền, đi đường thủy nhắm Hành Sơn trực chỉ. Thuyền đi được một ngày, bèn vào đến Động Đình hồ, Động Đình hồ nổi tiếng là “Động Đình rộng tám trăm dặm”, là hồ lớn số nhì thiên hạ, phía nam tiếp sông Tương Thủy, Tư Thủy, Nguyên Thủy và Tào Thủy bốn nhánh lớn, phía bắc nuốc Trường Giang, nước trời mênh mông, sóng biếc ba đào, khí tượng vạn thiên, sông núi tú mỹ, Phạm Trọng Yêm trong Nhạc Dương Lâu ký miêu thuật là “hàm viễn sơn, thôn Trường giang, hạo hạo đãng đãng, hoành vô tế nhai, triều huy tịch dương, khí tượng vạn thiên” (ôm núi non, nuốc sông Trường, mênh mông sóng nước, vô bờ vô bến, sáng huy hoàng chiều tà dưƠng, khí tượng muôn vàn). Cạnh Động Đình hồ có một chỗ trứ danh tên là Nhạc Dương lâu, là cái lầu do danh tướng nước Ngô cuối đời Hán Lỗ Tiêu kiến lập để duyệt thủy quân, đời Tống tri châu của Nhạc châu là Đằng Tử Kinh tự mình bỏ tiền ra trùng tu lại, làm cho Nhạc DưƠng lâu từ đó danh dương thiên hạ, mới có câu xưng tụng “Động Đình thiên hạ thủy, Nhạc Dương thiên hạ tú” (Động Đình là thiên hạ sông nước, Nhạc DưƠng là thiên hạ thắng cảnh). Thuyền vào Động Đình hồ đúng vào lúc bình minh, chỉ thấy mặt trời đỏ chói xuyên qua đám mây chiếu trên mặt hồ một màn kim quang chói lọi, khắp nơi thuyền đánh cá lấm chấm, hải âu lượn vòng, chung quanh hồ một màu xanh um, xa xa dãy núi chập chùng, sừng sững như ẩn như hiện trong mù sương.

Thuyền đi được một ngày, bèn đến thành Trường Sa, ngày hôm sau lại lên bờ đi tiếp, đi thêm một ngày nữa bèn đến chân núi Hành Sơn. Âm DưƠng tú tài thấy Dương Thông đã bình an vô sự đến nơi bèn từ biệt đi thuyền trở về. Hành Sơn là một trong năm ngọn danh sơn, xưa xưng là Nam nhạc, còn gọi là Thọ nhạc, có câu Thọ Tỷ Nam San, chính là từ đó mà ra. Hành Sơn sơn thế hùng vĩ tú mỹ, cảnh sắc ưu việt, chạy dài luôn cả trăm dặm, ngọn núi lớn nhỏ tổng cộng bảy mươi hai tòa, còn có mười động, ba mươi tám con suối, chín cái đầm, mười lăm con vực, từng có danh xưng là “Ngũ nhạc độc tú”, người xưa từng miêu họa Ngũ nhạc là “Hằng Sơn như hành, Thái Sơn như tọa, Hoa Sơn như lập, Tung Sơn như ngọa, Hành Sơn như phi”, còn tán thán “dục kiến bất kiến khinh yên lý” (muốn thấy mà không thấy được trong sương mù), “sơn súc thiên chỉ, vân khởi phong lưu” (núi lên thẳng tới trời cao, mây bay lên tới đỉnh), Hành Sơn nổi tiếng nhất năm tòa núi là Chúc Dung Phong, Thiên Trụ phong, Phù Dung phong, Tử Cái phong và Thạch Bẩm phong. Chúc Dung phong trong truyền thuyết dân gian là Hỏa thần gia gia, cũng xưng là Nam phương đại đế, Hỏa thần gia gia là một đại thần có tài cán bên cạnh hoàng đế, chủ quản chuyện phương nam, tương truyền ông ta mất được mai táng trên đỉnh núi này, do đó mà có tên là Chúc Dung phong. Hành Sơn có bốn cái tuyệt trong thiên hạ, đó là Chúc Dung phong cao, chùa Phương Quảng sâu, điện Ôn Kính tú mỹ, động Thủy Trất kỳ ảo, còn có chùa Phúc Nghiêm, chùa Nam Đài rất nổi danh. Phái Hành Sơn là nguyên thủy của nam tông thiền tông Phật giáo, vũ học cũng từ chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, Ban Nhược chưởng là trứ danh nhất, Ban Nhược chưởng đánh ra vô thanh vô tức, phiêu nhiên kỳ ảo xem ra không có tý lực đạo thựcla` vô cùng lợi hại, kẻ trúng chưởng ngũ tạng lục phủ đều tan nát, xương cốt gãy rời, kinh mạch đứt đoạn, thuộc về âm nhu vũ công, thích hợp cho nữ lưu tu luyện.

Hành Sơn vốn dĩ là thắng địa của đạo giáo, truyền thuyết thời Nam Bắc triều có một hòa thượng pháp danh Thông Tứ, đến Hành Sơn tham bái Nhạc nhần, vì Phật giáo mưu cầu một chỗ đứng, Nhạc thần không chịu đáp ứng, hai người bèn đấu cờ để định thắng thua, Nhạc thần nói nếu ông ta thua sẽ cho Thông Tứ một mảnh đất làm chùa. Kết quả cuộc đấu cờ là hòa thượng Thông Tứ
thắng, Nhạc thần đành phải đem một mảnh đất dưới chân Thiên Trụ Phong giao cho Thông Tứ, làm nên chùa Phúc Nghiêm. Thông Tứ hòa thượng còn muốn xin Nhạc thần một con đường, lúc đầu Nhạc thần không chịu, sau này Thông Tứ hòa thượng nói, tôi ném tấm cà sa ra, chỗ nào cà sa phủ lên, sẽ lấy làm con đường ra vào, Nhạc thần nghĩ: Cà sa của nhà ngươi lớn được bao nhiêu ? Do đó bèn bằng lòng yêu cầu của ông ta, nào ngờ Thông Tứ hòa thượng tinh thông pháp thuật, ông ta niệm thần chú, ném cà sa lên không trung, cà sa lập tức biến thành một đám mây, che mịt trời đất, nguyên cả mé núi phía trước và phía sau của Nam nhạc đều bị phủ kín. Nhạc thần thấy vậy hoảng hồn nói:

– Nhà ngươi đoạt hết cả trái núi, ta ở đâu bây giờ ?

