Giang Hồ Kỳ Tình Lục – Chương 7. Di Lặc Phật giáo
Một đoàn người đi được bốn ngày là ra khỏi kinh thành, tiến vào địa giới ở Hà Bắc, rồi đi thêm hơn mười ngày nữa, là vào tới Sơn Tây, mọi người đi hơn nửa tháng trời thì đến thành Trường An ở Thiểm Tây. Uông Trức trên đường đi chuyện trò vui vẻ với mọi người, không ra vẻ phách lối gì cả, có điều hành lý mỗi lần đi qua một quận là lại nhiều thêm một chút, lúc đến Trường n, hành lý tăng lên tới hơn mười cổ xe, Uông Trực chỉ nói là vì lưu luyến đặc sản ở Trung Nguyên cho nên đặc biệt đem theo nơi này nơi kia một ít về Tây vực, có khi thì nói bạn bè nhờ gởi đồ dùm, mọi người thấy lão trên đường đi rất là rộng rãi, cũng không để tâm gì nhiều.
Mọi người từ Trường An khởi hành, đi được vài ngày thì vào địa phận Cam Tiêu, chỉ thấy ven đường phong cảnh đã có bề khác hẳn với những nơi vừa đi qua, đâu đâu cũng thấy cát vàng xương rồng, còn có những thành trì hoang phế và xương cốt súc vật, gió bắc hú qua sa mạc, đập vào mặt mọi người sắt như gươm đao, khí hậu cực kỳ khô khan mà nóng cháy, có chỗ chẳng thấy một bóng người chung quanh mười mấy dặm, toàn là cát vàng mênh mông, được cái là trên đường đi không có chuyện gì xảy ra, có điều, có người đã bắt đầu mắng thầm trong bụng cái khí hậu quỹ quái này, Nguyễn thị tứ hùng trước giờ sống ở phương nam, làm sao chịu nổi thời tiết vừa nóng vừa khô như vậy ? Nguyễn Hùng vừa đi vừa chửi ông trời không biết bao nhiêu lần, chửi cho đến mười tám đời tổ tông, Uông Trực hỏi Dương Oai:
– Không biết tổng tiêu đầu đã từng đến Tây vực bao giờ chưa ?
Dương Oai cười đáp:
– Làm công công cười quá, tiểu nhân chưa bao giờ tới đó, chẳng qua, phía trước, Ngọc Môn quan và Dương quan thì tiểu nhân có qua lại mấy lần.
Những năm y còn trẻ đi theo Vi Thiên Bá bảo tiêu, cũng đã từng qua lại một dãy phía bên này, về sau, y tự mình mở tiêu cuộc, cũng từng áp tải lương thực triều đình qua Ngọc Môn quan, mọi người đi theo lần này cũng đã từng qua nơi đây, chỉ có bốn anh em họ Nguyễn là chưa bao giờ. Nguyễn Hùng mắng lớn:
– Con mẹ nó! Thời tiết gì mà quỹ quái quá chừng, cái lão tặc thiên này! Thật đáng chém ra ngàn vạn mãnh, cái chỗ gì mà cỏ mọc còn không nổi, thật là tà môn!
Uông Trực nghe nói bèn cười bảo y:
– Vị anh hùng này xem ra chưa từng lại nơi này bao giờ phải không ?
Nguyễn Hùng nói:
– Đúng thế! Nguyễn Hùng tôi sinh ở Lĩnh Nam, miền nam chúng tôi được hơn cái địa phương quỹ quái này chục lần, chỗ chúng tôi ở đấy hả, đói hay khát là lên núi hái trái cây, bắt thú rừng, xuống núi bắr cá bắt tôm, ai mà như cái nơi khỉ này, ngay cả muốn uống miếng nước cũng không có mà uống, ngay cả cọng cỏ, ngay cả thân cây cũng lớn không nổi, kiến cũng không thấy được một con, làm sao mà người ta sống nổi!
Uông Trực cười nói:
– Phía trước không xa lắm là Ngọc Môn quan rồi, nơi đó còn có cả mấy vạn binh mã của triều đình đang đồn trú nhĩ!
Nguyễn Hùng nói:
– Cho tôi ở đây đồn trú, thà giết tôi quách cho xong!
Dương Oai và Uông Trực nghe nói đều bật cười. Dương Oai nói:
– Cả một dãy đất này là biên giới phía tây bắc nhà Đại Minh, không những Ngọc Môn quan có quân đội trấn đóng, Tây Ninh, Dương quan vân vân đều có, trước sau tổng cộng có hơn mười vạn quân nhĩ! Nguyên một dãy đất này trước giờ vốn vẫn trống trơn không có gì cả, thi nhân thời xưa đã từng có câu “Xuân phong bất độ Ngọc Môn quan” hoặc là “Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu, Tây xuất Dương quan vô cố nhân”, nơi đây nằm trên đường yếu lộ duy nhất qua hướng tây.
Uông Trực tiếp lời nói:
– Đúng vậy, từ Trung Nguyên tới Tây vực, chắc chắn phải qua một dãy đất này và một dãy sa mạc phía ngoài Ngọc môn quan, qua hết nơi này là tới đồng bằng cỏ xanh tráng lệ, nơi đó đấy hả, thật là một nơi tuyệt vời! Trời xanh mây trắng, xanh ngát một màu, hàng ngàn hàng vạn trâu bò ăn cỏ dày đặc như mây trắng trên trời, dãy núi cao ngất quanh năm phủ tuyết, tuyết trắng sáng rực, rừng rậm phủ quanh sườn núi, dưới chân núi thì hoa cỏ nở rộ cả một cánh đồng, không giống Trung Nguyên chút nào cả! Với lại, nơi đó có trồng nhiều thứ như bồ đào, hạch đào, dưa ngọt vân vân, đều là những thứ ngon vật lạ không có ở Trung Nguyên! Đặc biệt là rượu bồ đào, ngọt ngào thơm mát, trước giờ vốn vẫn là đồ cống phẩm của triều đình, là bảo vật hiếm có, đại thi nhân đời Đường là Vương Hàn có làm một bài Lương Châu từ: “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, DỤc ẩm tỳ bà mã thượng thôi, Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, rượu bồ đào đấy hả! Mùi vị ngon lành không sao nói được, năm xưa lão nô được tiên hoàng ban ơn thưởng cho vài bình, có điều lão nô thấy thiếu thiếu sao đó cái chất rượu Tây vực, đại khái là do vận chuyển về Bắc kinh xa xôi, khí vị đã biến đi mất ít nhiều rồi.