Thông Tứ hòa thượng chỉ vào chỗ Nhạc thần đánh cờ đáp:

– Cái bàn cờ rớt xuống chỗ nào, chỗ đó sẽ là chỗ ở mới của tôn thần.

Nói rồi chỉ vào bàn cờ, bàn cờ bèn lăn xuống, rớt xuống một khoảng đất trống dưới chân núi, từ đó trở đi miếu của Nhạc thần bèn dời đến nơi đó, tiếp thụ thờ phụng của dân gian. Phái Hành Sơn lúc đầu khai sáng, đều là nam giới, không có ni cô, sau này chinh chiến không ngừng, bèn dần dần có đàn bà xuất gia đi tu, rồi chiếm hơn phân nửa, thời nam Tống, có một nữ ni tên là Linh Duyên, cùng một tăng nhân tên Linh Không có tư tình, bị phát hiện, ảnh hưởng sâu đậm đến danh dự của phái Hành Sơn, chủ trì lúc đó là TĩNh Huệ sư thái xử trị hai người nặng nề, để ngăn trở những chuyện như thế xảy ra lần nữa, do đó bèn dời hết các tăng nhân qua Tung Sơn chùa Thiếu Lâm, phái Hành Sơn chỉ còn có nữ ni, từ đó, thành ra chỗ tĩnh tu dành cho duy nhất dàn bà con gái.

Tòa miếu Nhạc thần tọa lạc ở dưới chân núi, là cánh cửa chính đi lên Hành Sơn, quy mô vĩ đại, khí thế hùng tráng, cộng tất cả là chín tầng, có chính điện, tẩm cung, ngự thư lâu, Bàn Long đình một đám kiến trúc, chính điện cao đến bảy tám trượng, trang nghiêm tiêu mục, trong điện có bảy mươi hai trụ đá, tượng trưng cho bảy mươi hai tòa núi của Hành Sơn. Lúc Dương Thông đến tòa miếu Nhạc Thần, chỉ thấy trong đại điện kim bích huy hoàng, cung phụng thần tượng của Nhạc thần, thần thái trang nghiêm hùng vĩ, khoan dung nhân từ, trong điện hương khói mịt mờ, người chiêm bái qua lại không ngớt, một số nữ ni mặc áo xám tro đang làm pháp sự. Dương Thông dâng hương rồi, bèn hướng về một nữ ni bên cạnh chắp tay làm lễ nói:

– Thỉnh an sư thái, tại hạ có một trăm lượng bạc muốn dâng lên quý chùa nhờ đốt hương giùm, đồng thời cũng có một chuyện cầu xin với trụ trì quý chùa, phiền sư thái thông báo giùm cho một tiếng.

Nữ ni nghe nói bèn đáp:

– A Di Đà Phật! Thí chủ thỉnh chờ một lát.

Nói rồi quay người ra sau đại điện, quá một lát, nữ ni trở ra, chắp tay nói với DưƠng Thông:

– Vị thí chủ này, trụ trì có lời mời.

Nữ ni bèn đưa Dương Thông ra sau đại điện một gian tĩnh thất, chỉ thấy một nữ ni trung niên đang ngồi đả tọa trên bồ đoàn, nữ ni chừng bốn mươi tuổi, gương mặt hồng hào như táo, mi mục anh tuấn, thần thái an tường, tuy hai mắt đang nhắm, nhưng cả người tỏa ra một vẻ oai nghiêm. Nữ ni tay trái cầm tràng hạt, tay phải đang gõ mõ, nữ ni đón khách bèn khom người hạ giọng nói:

– Trụ trì, vị thí chủ đã đến.

Nữ ni vẫn còn nhắm mắt gõ mõ, miệng thì nói:

– Vị thí chủ này, ngài muốn gặp bần ni có chuyện gì vậy ?

Dương Thông cung kính nói:

– Vãn bối đã mộ danh bảo sát từ lâu, hôm nay lại dâng hương, có chút trăm lưỢng bạc là chút lòng thành, cầu mong sư thái thắp hương dâng Phật dùm cho.

Nói rồi đưa tấm ngân phiếu Tây Thục tiền trang lại, nữ ni bấy giờ mới mở mắt ra, hai mắt sáng như điện, tiếp lấy tờ ngân phiếu nói:

– Thí chủ có lòng hướng Phật, Nhạc thần sẽ phù hộ thí chủ bình an, đa phúc đa thọ.

Dương Thông lại nói:

– Dám hỏi pháp hiệu của sư thái ?

Nữ ni đưa một tay lên nói:

– Bần ni Tuệ Viên.

Dương Thông nói:

– Vãn bối còn có một chuyện muốn cầu kiến chưởng môn quý phái là Tuệ Thanh sư thái, nhờ Tuệ Viên sư thái chuyển dùm cho một tiếng, đây là tín vật.

Nói rồi đưa ra cây trúc bài Ngô trưởng lão đã giao cho y, cây trúc bài này là lục trúc lệnh của tổng đà Cái Bang. Tuệ Viên sư thái thấy cây trúc bài bèn nói:

– Ngài là đệ tử của Cái Bang, ngày mai ta sẽ phái người đem ngài lên gặp chưởng môn ngay! Xin ngài vào trong nghỉ ngơi.

Nói rồi quay qua nữ ni đem DưƠng Thông vào nói:

– Huệ Ngộ, đem vị thí chủ này đến hương phòng nghỉ ngơi.

DưƠng Thông bèn từ biệt Tuệ Viên sư thái ra khỏi thiền phòng.

Tối đó, DưƠng Thông bèn ở trong đại điện Nam Nhạc trú túc, khoảng chừng quá giờ Dậu, DưƠng Thông đang tính nằm xuống nghỉ ngơi, thình lình nghe có tiếng người đang dạ hành, tuy tiếng động đạp trên nóc rất nhẹ như tiếng chim đêm bay vụt qua, nhưng DưƠng Thông bấy giờ nội lực đã đạt tới mức đăng phong tạo cực, vì vậy nghe rõ mồn một, biết người này khinh công rất là cao cường. Y nhè nhẹ mở cửa sổ nhảy lên mái nhà, chỉ thấy có cái bóng nhỏ thó đang thoáng qua bên thiền phòng đối diện rồi biến mất. Dương Thông lập tức nổi tính hiếu kỳ, y truy theo cái bóng nhảy tới thiền phòng đối diện, nhưng chẳng thấy cái bóng đó đâu nữa, Dương Thông đang cảm thấy mất hứng, thình lình nghe có tiếng đao kiếm chạm nhau trong đại điện truyền lại, trong bụng la thầm:

– Nguy rồi! Gã này đánh nhau với phái Hành Sơn.

Bèn vội vàng chạy về lại đại điện, nghĩ thầm:

– Mình đang làm khách của phái Hành Sơn, không thể tụ thủ bàng quan được.

Y đề khí chạy về nóc đại điện, chỉ thấy trong đại điện đèn đuốc sáng choang, mấy người nữ ni đang luyện kiếm với nhau, người đứng đầu là nữ ni sáng nay dẫn y lại gặp Tuệ Viên sư thái, Dương Thông mới thở phào một hơi nhẹ nhõm. Y nhìn một hồi, thấy mấy người nữ ni kiếm pháp phiêu nhiên, kiếm khí dày đặc, chớp lóe bạch quang, Dương Thông thấy cũng không có chuyện gì bèn trở về phòng, y biết mình nhìn lóm vũ công phái khác là một chuyện cấm kỵ trong vũ lâm, cho dù mình không có ý xem lén, nhưng nếu bị phát giác chắc chắn là khó bề giải thích. Dương Thông về phòng trong lòng thầm nghĩ:

– Lúc nãy kẻ dạ hành ắt là người trong phái Hành Sơn đi tuần qua sao đó.

Bèn yên tâm ngủ vùi một giấc.

Y vừa mới mung lung vào giấc ngủ, thình lình nghe có tiếng người gọi cửa, Dương Thông vội vàng chạy ra mở cửa nhìn, thì ra là nữ ni lúc nãy đã lãnh đầu luyện kiếm tên là Huệ Ngộ. Nữ ni tay cầm đèn lồng, thấy Dương Thông mở cửa, dựng một tay lên làm lễ nói:

– A Di Đà Phật! Khuya tối làm phiền thí chủ thật là mạo phạm, mong thí chủ lượng thứ.

Dương Thông bị bà ta làm giật mình thức dậy trong đầu còn đang lừng khừng, bụng nghĩ:

– Mụ ni cô này tam canh bán dạ không biết có chuyện gì đây ?

Bèn hỏi:

– Sư thái có chuyện gì ?

Huệ Ngộ đáp:

– Trụ trì mời thí chủ lại một phen, có chuyện muốn hỏi thăm.

DưƠng Thông nghe nói vội vàng đi theo nữ ni đi đến thiền phòng của Tuệ Viên sư thái, trong bụng nghĩ thầm:

– Tuệ Viên sư thái nửa đêm gọi mình lại, không biết đã xảy ra chuyện gì ? Không lẽ lúc nãy mình ra ngoài đại điện có một chút bị bà ta phát hiện ? Nhưng lại thấy không giống, như nếu lúc nãy bà ta phát hiện ra mình, đã sớm sai người lại tìm rồi, hoặc không chừng lúc nãy đã túm cổ mình rồi.

Y vừa đi về thiên phòng mà trong lòng không ngớt nghi hoặc. Tuệ Viên sư thái đang ngồi đả tọa trên bồ đoàn, nghe tiếng chân bèn mở mắt ra, hướng về Dương Thông nói:

– Thí chủ xin mời ngồi.

Dương Thông vừa ngồi đâu vào đó Tuệ Viên bèn hỏi:

– Đêm khuya quấy nhiễu, thật là mạo phạm, xin thí chủ thứ tội!

Dương Thông nói:

– Sư thái quá lời,không biết sư thái có chuyện gì ?

Tuệ Viên sư thái nói:

– Thứ cho bần ni lớn gan, bần ni có một chuyện mong thí chủ nói thẳng cho.

Dương Thông đáp:

– Sư thái xin mời.

Tuệ Viên sư thái hỏi:

– Lúc nãy bần ni phát hiện có kẻ dạ hành viếng thăm, có phải đó là thí chủ ban đêm ra ngoài ngắm trăng không ?

Dương Thông nghĩ bụng:

– Tuệ Viên lợi hại thật, quả nhiên đã phát hiện ra mình.

Y đang tính như sự thực trả lời, thình lình phát hiện ra có người đang nghe lén trên nóc thiền phòng, y tính ra hiệu cho Tuệ Viên sư thái biết, nhưng bà ta đã hướng lên nóc nhà hét lên:

– Cao nhân phương nào nửa đêm hai lần lại viếng thăm phái Hành Sơn ? Tại sao còn không chịu hiện thân đàm đạo ?

Bỗng nghe có một tràng cười dài trên nóc nhà rồi tiếng nói:

– Sư thái quả thật có nhãn lực đó!

Thanh âm vừa dứt, bèn nghe có mấy tiếng “ui dao” không ngớt truyền lại từ bên ngoài, hiển nhiên mấy người đệ tử phái Hành Sơn phát hiện ra người trên nóc nhà chạy lại bao vây bị người đó đả thương. Dương Thông và Tuệ Viên sư thái đồng thời xông ra khỏi thiền phòng nhảy lên nóc, chỉ thấy một cái bóng đen như làn khói chạy ra xa đã ngoài ba trượng, Dương Thông chính đang tính đuổi theo, Tuệ Viên sư thái hét lên:

– Mọi người không đuổi theo nữa! Người này khinh công rất cao, các ngươi rượt không kịp đâu.

Nói rồi nhảy xuống đại điện bên ngoài, thấy mấy nữ ni đang nằm lăn ra đó, bèn khom xuống phách lên người họ, mấy nữ ni bèn lồm cồm bò dậy, Dương Thông biết họ đều bị điểm huyệt đạo. Bấy giờ đã có mười mấy nữ ni chạy lại, Tuệ Viên sư thái hướng về đám nữ ni bị điểm huyệt đạo hỏi:

– Lúc nãy các ngươi có thấy mặt người kia không ?

Đám nữ ni trả lời:

– Đệ tử bất tài, không cản nổi người đó, chỉ thấy thân hình y thoáng qua, đã bị điểm huyệt đạo. Chỉ cảm thấy là người này hình như mặc áo đen và bịt mặt.

Tuệ Viên sư thái nghe vậy bèn nói với đám nữ ni:

– Các ngươi hãy về nghỉ ngơi hết đi! Những người canh gát ban đêm cũng về hết luôn, đêm nay không cần canh gát.

Dương Thông nghe nói bèn hỏi:

– Sư thái, như vậy người bịt mặt không phải là qua lại tự do sao ?

Tuệ Viên sư thái đáp:

– Người này vũ công quá lợi hại, khinh công lại cao cường, mọi người không ai là địch thủ của y, như nếu họ là bạn thì cũng chẳng cần canh gác, như nếu là địch thì canh gác cũng chỉ làm thêm nhân số bị tổn thương thôi.