Lão vừa đề cập tới rượu ngon, mọi người ai nấy đều phấn khởi lên trăm lần, nhất là Nguyễn Hùng, y la ó om sòm lên:
– Thế thì ông phải mời chúng tôi thưởng thức mới được!
Uông Trực cười nói:
– Đương nhiên rồi! Thứ rượu bồ đào này ở Tây vực so với Nữ Nhi Hồng ở Bắc kinh cũng phổ thông như vậy, ông uống cho ba ngày ba đêm ngâm trong thùng rượu ngủ luôn cũng được.
Mọi người nghe nói đều cười lên ha hả, Nguyễn Hùng cũng cảm thấy bối rối, gãi đầu gãi tai nói:
– Cười gì ? Không lẽ các người không muốn uống sao ? Rượu ngon như thế tôi vừa nghe đã rớt nước miếng, uống ngay ba bát lớn còn không muốn kịp.
Dương Oai cười nói:
– Công công ngàn vạn lần xin đừng phật lòng, cái tính của y trước giờ vốn là thế, thẳng từ ruột ra tới ngoài, thẳng tuột luột, nghĩ gì nói đó, nhưng là tay hán tử hào sảng vô cùng, ra sống vào chết như không.
Uông Trực cười nói:
– Giang hồ hào kiệt đa số là vậy, lão nô lúc trước cũng đã từng giao du với nhiều người như vậy, như vị anh hùng họ Nguyễn này, lão nô cũng rất thích cái tính hào sảng đó.
Mọi người đi được vài ngày, có lúc nghỉ đêm giữa sa mạc, rốt cuộc rồi cũng đến Ngọc môn quan, nghỉ ngơi vài ngày, đem ngựa đổi lấy lạc đà, ngựa kéo xe đổi thành lừa, rồi bổ sung thêm nước nôi thực phẩm, ra khỏi Ngọc Môn quan, lại tiếp tục đi về hướng tây.
Một đoàn người ra khỏi Ngọc Môn quan, đi được một ngày, vừa mệt vừa khát, lại thấy mặt trời đang từ từ lặn về phương tây, chính đang chuẩn bị dựng lều nghỉ ngơi để ngày mai đi tiếp, Nguyễn Hỗ thấy tịch dương một vầng tròn vạnh đỏ hồng, giữa đám cát mênh mông lại càng hiển lộ vẻ tráng quan thê lương, bất giác than lên một tiếng:
– Không ngờ ở một nơi sa mạc trống trơn này cũng có một cảnh tượng mỹ lệ như thế này !
Y đang toàn thần chăm chú thưởng thức cái vẻ đẹp phi thường của sa mạc, thình lình trước mặt bụi cát tung bay mịt mù, như một đám mây vàng thoảng lại, Uông Trực vừa thấy vậy thình lình biến hẳn sắc mặt, la lên:
– Không xong! Chúng ta gặp phải bọn thổ phỉ trong sa mạc rồi !
Dương Oai nghe nói giật nảy mình, một dãy phía ngoài Ngọc Môn quan, chưa ai từng đặt chân qua, ngay thổ phỉ ra sao cũng chưa từng thấy, vội vã nói:
– Chúng ta mau mau thoái lui.
Uông Trực lắc đầu nói:
– Không kịp rồi, nghe tiếng vó ngựa như vậy, đối phương đang bao vây từ bốn mặt lại.
Mọi ngưỜi quay đầu nhìn một cái, thấy phía sau chẳng có động tĩnh gì, cảm thấy kỳ quái.
Chỉ trong thoáng chốc, quả nhiên bốn phương cát vàng cuồn cuộn thổi lại, tiếng tù và lanh lãnh, tinh kỳ rợp trời, vô số người ngựa đang chạy ào ào tới. Mọi người ai cũng đầy kinh nghiệm chiến trường, chẳng ai hỗn loạn, lập tức xoay xe tiêu vòng quanh lại, rút đao rút kiếm đứng thành vòng tròn. Dương Oai thấy đám người đó xông lại chừng mười mấy trượng bèn đua nhau ghìm cương đứng lại, phía trước một hàng người cầm thuẩn bài câu kích, hàng thứ hai giương cung tên, phía sau mấy hàng, hoặc tay cầm thương sắt búa lớn, hoặc tay cầm kiếm bén đao ngời, mỗi hàng tiếp mỗi hàng động tác nhanh nhẹn, đông đến cả ba ngàn người, hàng lớp chỉnh tề, không một chút hỗn loạn, ai ai cũng đứng yên lẫm lẫm, không một tiếng động, những ngưoỜi này cờ xí có hàng có lối, oai nghiêm đường hoàng, hiển nhiên đã có huấn luye6.n quy cũ của quân đội, không phải là thứ cường đạo phổ thông. Bọn người này xuất hie6.n, ra khỏi dự liệu của mọi người, Dương Oai cứ nghĩ từ Bắc Kinh tới Ngọc Môn quan, ắt hẳn phải có nhiều xung kích kịch liệt, có điều trên đường đi không hề có chuyện gì xảy ra, y lại nghĩ, ra khỏi Ngọc Môn quan rồi là phạm vi của Tây vực, nguyên cả con đường sẽ bình an vô sự, nào ngờ đám người này đã mai phục ở ngoài Ngọc Môn quan chờ đợi rồi.