Dương Thông nghe cũng phải, bèn không nói gì, mọi người đều phân tán.

Lê Khắc Tưởng
không trực tuyến
Administrator
Tổng số bài viết: 790

Tuệ Viên sư thái nói với Dương Thông:

– Xin công tử theo tôi, bần ni còn có chuyện muốn thỉnh vấn.

Hai người về đến thiền phòng ngồi xuống đâu đó xong xuôi, Tuệ Viên sư thái nói:

– Lúc nãy bần ni gọi công tử lại là vì nghĩ rằng công tử nửa đêm ra ngoài, do đó muốn hỏi thử có phải là công tử chăng, bây giờ mới biết có người lạ mặt lại đây.

Dương Thông nói:

– Vãn bối lúc nãy quả thật có ra ngoài một lát.

Nói rồi bèn đem chuyện mình đã thấy vùa rồi kể ra một phen, Tuệ Viên sư thái lắc đầu nói:

– Nếu vậy người bao mặt áo đen nhất định không phải là công tử, người này vừa đến đại điện là bần ni đã phát giác ra, đến lúc bần ni truy tới thì y đã chạy mất, người này vũ công cao tuyệt, bần ni truy đến ngoài đại điện thì y đã ra ngoài mười trượng, bần ni sợ trúng phải gian kế của y mới không đuổi theo, do đó bần ni nghi là công tử, bèn kêu người đi gọi công tử lại hỏi thử, thuận tiện xem có phải công tử còn ở trong phòng không.

Dương Thông bấy giờ mới biết tại sao nửa đêm có người lại kêu mình dậy, Tuệ Viên sư thái lại hỏi:

– Công tử đi trên đường lại đây không thấy có ai khả nghi theo mình chứ ? Hay không chừng có người biết công tử lại đây ?

Dương Thông nghe bà ta đề tỉnh, thình lình cảm thấy giọng nói người bao mặt nghe có chỗ qen thuộc, dường như là giọng của Âm Dương tú tài, nghĩ bụng:

– Nếu là Âm DưƠng tú tài thì nhất định không phải là kẻ xấu, nhưng tại sao lão còn chưa trở về nhĩ ? Không lẽ Hạ Mẫn phái lão ta lại bao vệ cho mình ?

Y chỉ suy đoán nên không dám nói bừa, chỉ nói không hề phát hiện có ai đi theo mình. Tuệ Viên sư thái nghe nói vậy bèn nói tiếp:

– Lúc nãy ngưỜi áo đen bao mặt tựa hồ không giống người thứ nhất, không lẽ có một bầy ác nhân đang có mưu đồ gì tới phái Hành Sơn của bần ni ?

Dương Thông nói:

– Như nếu vậy thì cũng chẳng sao, xem thân thủ của người lúc nãy, tựa hồ cũng chẳng có gì ác ý, nếu không các vị sư thái đã bị độc thủ của y lúc nãy rồi.

Tuệ Viên sư thái gật đầu nói:

– Là phúc không phải là họa, là họa sẽ không tránh qua khỏi.

Dương Thông thấy cũng đã quá khuya bèn cáo từ về phòng nghỉ ngơi, qua hết đêm đó, cũng chẳng thấy gì xảy ra thêm.

Ngày hôm sau, Tuệ Viên phái một nữ ni dẫn Dương Thông lên núi nhắm chùa Phúc Nghiêm xuất phát. DưƠng Thông từ biệt Tuệ Viên đi theo nữ ni, hai người từ cửa bắc của miếu Nam Nhạc đi tới, nhắm về cửa Nam Thiên, Hành Sơn có vô số địa danh nổi tiếng, trên đường đi có lương đình. Hai người đi được một hồi bèn đến một quán lương đình giữa lưng chừng núi, từ đó nhìn lên chỉ thấy cây cối mọc thẳng đứng sầm uất, cổ thụ lên tít trời cao, mây trồi là đà. Hai người nghỉ ngơi một lát lại đi tiếp về hướng bắc, đến một nơi trứ danh tên là Nghiệp hầu thư viện, nơi đây vốn là Đoan Cư thất, bởi vì thời Đường, tể tướng Lý Bí lúc còn trẻ ẩn cư đọc sách, sau này thi đổ trạng nguyên rồi lên làm tể tướng, được phong làm Nghiệp Hầu, sau này bèn đổi tên thành Nghiệp Hầu thư viện. Nơi đây vốn có tám gian phòng, hiện tại chỉ còn ba gian, đều là tường đá ngói đỏ, Dương Thông thấy bia đá để trước cửa khắc câu đối: “Tam vạn trục thư quyển vô tồn, Bát thất truy tứ danh tể tướng; Cửu thiên trượng vân sơn bất cải, Bằng lan tế nhận cổ yên hà (Ba vạn ống, sách vở không còn, tám phòng nhớ lại tể tướng lừng danh; Chín ngàn trượng mây núi không đổi, lan can nhìn ra mây mù thuở xưa).

Hai người lại đi thêm một hồi nữa, bèn đến chùa Thiết Phật, chùa này bởi vì có cung phụng một pho tượng Phật bằng sắt mà có tên. Đến chùa Thiết Phật rồi mới tới cửa Nam Thiên, cửa Nam Thiên lùi về trước gọi là tiền sơn, cửa Nam Thiên lên hướng bắc gọi là hậu sơn, chỉ lên tới cửa Nam Thiên mới thấy được Chúc Dung phong. Dương Thông thấy Chúc Dung phong cao sừng sững, như nhảy dựng từ mặt đất lên, chân núi mây mù liêu nhiêu. Hai người rẻ về hướng tây bèn đến Ma Kính đài, tương truyền nơi đây bởi vì có danh tăng thời Đường là Hoài Nhượng mài kính đấu pháp ở đây do đó mà có tên là Ma Kính đài. Qua khỏi Ma Kính đài bèn đến chùa Phúc Nghiêm của phái Hành Sơn, chùa Phúc Nghiêm là nơi cư trú của chưởng môn phái Hành Sơn đời này qua đời nọ, Tuệ Tứ hòa thượng xây chùa ở đây đầu tiên, nơi đây lúc đầu gọi là chùa Ban Nhược, vì vậy mà chưởng pháp của phái Hành Sơn cũng gọi là Ban Nhược chưởng, đến mãi đời Bắc Tống năm Thái Bình Hưng Quốc, mới đổi thành chùa Phúc Nghiêm, không xa lắm có chùa Nam Đài nổi danh, kiến tạo thời Lục triều. DưƠng Thông thấy chùa Phúc Nghiêm trùng trùng điệp điệp những miếu, quy mô hùng vĩ, khí thế phi phàm, nhìn xa xa một dãy những mái nhà tường hồng ngói xanh,có tăng phòng có hương phòng, tàng kinh các, Đại Hùng bảo điện, cửa chùa và một bầy kiến trúc, chiếm nguyên cả một khu đất rộng. DưƠng Thông chợt nghe từ xa thật xa có tiếng gõ mõ tụng kinh truyền lại từ Đại Hùng bảo điện, hai người đi đến trước Đại Hùng bảo điện, DưƠng Thông lại thấy có câu đối trên cột trụ đá: “Phúc Nghiêm vi Nam Sơn đệ nhất cổ sát, Ban Nhược thị Lão Tổ bất nhị pháp môn.” (Phúc Nghiêm là chùa cổ đệ nhất của Nam Sơn, Ban Nhược là pháp môn bất nhị của Lão Tổ), nét bút thương kình hữu lực, có hai người nữ ni đang quét lá ngoài điện.

Dương Thông nhìn quanh ngắm phong cảnh, chỉ thấy bốn bề núi non nhấp nhô đường núi quanh co u nhã, suối chảy thác ghềnh, hang cốc thâm u, tùng bách dày đặc, thật là tiên cảnh trên thế gian. Dương Thông nghĩ bụng:

– Sư phụ chọn đúng chỗ nhĩ, nơi đây phong cảnh quả là thanh tĩnh.

Y đi theo nữ ni vào Đại Hùng bảo điện, chỉ thấy có mấy người hương khách đang thắp nhang cúng bái, vài nữ ni bên cạnh gõ mõ tụng kinh, nữ ni hạ giọng nói với một nữ ni khác mấy tiếng, nữ ni kia bèn đến trước mặt Dương Thông nói:

– Mời thí chủ đi theo tôi, chưởng môn đang đả tọa trong thiền phòng.

Người nữ ni dẫn Dương Thông lại bèn cáo từ trở về, Dương Thông đi theo nữ ni ra sau Đại Hùng bảo điện đến một thiền phòng, nữ ni gõ cửa, chỉ nghe bên trong truyền ra một thanh âm hùng mạnh:

– Tiến vào!

Nữ ni mở cửa, Dương Thông đi theo nữ ni vào thiền phòng, chỉ thấy một vị nữ ni trạc khoảng sáu mươi đang xếp bằng ngồi trên giường, nữ ni mặt mày đầy vẻ nhăn nheo, hai lông mày chau lại, tay cầm phất trần tràng hạt, một thân tăng y màu trắng, đang ngồi đả tọa, Dương Thông đoán là chưởng môn của phái Hành Sơn Tuệ Thanh sư thái, bèn hành lễ nói:

– Vãn bối Dương Thông, bái kiến sư thái.

Nữ ni mở mắt ra nói:

– Đứng dậy đi!

DưƠng Thông đứng dậy bước qua một bên, người nữ ni đưa Dương Thông vào nói:

– Chưởng môn, vị thí chủ này nói có việc cần muốn gặp người.

Tuệ Thanh sư thái gật gật đầu nhìn về Dương Thông đả lượng một hồi rồi nói:

– Nghe Tuệ Viên sư thái nói công tử có Lục trúc lệnh của Cái Bang, chắc công tử lại tìm Đoàn bang chủ của các người.

Dương Thông gật đầu nói:

– Đoàn bang chủ là ân sư của vãn bối, nghe nói đang dưỡng thương trong bảo sát, vãn bối lại đây để thăm hỏi.

Tuệ Thanh sư thái gật đầu nói:

– Cũng khó công tử có lòng hiếu tâm, sư phụ của công tử quả có phúc khí, thu được một đồ nhi như vậy.

Dương Thông nói:

– Không biết ân sư của vãn bối hiện tại đang ở đâu ? Tại hạ muốn gặp mặt ngưỜi

Tuệ Thanh sư thái nói:

– Sư phụ của công tử hiện tại không có ở đây, công tử hãy đi dùng cơm trước đi, sau đó bần ni sẽ đưa công tử đi sau.

Dương Thông vội vã đáp:

– Thật làm phiền sư thái.

Nói rồi bèn theo nữ ni ra ngoài. Y đi đã được nửa ngày, bất giác trong bụng thấy đói, theo nữ ni đến nhà bếp, chỉ thấy có vài hương khách đang ăn cơm ở đó, tuy chỉ có cơm rau đậu hủ, nhưng Dương Thông ăn thật là ngon miệng, ăn luôn ba chén cơm lớn.

Dương Thông ăn cơm xong, bèn trở lại thiền phòng với nữ ni, Tuệ Tahnh sư thái đã chờ sẵn nơi đó, bà thấy Dương Thông đã trở về bèn nói:

– Chúng ta đi thôi!

Nói rồi dẫn đầu đi trước ra ngoài, chỉ thấy bà ta ra khỏi chùa Phúc Nghiêm, đi dọc theo con đường Dương Thông đi vào lúc nãy đến Ma Kính đài, bèn rẻ sang hưỚng bắc, DưƠng Thông đi sát theo bà ta miệng hỏi:

– Sư thái, chúng ta đang đi đâu đây ?

Tuệ Thanh sư thái nói:

– Chúng ta lại Tàng Kinh điện, sư phụ của công tử đang dưỡng thương nơi đó.

Hai người đi khoảng chừng nửa tiếng bèn đến Tàng Kinh điện. Tàng Kinh điện vốn có tên là Tiểu Ban Nhược Thiền Lâm, do Tuệ Tứ hòa thưỢng xây lên, đến đời nhà Minh, Châu Nguyên ChưƠng ban cho một bộ Đại Tạng kinh do đó mà có cái tên, Dương Thông thấy nơi này cổ thụ um tùm, chung quanh phong cảnh rất u nhã, Tàng Kinh điện giấu mình trong những hàng hàng lớp lớp ca^h cối cao ngập trời. Các nữ ni trong điện thấy Tuệ Thanh sư thái lại, bèn đi thông báo trụ trì Tàng Kinh điện, không bao lâu sau đó, một ni cô già nua bưỚc ra hướng về Tuệ Thanh sư thái chắp tay làm lễ nói:

– Không biết chưởng môn đại giá quang lâm, thất lễ nghinh đón.