Dương Oai thấy đám người này, ai ai cũNg mặc áo trắng quần trắng, ai ai cũng che mặt, cây cờ lớn tung bay lật phật dưới ngọn gió tây, thấy lá cờ có thêu một cái mặt trời đỏ hồng, chung quanh có lửa, bèn cảm thấy ký hiệu có chỗ quen quen, có điều nhất thời không nhớ đã thấy ở đâu. Chỉ nghe trong đám người đó có người lớn tiếng hô:
– Thiếu giáo chủ giá lâm!
Tiếp theo đó, chỉ thấy đám người phía trước tự động mở ra một con đường, năm sáu người cởi ngựa chạy ra, tới trước trận ngũ, có tăng có đạo, có kẻ mặc áo bào trắng toát từ đầu đến chân, trước ngực thêu một cái mặt trời đỏ chói, gã thủ lãnh thì lại là một trung niên ăn mặc theo lối thư sinh, tấm bào trắng, đeo một tấm mặc nạ da người, tay cầm một cây quạt, ống tay áo phất phơ, phong độ vô cùng anh tuấn nhàn nhã. Đám người đó cưỡi ngựa chạy lại trước mặt mọi người bày thành hàng chữ nhất, đứng hai bên thư sinh đeo mặt nạ da người đó.
Phía trái trung niên thư sinh có ba người, một người chừng hơn sáu mươi tuổi, mặc áo bào trắng, mặt mày đỏ ké, râu tóc đều bạc trắng, búi một búi trên đầu, hai bên thái dương huyệt gồ cao, vừa nhìn là biết một tay cao thủ nội công đã đến mức đăng phong tạo cực. Bên cạnh lão là một hoà thượng mặc áo nhà tu, tướng mạo hung ác, hoà thượng bụng phình ra, mặt mỦi phì nộn, mủi sư tử miệng rộng toát, lông mày rủ thấp, vẻ mặt như cười mà không phải cười. Bên cạnh hòa thượng là một hán tử trung niên mặc bào trắng, hán tử mặt mày trắng trẻo, mắt sáng như sao, má trắng môi son rất là anh tuấn, tay cầm một cây cờ lớn. Bên phải thư sinh cũng có ba người, một người ăn mặc ra vẻ đạo sĩ đi ngao du, khảng chừng sáu mươi tuổi, tướng mạo thanh tú ốm o, mặt mày hiền từ, tóc tai đều bạc, da dẻ hồng hào như trái táo, dáng dấp tiên phong đạo cốt, sau lưng đeo một thanh trường kiếm, dải kiếm phất phơ. Bên cạnh đạo sĩ là một hán tử mày rậm mắt to, cũng mặc áo bào trắng, da dẻ trắng trẻo, mủi diều hâu, mắt xanh, eo lưng đeo một thanh trường kiếm. Bên cạnh hán tử áo bào trắng là một lão già mặt mày xam xám như đồng cổ, tuổi quá sáu mươi, râu tóc đều bạc, mắt sáng như điện, thái dương huyệt gồ cao, nhìn qua là biết một người nội lực cực kỳ thâm hậu, lão già mặc tấm áo vải màu xanh lạt, gương mặt oai nghiêm kiêu ngạo.
Sáu người đó đối với thư sinh đeo mặc nạ lộ vẻ rất là cung kính, Dương Oai thấy thư sinh đó mặc áo bào trắng có thêu một dấu hiệu mặt trời đỏ rực, thình lình ra lên kinh ngạc:
– Không xong! Chúng ta gặp phải bọn phỉ đồ Di Lặc tà phái rồi.
Y nói ra câu đó, đám tiêu sư ai nấy mặt mày tái mét sợ hãi. Di Lặc phật giáo hoành hành giang hồ đã được trăm năm nay, thần bí ngụy dị, trước giờ không hề qua lại với các môn phái trong giang hồ, cũng không quấy nhiễu đến ai, không ai biết được hành tung bọn họ, bọn họ chỉ phá phách giết chóc quan binh và tranh lương thực, lần nào xuất hiện cũng thần bí khó hiểu, tới lui không hình không bóng, bởi vậy triều đình hận bọn họ thấu xương. Dương Oai thấy dấu hiệu mặt trời đó, một hồi thình lình mới nhớ ra chuyện hơn mười năm trước y đi hộ tống tiêu xa vào Kiếm Môn quan.
Lúc đó, dân tộc thiểu số ở Tứ Xuyên Cẩm Trúc làm loạn, mình đem người hộ tống lương thực nhu yếu của triều đình vào Tứ Xuyên, ngoài Kiếm Môn quan, lần đó giao thủ với mình là đệ tam hộ pháp của Di Lặc giáo tên Gia Cát Tuấn, có mặc bộ đồ cũng thêu trước ngực một cái mặt trời đỏ rực thật là chói mắt, do đó y nhớ rõ mồn một, bây giờ hồi tưởng lại, Dương Oai còn như muốn rùng mình.
Lúc đó, trong Tứ Xuyên, phỉ đồ hoành hành, đạo tặc như rạ, triều đình không ngớt đem quân đi dẹp, đương thời, dân tộc thiểu số ở Cẩm Trúc cũng nổi lên, quan binh vội vã đem quân đi trấn áp, lương thực cần thiết, nhưng đường xá nhỏ hẹp núi non vô cùng hiểm trở, từ xưa đã có câu, “Thục đạo nan, nan vu thượng thanh thiên”, triều đình mấy lần đem quân hộ tống lương thực vào Tứ Xuyên đều do bọn họ không có kinh nghiệm hiểu biết trong giang hồ, hoặc bị trúng mai phục, hoặc bị phóng thuốc mê, hoặc bị người ta bỏ bả đậu vào trong thức ăn, bị tiêu chảy không ngừng, bị phỉ đồ bắt được, cướp hết lương thực, còn giết chết không ít quan binh, vì vậy, triều đình đổi tiền bạc thành vàng ròng, mời bọn Dương Oai cùng đi hộ tống với quan binh.