Tuệ Thanh sư thái nói với lão ni cô:

– Sư thơ không cần khách khí.

Nói rồi quay đầu qua Dương Thông nói:

– Đây là Sư Đốn sư thái.

Dương Thông vội vàng quỳ xuống làm lễ, lão ni cô hai ống tay áo bào phất lên, Dương Thông cảm thấy có một luồng nội lực nhu hòa tùy theo ống tay áo đẩy người y lên, bà ta nói:

– Thí chủ xin đừng khách khí.

Dương Thông thấy lão ni cô nội lực thâm hậu khôn tả, giữ cứng người mình lại, bèn chỉ làm một lễ, y thấy Tuệ Đốn sư thái tuổi tác khoảng chừng bảy mươi,mặt mày hiền từ, trên người một thân tăng bào màu xám. Tuệ Thanh sư thái nói với Tuệ Đốn sư thái:

– Vị thí chủ này là tiểu đồ của Đoàn bang chủ, muốn gặp mặt ông ta có việc.

Tuệ Đốn sư thái nói:

– Chưởng môn lại không nhằm lúc, hôm nay Đoàn bang chủ và hai vị trưởng lão đi Thủy Trất động dạo chơi rồi.

Tuệ Thanh sư thái nói với Tuệ Đốn:

– Tuệ Viên sư muội hôm nay có lại cảnh báo, tối hôm qua ở Nhạc đại điện có xuất hiện một gã bao mặt không biết xuất xứ vũ công cao cường, sư thơ phải cẩn thận đấy!

Tuệ Đốn sư thái nói:

– Xin chưởng môn yên tâm, ta đã thông báo cho Tuệ Chân sư muội ở chùa Phương Quảng và Tuệ Duyên sư muội ở chùa Chúc Thánh rồi, với lại hai vị trưởng lão vũ công cao cường, không có chuyện gì đâu.

Tuệ Thanh sư thái gật gật đầu nói:

– Thế thì tôi đi Thủy Trất động xem thử.

Nói rồi từ biệt Tuệ Đốn sư thái ra khỏi Tàng Kinh điện, triển khai khinh công dẫn Dương Thông chạy về hướng Liên Hoa phong.

Lúc bắt đầu, Tuệ Thanh sư thái chỉ chầm chậm triển khai khinh công chạy về phía trước, mấy lần bà ta quay đầu lại thấy Dương Thông vẫn không chậm không nhanh đi theo phía sau, bèn từ từ gia tăng cước bộ, thấy Dương Thông vẫn còn theo phía sau mình, bèn có ý muốn thử xem khinh công của Dương Thông đến đâu. Dương Thông thấy khinh công của Tuệ Thanh sư thái thi triển ra, bạch bào phiêu phiêu như chim diên bay lượn, bụng nghĩ:

– Tuệ Thanh sư thái e rằng muốn thử khinh công của mình đây chăng, mình không nên để người ta xem thường sư phụ.

Do đó y bèn thi triển khinh công Bát Bộ Hản Thiền của Đoàn Nhị dạy cho, nhưng vẫn cứ tà tà phía sau lưng Tuệ Thanh sư thái. Tuệ Thanh sư thái quay đầu mấy lần cứ ngỡ y đã bị mình bỏ sau lưng xa lắc, nhưng lần nào cũng thấy Dương Thông thần khí an nhàn, bước chân như bay bất giác lấy làm kinh ngạc, nghĩ thầm:

– Tiểu tử này nội lực và khinh công không lẽ còn hơn cả mình sao ?

Thế là bà ta toàn lực thi triển khinh công, chớp mắt đã chạy qua mấy dặm, Dương Thông cũng không chịu kém, theo sát sau lưng bà ta, nhưng vẫn không vượt quá, hai người kẻ trước người sau thi triển khinh công tỉ thí trên đưỜng núi, DưƠng Thông cảm thấy hai bên tai gió thổi ù ù, cây cối bên đường chớp mắt thoáng qua, có còn thì giờ đâu mà thấy tình cảnh chung quanh. Hai người chạy được nửa tiếng bèn đến chùa Phương Quảng, Tuệ Thanh sư thái nói:

– Đến rồi.

Nói rồi thu bước lại, Dương Thông thấy bà ta thu lại cũng vội vàng ngừng bước, nhưng xém tý nữa đã đâm sầm vào người bà ta. Tuệ Thanh sư thái quay đầu lại nhìn Dương Thông, lại càng kinh hãi khôn xiết, nãy giờ bà ta đã chạy một trận, bởi vì sử hết toàn lực, hô hấp có phần gia tốc, gương mặt có chút đỏ hồng, mà nhìn tới Dương Thông thấy mặt mày y vẫn bình tĩnh, hô hấp điều hòa, nội lực hình như còn trên cả mình, có phần không dám tin ở mắt mình, than lên một tiếng:

– DưƠng thí chủ khinh công cao cường! Lão ni bội phục! Quả là trường giang sóng sau xô sóng trước, người mới thắng người cũ nhĩ!

Dương Thông nghe nói vậy vội vã đáp:

– Sư thái quá khen, vãn bối ráng hết sức mới theo được sư thái, xa thêm chút nữa vãn bối không thể nào theo kịp.

Tuệ Thanh sư thái biết y đang nói khách khí, ca tụng nói:

– Sư phụ của thí chủ quả là có phúc khí, thu được một đồ đệ giỏi giang như thí chủ, nhân phẩm tốt mà vũ công cũng cao cường.

Hai người bèn đi lên núi, chùa Phương Quảng nẵm lưng chừng núi, vốn nổi danh là một danh thắng của Nam Nhạc, bầy nữ ni trên núi thấy chính Tuệ Thanh sư thái lại, đã vội vàng báo lên trụ trì chùa, hai người còn chưa vào tới cửa chùa, đã thấy một đám ni cô đang chờ đợi từ lâu. Dương Thông nhìn kỹ chùa Phương Quảng đứng sừng sững giữa sườn núi, khí thế nguy nga, tường hồng mái xanh, ngói lưu ly màu vàng chói ánh chiếu với cột chùa họa hình tạo nên một khí phái hùng vĩ. Chung quanh tùng mọc thẳng tắp, hàng hàng cao ngất rợp trời, dưới núi có suối chảy thác reo, đá mọc lởm chởm, quả là một chỗ thanh u. Chỉ thấy một nữ ni tuổi chừng hơn ba mươi tướng mạo thanh tú hướng về Tuệ Thanh cười nói:

– Chưởng môn sư thơ, ngọn gió nào thổi sư thơ lại đây thế ?