Trên đường đi, Dương Oai phá tan vô số âm mưu của bọn thổ phỉ, bình an đến Kiếm Các, như nếu qua khỏi đó, phía trước là con đường lớn Dương Quan. Bọn họ vừa vào trong sơn cốc, bèn thấy hai bên đường đổ xuống không biết bao nhiêu là tảng đá, tiếp theo đó, vô số người ngựa xông ra vấylấy mọi người, bọn người đó ai ai cũng tay cầm binh khí, mặc quần trắng áo trắng, trước ngực thêu một cái mặt trời đỏ chói, phía sau thêu một cái vòng kim cương, trong đó có chữ Phật Bởi vì mọi người đã sớm chuẩn bị, bèn lập tức tự động chia ra hai bộ phận, bộ phận ở phía sau phòng bị trúng mai phục, do đó không ai hoảng loạn, vây quanh tiêu xa chống địch, hai bên mở ra một màn ách chiến đẩm máu, nhất thời tình cảnh vô cùng khốc liệt, không lâu sau đó, ngoài sơn cốc, quan binh phá tan bọn cường đạo rồi xông vào trong, thành ra lại bao vây luôn bọn cường đạo, trong ngoài hợp kích, dần dần chiếm lấy thượng phong. Bọn phỉ đồ bắt đầu đối địch không nổi, hoảng loạn cả lên.
Dương Oai đứng trên tiêu xa, giết chết mấy tên phỉ đồ đang xông lại trước mặt, thình lình thấy có một lão già tay cầm phán quan bút qua lại thần tốc trong đám người, thân thủ vô cùng nhanh nhẹn, xuất thủ vô cùng độc ác, đã có vô số tiêu sư đang bao vây tấn công lão mà cũng chẳng làm được gì. Dương Oai thấy vậy, bèn tung người nhảy lại phía sau lão già, vung đao chém vào lưng lão, lão già nghe phía sau có tiếng đao rít lên, biết có người đánh lén phía sau, chẳng quay đầu lại, phán quan bút xoay ngược hất lên, chỉ nghe tinh lên một tiếng kim loại đụng nhau, hai bên đều cảm thấy hổ khẩu chấn động tê rần, cùng la lên một tiếng “ý” kinh hãi, mỗi người tự thoái lui mấy bước, lão già vội vã quay đầu lại nhìn, Dương Oai thấy lão tóc bạc, da dẻ hồng hào, cặp mắt sáng rực lạnh lẻo bức người, thấy lão tuổi tác cũng đã quá sáu mươi, lão già đó cũng mặc một tấm bào màu trắng, trước ngực thêu một cái mặt trời đỏ chói mắt.
Lão già thấy Dương Oai nhát đao lúc nãy kình lực bất phàm, hét lên một tiếng “Được”, tung người lại chỗ Dương Oai, liên tiếp điểm phán quan bút vào Vân Môn, Chương Môn, Hồn Môn một đám huyệt đạo giữa thân người y, vừa chuẩn xác vừa nhanh không thể tả. Dương Oai xoay người một đao, chân đạp ngũ hành bát quái bộ pháp, tránh né công thế, thanh bát quái đao xoay ngang tạt vào hông lão. Người kia kiến thức quảng bác, biết chỗ lợi hại, thoái lui một bước, điểm xéo xuống bụng dưới của Dương Oai, miệng thì hét lớn:
– Không ngờ bọn quan binh còn có người năng cán, tôn giá là ai ?
Cây phán quan bút trong tay không hề chậm lại, vây quanh chu thân mấy chỗ huyệt đạo trên người Dương Oai điểm tới, thân pháp nhanh nhẹn như u linh. Dương Oai không dám lơ là, ngưng thần ứng chiến, thanh bát quái đao trầm trọng hùng hậu, kình lực thấu đao, chém ngang tạt dọc, oai lực vô cùng.
Dương Oai vừa đánh vừa cười nói:
– Tại hạ là hạng vô danh tiểu bối, có đáng gì đâu mà nói.
Thanh bát quái đao trong tay chém, tạt, đâm, tước chiêu này tiếp chiêu kia, tấn công ồ ạt lại lão già. Lão già một chưởng bức Dương Oai lùi lại, rồi thoái lui mấy bước cười nhạt nói:
– Quả nhiên có bản lãnh, lão phu tha mạng cho ngươi, biết điều thì mau mau cút xéo!
Dương Oai cười nói:
– Chúng ta còn chưa phân thắng bại, sao lại nói thế ? Đở thêm vài chiêu nữa xem.
Nói rồi tiến bưỚc lại, bát quái đao đâm vào ngực lão già. Lão già cười nhạt nói:
– Thiên đường có lối mi không chịu đi, địa ngục không có cửa mi cứ muốn tìm lại! Mi đã muốn đi tìm đường chết thì đừng trách lão phu lòng dạ độc ác, báo tính đi, lão phu không giết hạng vô danh tiểu tốt!
Dương Oai cười nói:
– Ngươi cũng báo tính danh đi, cây đao của ta cũng không giết hạng vô danh tiểu tốt.
Lão già cười nhạt nói:
– Ta cho mi xuống âm tào địa phủ cũng chết cho rõ ràng, lão phu là đệ tam hộ giáo dưỚi trướng Di Lặc thần giáo, tên là Gia Cát Tuấn, tiểu tử! Nạp mạng thôi!
Nói xong, cây phán quan bút liên tiếp ra chiêu sát thủ đánh vào Dương Oai, Dương Oai vội vã đạp Ngũ Hành bát quái bộ né tránh, cười nói:
– Di Lặc tà giáo gì, trước giờ chưa hề nghe tới bao giờ, chắc là một thứ tà môn tà giáo chuyên môn hý lộng quỹ thần, phun nước đốt bùa gạt gẫm thiên hạ. Được lắm! Ta là đệ tam đại kim cương dưới trướng của Như Lai Phật Tổ Tây Thiên Cực Lạc thế giới, tên là Dương Oai.
Y nói xong hét lên:
– Xem đây!
Y hét một tiếng tung người lên, một chiêu Thái Sơn Áp Đỉnh, từ trên không chém xuống, tay trái thì tạt ngang tới, ẩn hàm nội kình đánh vào giữa ngực Gia Cát Tuấn. Gia Cát Tuấn lạnh lùng nói:
– Muốn chết!
Nói rồi thanh phán quan bút đè tới bát quái đao, chưởng bên trái cũng đánh ra, hét lớn:
– Rớt đao này!
Chiêu này của lão, nội kình thổ ra hàm súc tinh nhuệ, lực đạo phi phàm, nghĩ bụng Dương Oai chắc chắn sẽ bị chấn rớt binh khí.
Dương Oai thấy phán quan bút đè lên bát quái đao, một luồng nội lực hùng hậu từ phán quan bút truyền lại, chấn động vào hổ khẩu nhói đau cực kỳ, thanh bát quái đao xém chút nữa là sút ra khỏi tay, y vội vã vừa kéo vừa xoay bát quái đao, phong trú môn hộ của mình.
Gia Cát Tuấn cũng ngấm ngầm kinh hãi, chiêu đó của lão đã đã vận dụng đến tám thành nội lực, chắc mẫm là Dương Oai sẽ bị mình chấn thương, nhưng thấy y hình như không sao cả, bèn thộn mặt ra một cái, Dương Oai thừa cơ triển khai Du Long Bát Quái đao pháp và Phích Lịch bát quái chưởng ra, chạy quanh bao vây kín ngưỜi lão, chỉ thấy bóng chưởng phiêu phiêu, ánh đao lập lòe, trùm xuống Gia Cát Tuấn. Gia Cát Tuấn không ngờ Dương Oai tuổi tác có bao nhiêu đó, vũ công lại lợi hại như vậy, chưa kịp ngưng thần đã bị y chiếm thượng phong. Nhưng rốt cuộc, nội lực của lão so với Dương Oai cao hơn rất nhiều, vung chưởng đánh ra, trầm ổn cương mãnh, phong trú môn hộ, phán quan bút đợi dịp phản công, chiêu số phán quan bút của lão quái dị âm độc, thần xuất quỹ một, dần dần vãn hồi laị cuộc diện.
Dương Oai thấy vậy, biết là đánh thêm chút nữa, chắc chắn thế nào cũng thua, bèn thò tay vào túi rút ra ba mủi Truy Hồn tiêu, bàn tay trái vung lên, ba mủi Truy Hồn tiêu xé gió bay ra, làm thành hình chữ phẩm, nhắm Đan Điền, Khí Hả, Ấn Đường ba huyệt trên người Gia Cát Tuấn, bàn tay phải Bát Quái đao gia bồi công thế. Gia Cát Tuấn bàn tay trái đánh ra, gát thanh Bát Quái đao qua một bên, bàn tay phải phán quan bút hời hợt quơ ngang, đánh rới ba mủi Truy Hồn tiêu dễ dàng xuống đất. Truy Hồn tiêu của Dương Oai phóng ra liên miên, Bát Quái đao trong tay chiêu này kế chiêu kia, trong khoảnh khắc làm cho Gia Cát Tuấn luống cuống tay chân, gạt bên này đở bên kia, nhưng Truy Hồn tiêu cũng ném ra hơn hai mươi mủi, mà chẳng hề hấn gì đến lão. Dương Oai nghĩ thầm trong bụng:
– Đợi tiêu ném hết rồi, chớp mắt mình sẽ thành thế hạ phong, lúc đó chắc chắn là thua không nghi ngờ gì nữa.
Y cắn chặt răng, len lén gom hết mấy mủi Truy Hồn tiêu còn lại trong tay, mạo hiểm xông về phía trước, thanh Bát Quái đao trong tay phải tấn công mãnh liệt như gió cuốn mưa rào, một chiêu Oai Chấn Thiên Nam bao bọc Gia Cát Tuấn vào trong màn đao ảnh, tay trái vung lên, mấy mủi Truy Hồn tiêu tận số theo thủ pháp Mãn Thiên Hoa Vũ ném tới. Gia Cát Tuấn thấy Dương Oai tấn công loạn xạ một trận, trước ngực để lộ chỗ hở, trong bụng mừng thầm đang tính thừa cơ đánh cho y một cú trí mạng, thình lình thấy trước mắt kim quang lóe lên, vô số Truy Hồn tiêu từ bốn phương tám hướng bay lại, trong bụng la lên kinh hãi, gấp rút quá đành đưa phán quan bút họa ngang mấy vòng, mới gạt hết mấy mủi Truy Hồn tiêu phía trưỚc, có điều, thanh Bát Quái đao của Dương Oai lúc này đã thừa cơ chém tới vai trái của lão, tính nhảy qua một bên né đã không kịp, thanh phán quan bút của lão lúc này sử chiêu quá đà, không cách nào thu lại phòng ngự, đành lấy mắt trừng trừng nhìn Bát Quái đao của Dương Oai chém xuống vai trái của mình. Gia Cát Tuấn bấy giờ chẳng thèm tránh né, chỉ thấy lão gầm lên một tiếng lớn, ném phán quan bút xuống, tay phải ngưng tụ hết toàn thân nội lực, đánh tới trước ngực Dương Oai. Mọi người chỉ nghe hai tiếng gào thảm thiết, chỉ thấy Gia Cát Tuấn mặt mày trắng nhợt, vai bên trái trơn trụi, mắt tươi phun ra như suối, lão bị Dương Oai chặt rớt đi mất cánh tay bên trái ra khỏi người, mọi người nhìn qua Dương Oai, thấy y dùng đao chống xuống đất, thân thể dao dao muốn té, miệng mửa ra mấy búng máu, Dương Oai lúc bấy giờ cảm thấy ngũ tạng lục phủ như bị lửa thiêu đốt, trước mắt trời đất quay cuồng, rồi thình lình tối sầm lại, sau đó là chẳng còn biết gì nữa.