Tuệ Thanh sư thái đáp:

– Thế nào ? Không có chuyện gì ta không được lại sao ?

Nữ ni đó cười nói:

– Muội đang tính lại chỗ của sư thơ đấy chứ! Nhưng lại sợ sư thơ trách mắng.

DưƠng Thông thấy vẻ mặt của nữ ni ra chiều muốn làm nũng, cũng không hướng về bà ta làm lễ, chỉ thấy cô ta muốn lại kéo tay Tuệ Thanh sư thái, nhưng Tuệ Thanh hất tay ra cười nói:

– Bây giờ cô là trụ trì một chùa rồi, sao còn không biết trên biết dưới gì cả, đứng đắn một chút đi! Đừng để người ngoài nhìn người ta cười cho.

Nói rồi lại dặn cô ta thêm một câu:

– Cô đừng có đi loạn cả mọi nơi! Cô còn chưa nhận được mệnh lệnh của ta sao ? Tuệ Viên sư thơ của cô hôm qua phát hiện một gã mặc áo đen ở Nam Nhạc đại điện, cô phải cẩn thận mới được! Đừng có mà xảy ra chuyện gì đó!

Nữ ni cười nói:

– Biết rồi, muội đã nhận được tin của sư thơ, sư thơ yên tâm đi, phía trước núi đã có Tuệ Viên sư thơ canh chừng, phía sau lại có Tuệ Duyên sư thơ thủ vệ, làm gì xảy ra được chuyện gì.

Tuệ Thanh sư thái nghe vậy, quay đầu lại nghiêm giọng trách:

– Sư muội đừng có lơ là, Tuệ Viên sư thơ của ngươi nói là ngay cả người còn chưa đuổi kịp họ.

Nữ ni kia nghe nói bấy giờ mới nghiêm nét mặt nói:

– Vâng!

Tuệ Thanh sư thái bèn quay qua Dương Thông nói:

– Đây là Tuệ Chân sư thái.

Dương Thông thấy cô ta tuổi tác còn trẻ, bèn hướng về cô vái một lễ, nữ ni tên gọi Tuệ Chân cũNg không để ý, dẫn Tuệ Thanh sư thái đi vào chùa Phương Quảng, Tuệ Thanh sư thái vừa đi vừa hỏi:

– Đoàn bang chủ có qua nơi này không ?

Tuệ Chân sư thái đáp:

– Bọn họ không chừng bây giờ đang ở Thủy Trất động đấy.

Ba người ở trong chùa uống một ly trà thơ, rồi từ biệt ra khỏi chùa, chuyển qua một khúc quanh, nhắm Thủy Trất động đi tới. Thủy Trất động ở Tử Cái phong, nước suối chảy từ trên núi xuống, dọc theo khe núi đi vào hồ, nước đầy tràn xuống, làm thành cái thác cao hơn hai mươi trượng, như tấm màn treo trên cao, lóng lánh hạt châu, tiếng thác chảy ra tới cả mấy dặm, phía sau thác là một hang động thiên nhiên, sâu tới mấy trượng, thâm u khúc chiết. Không xa Thủy Trất động là chùa Chúc Thánh, cửa phía sau của Hành Sơn, do Tuệ Duyên sư thái phòng thủ, DưƠng Thông và Tuệ Thanh sư thái do Tuệ Chân dẫn đầu đi tới Thủy Trất động, còn chưa tới nơi đã nghe tiếng thác ầm ầm từ xa, Dương thấy xa thật xa có ba người đang ngồi bên cạnh thác nhìn ngắm phong cảnh.

DưƠng Thông nhìn xa xa thấy có một người đầu tóc bùng xùng, tấm áo vá víu trăm chỗ, tay cầm cây gậy trúc xanh, không phải Đoàn Nhị là ai nữa ? Hai người bên cạnh lão chính là Lỗ, Giản hai vị trưởng lão. DưƠng Thông thấy Đoàn Nhị bất giác nưỚc mắt ứa trào ra, nhanh chân chạy lại trước đình, quỳ phía sau ba người nói:

– Sư phu, đồ nhi bất hiếu, liên lụy đến lão nhân gia.

Đoàn Nhị và Lỗ trưởng lão, Giản trưởng lão đang ngắm thác nước không chú ý có ba người lại, Đoàn Nhị thình lình nghe tiếng của Dương Thông bèn quay đầu lại, thấy quả nhiên là y, bèn hỏi:

– Thông nhi đó hả ? Sao con lại đây ? Con lại hồi nào thế ?

Dương Thông gặp mặt Đoàn Nhị, nhịn không nổi khóc sụt sùi lên nói:

– Sư phu, lão nhân gia vẫn mạnh khỏe chứ ?

Đoàn Nhị thấy vậy cưỜi đáp:

– Thằng bé ngu si này, khóc gì ? Lão ăn mày đã chết đâu! Mau đứng dậy!

Bấy giờ Tuệ Thanh sư thái và Tuệ Chân sư thái cũNg đã vào đình, Tuệ Thanh cười nói:

– Đại ca, mấy ngày không gặp, đại ca vẻ mặt xem ra có bề khá hơn nhiều đấy.

Đoàn Nhị cười nói:

– Tiểu Phụng này … May mà có Tuệ Đốn sư thái, muội phải cảm tạ Tuệ Đốn sư thái mới được.

Tuệ Thanh sư thái cười nói:

– Đại ca, chúng muội là kẻ xuất gia ra khỏi tam giới, còn nói gì đến chuyện báo đáp!

Đoàn Nhị thấy còn có Tuệ Chân sư thái bèn cười đáp:

– Tuệ Chân sư thái, cô cũng lại đấy à, lão ăn mày đến Hành Sơn các vị, thật là làm phiền mọi người quá, lão ăn mày đi đâu, các vị đều phái người theo giúp đở, làm mọi người bỏ bê chuyện tu hành.

Tuệ Chân sư thái cười nói:

– Đoàn bang chủ là quý khách của phái Hành Sơn, bình thời mời cũng còn chưa chắc lại! Đại ca yên tâm đi, đại sư thơ chúng muội y thuật cao minh, chất độc trên người đại ca sẽ được chữa trị mau chóng thôi.

Đoàn Nhị quay qua Dương Thông đang đứng một bên hỏi:

– Thông nhi, chất độc trong người con đã hóa giải hết rồi chứ ?

Dương Thông gật đầu đáp:

– Vâng! Sư phụ.

Đoàn Nhị lại hỏi:

– Gặp ngưỜi đó rồi chứ ?