Gia Cát Tuấn thấy Dương Oai ngã xuống trước, cười ha hả lên mấy tiếng, rồi cũng từ từ ngã khuỵu xuống, mọi người lúc đầu không ai dám xông lại, thấy hai người đều đã ngã ra, hai bên đồng thời cùng nhào tới, lại thêm một trận hỗn chiến, có điều bấy giờ bên quan binh đã đông người hơn, bọn tiêu sư của Dương Tiêu đem theo ai ai cũng thân thủ bất phàm, Dương Oai được mọi người cứu về, còn Gia Cát Tuấn thì bị quan binh chém cho nát nhừ. Bọn người theo Gia Cát Tuấn thấy lão đã chết, lại bị quan binh và đám tiêu sư bao vây, ai nấy đều xông sát ra, quan binh ngăn trở không nổi, đưa mắt nhìn bọn họ chạy tán ra biến vào trong khắp vùng sơn cốc. Mọi người ai nấy cũng vội vàng xông vào Kiếm Cốc, đi đến Kiếm Môn quan, lúc đó mới thở ra một hơi dài nhẹ nhõm. Dương Oai được bọn tiêu sư cứu về, tranh lại được mạng sống, ở Tứ Xuyên điều dưỡng hơn nửa năm mới khỏi hẳn. Trận đó Dương Oai còn nhớ mãi trong tâm khảm, bấy giờ nhớ nghĩ lại tình cảnh hồi đó vẫn không lạnh mà run, lúc này y thấy cái dấu hiệu mặt trời đỏ chói, bèn thình lình sực nhớ đến cái trận đụng độ hồi xưa, bèn nhận ra được lai lịch bọn người này.
Di Lặc giáo khởi đầu từ năm cuối triều Nguyên, cùng Minh giáo, Bạch Liên giáo tề xưng là ba giáo phái lớn đương thời, người sáng lập ra Di Lặc giáo tên là Bành Doanh Ngọc, cũng gọi là Bành Dực, Bành hòa thượng, Bành Tổ, quan phủ nhà Nguyên vừa sợ vừa hận ông ta, nắng ông ta là Bành yêu, ông ta là người Nam Tuyền Sơn, Viên Châu, Giang Tây, mười tuổi là xuất gia ở chùa Từ Hóa, theo họ của lão hòa thượng trụ trì. Lão hòa thượng trụ trì là một người vũ nghệđầy mình, thâm tàng bất lộ, lão thấy Bành Doanh Ngọc là con người cơ cảnh, tâm địa thiện lương, lấy làm yêu mến, đem một thân vũ nghệ tuyệt kỹ của mình âm thầm truyền thụ lại cho ông ta. Bành Doanh Ngọc mười lăm tuổi năm đó, Viên Châu ôn dịch hoành hành, Bành Doanh Ngọc ở Nam Tuyền Sơn phát hiện ra một con suối nước khoáng, người bệnh uống vào có thể thuyên giảm. Tên tuổi Bành hòa thượng từ đó mà vang dội, được bách tính tôn làm thần tiên, phật sống, Bành Doanh Ngọc thấy triều Nguyên không được gì, bèn bắt đầu bí mật truyền giáo, phát triển thu nhập giáo chúng. Ông ta truyền giáo đầu tiên ở Viên Châu, cứ đến tối là đốt đuốc chiêu tập tín đồ thắp nhang bái Phật, sau đó ông ta sẽ giảng Phật pháp, ông ta tôn Phật Di Lặc lên làm Phật cứu khổ cứu nạn giải thoát bách tính khỏi cơn khổ cực, để bách tính cùng thờ phụng.
Di Lặc giáo bấy giờ cũng đã lưu truyền lâu lắm rồi, tương truyền Di Lặc Phật xuất sinh ở cổ Ấn Độ trong một gia đình Đại Bà La môn ở nam Thiên Trúc, ông ta là đệ tử của Phật tổ, truyền thuyết ông ta đã qua nổ lực phấn đấu, rốt cuộc thực hiện được bốn mươi tám điều tâm nguyện. Phật tổ từng dặn, tương lai muốn ông ta kế thừa Phật vị của mình, thành ra là Phật Vị Lai, tức là giáo chủ của Tây Phương Cực Lạc thế giới, hàng ngày ông ta tay trái thì để trên đài sen, tay phải làm dáng điệu tiếp đón, phàm là người chết, muốn đến tây phương cực lạc, chỉ cần trước khi chết niệm A Di Đà Phật, là ông ta sẽ lại đón, do đó còn được gọi là Tiếp Dẫn Phật. Nước Thiên Trúc hồi xưa Phật Di Lặc thần sắc trang nghiêm, mắt nhìn mủi, mủi nhìn tâm, siêu tuyệt phàm trần, một vẻ an tường từ bi, thường thấy ở Đại Hùng bảo điện của các chùa miếu Phật giáo, Nam Vô A Di Đà Phật là lời tôn kính với Phật Di Lặc, Nam Vô là ý thành kính.
Đời Đường, Phật giáo Tịnh Thổ tông tuyên xưng, mỗi người ai ai cũng có thể thành Phật, nói rằng chỉ cần niệm một tiếng A Di Đà Phật là có thể diệt đi hết tội nghiệt tám mươi ức kiếp sinh tử, được công đức vi diệu tám mươi ức. Bởi giáo nghĩa đơn giản, phương pháp dễ dãi, thỏa mãn nguyện vọng của vô số người chết muốn đến tây phương cực lạc thế giới, do đó mà lưu truyền trong dân gian, Nam Vô A Di Đà Phật thành ra câu nói thông thường của giáo đồ Di Lặc. Di Lặc giáo truyền tới Trung thổ, người ta kết hợp Phật Di Lặc với con người thành ra ông Phật mặc áo cà sa hở một bên ngực, cười tít mắt, đến thời Đường Vũ Tông, ông ta ra lệnh hủy diệt giáo phái, Di Lặc giáo mới từ từ suy nhược đi.
Do đó, lúc Bành Doanh Ngọc bắt đầu truyền giáo lại, rất nhiều người đua nhau gia nhập, chu vi chỗ ông ta đặt đuốc, bách tính ở Viên Châu bắt đầu tổ chức hàng ngũ, bọn họ tôn Bành Doanh Ngọc làm Tổ sư gia, rồi thôi cử đệ tư” đắc ý của Bành Doanh Ngọc là Chu Tử Vượng làm đầu mục. Đến năm thứ tư nhà Nguyên (1338), Bạch Liên giáo ở Viên Châu liên lạc với Chu Tử Vượng khởi binh phản nhà Nguyên, lúc đó Di Lặc giáo đồ ở Viên Châu đã hơn năm ngàn người, dưới sự thống lãnh của Chu Tử Vượng cử hành khởi nghĩa, trước đó, sau lưng mỗi người đều có thêu một chữ Phật, do Bành Doanh Ngọc dùng nước thánh, vẽ một vòng tròn, biểu hiện Phật quang, để cầu Phật tổ bảo hộ, trước ngực thì vẽ một vầng thái dương, biểu hiện khát vọng quang minh. Có điều, bởi vì quân khởi nghĩa chưa từng qua một huấn luyện nghiêm túc nào, đội ngũ tán loạn, lập tức sau đó bị quân Nguyên trấn áp, Chu Tử Vượng bị giết, Bành Doanh Ngọc bị bức phải trốn về Hoài Tây, ở đó lại bí mật gầy dựng lại giáo đồ.
Đến năm mưỜi một nhà Nguyên (1351), Bạch Liên giáo chủ Hàn Sơn Đồng ở bắc phương là Đồi Châu khởi nghĩa thành công, lập ra nhà Tống, sai người đến Hoài Tây liên lạc với Bành Doanh Ngọc cùng nhau cử sự, lật đổ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Nguyên, Bành Doanh Ngọc bấy giờ mới quyết định khởi nghĩa. Lúc đó, ông ta truyền giáo ở Hoài Tây đã đưỢc hơn mười bốn năm, gầy dựng được mấy vạn giáo đồ, ông ta hấp thu được kinh nghiệm khởi nghĩa thất bại lần trước, bồi dưỡng hai tên đệ tử đắc ý, một người là Nghê Văn Tuấn, một người là Đặng Tấn Thắng, để bọn họ âm thầm dạy giáo đồ thao luyện binh mã, làm thành tổ chức có quy tắc chặt chẻ, quản lý đâu vào đó. Đặng Tấn Thắng không những công phu cao cường, tính tình cũng rất thâm trầm cơ trí, có đảm lược mưu mô, dưới sự lãnh đạo của ông ta, Di Lặc giáo thành ra một tôn giáo bí mật có tổ chức lớn lao, vì chuyện cử hành khởi nghĩa, Bành Doanh Ngọc cứ mãi đi tìm trong dân gian một vị hoạt Phật truyền thế. Lúc đó, ở La Điền có một người bán vải tên là Từ Thọ Huy, người này trời sinh dị tướng, hai dái tai rủ xuống tới vai, hai tay quá đầu gối, thân hình khôi ngô tướng mạo đường đường, không những vậy còn có đồng tử đôi, có nghĩa là con mắt có hai đồng tử, rất là hiếm có, truyền thuyết con người trời sinh có hai đồng tử là có tướng của đế vương, Nghiêu Vũ thời cổ đại cùng Hạng Vũ đều là trời sinh có hai đồng tử. Hành Doanh Ngọc gặp Từ Thọ Huy rồi, bèn lập tức nhận định y là người truyền thế của Phật Di Lặc, tuyên bố với giáo đồ Từ Thọ Huy là hoạt Phật truyền thế do trời phái xuống, là Phật cứu khổ cứu nạn của bách tính lê dân.
Năm đó, Bành Doanh Ngọc cử hành khởi nghĩa ở ? Hoàng, trên cờ của nghĩa quân thêu một cái mặt trời đỏ chói, mọi người mặt áo quần trắng đục, trưỚc ngực thêu vầng thái dương màu đỏ, sau lưng thêu một chữ Phật và một vòng khuyên phía ngoài, biểu hiện có thần linh bảo vệ. Từ Thọ Huy trên danh nghĩa là lãnh tụ của nghĩa quân, thực tế, quyết định nhất thiết đều do Bành Doanh Ngọc phát ra, quân khởi nghĩa bởi đã có huận luyện nghiêm túc trước khi khởi sự, nguyên một đường đi đến đâu cũng thế như chẻ tre, trong một thời gian ngắn đã công phá Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, An Vi mấy tỉnh.
Tháng mười năm đó, Bành Doanh Ngọc kiến lập chính quyền ở Vũ Xương, lập quốc hiệu là Thiên Tông, ý nói là áp đảo triều đình nhà Nguyên, Từ Thọ Huy được tôn lên làm hoàng đế, trên thực tế, đại quyền nhất thiết đều nằm trong tay Bành Doanh Ngọc. Bành Doanh Ngọc là một hoà thượng, không đảm nhiệm chức vụ gì cả, chỉ dùng thân phận tổ sư để phát hiệu thi lệnh, cơ cấu của chính phủ trung ương của nước Thiên Tông gọi là Liên Hoa Đài, chính là Liên Hoa bảo đài trong Tịnh Thổ Phật giáo. Bành Doanh Ngọc quy định Thiên Tông quân không được quấy nhiễu giết hại bách tính, không cho gian dâm cướp bóc, tài vật phải đem sung vào công quỹ, đồng thời mệnh lệnh quân đội mặc áo giáp vào, thủ tiêu hết áo quần đã mặc lúc đầu khởi nghĩa, có điều, thường thường gặp nhau phải cúi đầu chào, miệng thốt Di Lặc phật hiệu, tức là A Di Đà Phật.