Dương Thông gật đầu đáp:

– Vâng! Chất độc trong người đồ nhi là do người đó hóa giải cho, họ còn dạy cho đồ nhi chút y thuật châm cứu.

Đoàn Nhị nghe nói “Ủa” lên một tiếng, cảm thấy kinh ngạc. Tuệ Thanh hỏi:

– Đại ca, đại ca nói người này là ai ?

Đoàn Nhị nghe hỏi lắc đầu đáp:

– Cái đó ta không nói cho muội biết được.

Nói rồi quay qua bảo Dương Thông:

– Thông nhi, sao còn chưa hành lễ chào sư thúc vậy ?

DưƠng Thông bấy giờ mới biết chưởng môn của phái Hành Sơn Tuệ Thanh sư thái là muội muội của sư phụ, bèn hiểu ra tại sao lão lại chọn Hành Sơn làm nơi dưỡng thương, vội vã cung cung kính kính quỳ xuống lạy Tuệ Thanh sư thái ba lạy.

Tuệ Thanh sư thái cũng không từ chối, cưỜi nói:

– Đại ca, đồ nhi này của đại ca nội lực không đơn giản tý nào!

Đoan Nhị cười đáp:

– Đó là nó tự mình luyện bậy luyện bạ nội công, ta chưa từng dạy qua cho nó tâm pháp gì cả.

Tuệ Thanh lại nói:

– Như thế lại càng không đơn giản, ngay cả muội sợ cũng chưa chắc là đối thủ của nó.

Đoàn Nhị nghe nói, bèn hưỚng về Dương Thông nói:

– Thông nhi, con lại đây cho ta xem thử hai luồng nội lực trong người con thế nào rồi.

Dương Thông bèn cung kính bước lại gần lão, Đoàn Nhị đưa bàn tay áp vào cổ tay của y nghe một hồi rồi nói:

– Lạ thật, tại sao không còn thấy hai luồng chân khí đó nữa ? Đan điền của con sao lại trống rỗng như vậy ?

Lão có biết đâu DưƠng Thông lúc này đã luyện Vô Tương thần công đến tầng thứ năm, nội lực đã đến mức vô tăm tích vô tưỚng, thu phát tùy ý. Dương Thông cung kính đáp:

– Hai luồng chân khí đà được vị tiền bối đó dùng nội công hóa giải vào trong người đồ nhi rồi.

Y nói ra câu đó, Đoàn Nhị và hai vị Giản, Lỗ trưởng lão đều ý lên một tiếng, Lỗ trưởng lão nói:

– Người này nội lực thâm hậu đến thế ?

Phải biết Đoàn Nhị đã từng ở Bắc kinh hợp nội lực ba người lại mà không cách nào điều hòa đưỢc hai luồng chân khí trong người DưƠng Thông, trong khi người này chỉ một mình mà làm đưỢc, nhưng ba người lại không biết Kim Châm Thánh Thủ trước tiên nhờ vào kim châm đả thông huyệt đạo khắp nơi nội lực sau đó mới tiến vào, tự nhiên là dễ dàng so với ba người nhiều lắm. Đoàn Nhị than một câu:

– Không ngờ bà ta y thuật lợi hại mà nội lực lại càng hơn thế, quả là một kỳ nhân.

Tuệ Thanh nghe nói vậy thình lình nói:

– Đúng rồi, đại ca, Tuệ Viên sư muội đêm qua ở Nam Nhạc đại điện dưới núi phát hiện có hai người áo đen bịt mặt khả nghi, nghe sư muội nói, hai người này vũ công cao cực kỳ, không dưới tay sư muội, sau này đại ca phải cẩn thận, không được đi qua đi lại tứ tung.

Đoàn Nhị nghe nói bèn hỏi:

– Ui chà … ai mà to gan vậy ?

Dương Thông bèn đáp:

– Sư phụ, người này khinh công rất cao, nhưng bao mặt, và mặc đồ đen, tụi con không thấy rõ ràng mặt mày ra sao.

Đoàn Nhị lại hỏi tình huống hôm qua như thế nào, Dương Thông y thực kể cho lão nghe, nhưng không tiện đem chuyện mình suy đoán nói cho mọi người nghe, mọi người cũng đoán không ra người này là bạn hay thù. Đoàn Nhị lại hỏi:

– Thông nhi, con đi dọc đường có thấy ai khả nghi đi theo không ? Ngoài Ngô trưởng lão ra còn có người nào khác biết con lại nơi này không ?

DưƠng Thông không dám dấu diếm, bèn nói chuyện của Tống Tam Kiều ra, rồi lại đem chuyện mình trị thương dùm cho mọi người ở Tây Thục tiền trang ở Sơn Đông kể ra, nhưng chuyện của y và Hạ Mẫn trpng mật thất dĩ nhiên là không đề cập tới, Đoàn Nhị ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

– Tống tiên sinh là người Hạ Mẫn phái lại, chắc là không có gì ác ý, như thế thì quái lạ thật.

Đoàn Nhị dừng lại một chút nhìn sau lưng Dương Thông rồi thở ra nói:

– Thông nhi, con cũng còn nhỏ tuổi, kinh nghiệm giang hồ còn chưa đủ, bị người theo dõi mà không hay biết! Chúng ta đang đem lại phiền toái cho phái Hành Sơn đây.

DưƠng Thông nghe nói giật nãy mình hỏi:

– Sư phụ, con rất cẩn thận lắm mà, không hề phát hiện có người nào khả nghi theo mình!

Đoàn Nhị thở dài nói:

– Con bị người ta để ký hiệu trên y phục, con bỏ áo ra xem thì biết.

DưƠng Thông nghe nói vội vàng cởi áo choàng ra xem xét kỹ càng, bấy giờ mới thấy phía sau tấm áo không biết bị ai ấn xuống một ký hiệu lúc nào không hay, đó là một cái vòng tròn màu hồng nhạt ẩn ẩn mờ mờ, phía trong vòng tròn có hai thanh trường kiếm chéo nhau, chỉ lớn bằng đầu ngón cái, do đó mà Dương Thông không chú ý tới, nếu không nhìn kỹ chưa chắc đã nhận được ra. Dương Thông kinh ngạc há hốc mồm, nghĩ thầm trong bụng:

– Không lẽ Tống tiên sinh cũng không phát giác ra mình bị người ta bỏ ký hiệu vào người ?

 
Nguyên tác: A Chí
Dịch giả: Lê Khắc Tưởng

 

Bài Cùng Tác Giả:

0 Bình luận

Bình Luận