Chính lúc Thiên Tông quyền lực càng ngày càng lớn mạnh, Bành Doanh Ngọc bất hạnh, chiến tranh năm thứ hai bị phản đồ bán đứng, trúng mai phục của quân Nguyên bị giết chết, đệ tử của Bành Doanh Ngọc là Nghê Văn Tuấn không có mưu lược, thực quyền trong quân đội dần dần lọt vào tay đệ tử của Nghê Văn Tuấn là Trần Hữu Lượng, tên Trần Hữu Lượng này vốn là kẻ có dã tâm lớn lao, hắn giết Nghê Văn Tuấn và Từ Thọ đi, rồi tự mình lên làm hoàng đế, đổi quốc hiệu là Hán quốc, Trần Hữu Lượng hạ lệnh cấm chỉ quân đội không được tin theo Di Lặc Phật giáo nữa, Hán quân từ từ thoát ly ra khỏi khống chế của tông giáo, một số tín đồ cũng thoát ra khỏi đội ngũ của quân Hán. Nhưng người đệ tử kia của Bành Doanh Ngọc là Đặng Tấn Thắng cũng có mưu lược, ông ta đã âm thầm chọn được một ngưỜi, đề phòng chuyện bất trắc, người này tên là Minh Ngọc Trân, trời sinh cũng có đồng tử đôi, thân hình cao lớn, tướng mạo tuấn mỹ. Đặng Tấn Thắng vẫn tôn sùng Di Lặc Phật, suy tôn Bành Doanh Ngọc làm tổ sư gia, rất nhiều người theo vào dưới trướng của ông ta, Đặng Tấn Thắng chết rồi, quân đội bèn do Minh Ngọc Trân thống lãnh, ông ta thấy Trần Hữu Lượng là kẻ phản đồ giết chúa, còn đem mủi giáo đẩy về hưỚng mình, lúc đó thực lực của ông ta thua Trần Hữu Lượng xa lắc, do đó ông ta bèn học Gia Cát Lượng năm xưa, đem quân tấng công vào Tứ Xuyên, ở đó phát triển và chờ thời cơ. Đến năm 23 nhà Nguyên (1362), Minh Ngọc Trân xưng đế ở Trùng Khánh, lấy quốc hiệu là Đại Hạ, ông ta tôn Bành Doanh Ngọc làm tổ sư, lấy Di Lặc giáo làm quốc giáo, đồng thời lập miếu từ thờ Từ Thọ Huy xuân thu bốn mùa. Trần Hữu Lượng vì phản lại giáo phái, mọi người từ từ phân tán, năm 1364 bị Chu Nguyên Chương đem quân đánh vào Vũ Xương, Trần Hữu Lượng bị giết, Hán quốc thế là bị diệt vong.
Chu Nguyên Chương xuất thân từ Minh giáo, ông ta vốn là nột tiểu hoà thưỢng, quê quán ở Phố Huyện, cha mẹ bị ôn dịch chết, đại ca gởi ông ta đến chùa Hoàng Giác làm tiểu hoà thượng, bởi vì Hoài Tây quanh năm bị hạn hán không đủ cơm gạo cho các chùa chiền, các hoà thượng phải bỏ chùa đi vân du, Chu Nguyên Chương đi vân du đến chỗ Bành Doanh Ngọc đang truyền bá Di Lặc giáo, lúc đó Minh Giáo, Di Lặc giáo và Bạch Liên giáo ba tông giáo hỗ tương thành một phe, giáo đồ đối với bách tính tuyên xưng là có minh vương xuất thế, Di Lặc phật hàng xuống thế gian, thiên hạ hết đại loạn rồi sẽ có thái bình cực lạc thế giới. Châu Nguyên Chương do đó tham gia vào Hồng Bố quân của Quách Tử Hưng, Quách Tử Hưng là tướng dưới quyền của Hàn Sơn Đồng của Bạch Liên giáo, bọn nghĩa quân do phải cộng đồng đối phó với quân Nguyên, cho nên thôi cử Hàn Sơn Đồng làm minh vưƠng, thống nhất quân đội. Chu Nguyên Chương tham gia vào Hồng Bố quân của Quách Tử Hưng rồi, rất được Quách Tử Hưng quý trọng, xem ông ta là tâm phúc, đem con gái nuôi của mình gã cho ông ta.
Quách Tử Hưng chết rồi, Chu Nguyên Chương dần dần nắm hết đại quyền, quân đội ngày càng lớn mạnh lên, do đó lúc Minh Ngọc Trân xưng đế năm đó, ông ta cũng xưng vương ở Thiên Phủ, hiệu là Ngô vương. Mười mấy năm sau đó, ông ta từ từ tiêu diệt Hán Quốc của Trần Hữu Lượng, rồi giết con của Hàn Sơn Đồng là tiểu minh vương Hàn Lâm Nhi, dẹp tan các thế lực khác, rồi năm 1368, đem quân tấn công vào Đại Đô, đuổi quân Mông Cổ ra ngoài sa mạc, nền thống trị của triều Nguyên thế là bị sụp đổ. Do đó Chu Nguyên Chương bèn lên làm hoàng đế, đổi quốc hiệu là Đại Minh, ông ta làm hoàng đế rồi, sợ mọi người lợi dụng Di Lặc giáo phản lại mình, bèn hạ lệnh cấm chỉ nhất thiết mọi hoạt động của tôn giáo, ghép Di Lặc giáo, Minh giáo, Bạch Liên giáo thành ra tà giáo, đồng thời tấn hành một phen trấn áp tàn bạo. Đặc biệt là nước Đại Hạ nơi lấy Di Lặc giáo làm quốc giáo, ông ta lại càng thù hận thấu xương, do đó tập trung toàn quốc binh lực, phái đại tướng Bác Hữu Đức, Liêu Vĩnh Trung đem đại quân vào Tứ Xuyên, trải qua ba năm dài, rốt cuộc diệt nước Đại Hạ, giải trừ mối đại hoạn tâm phúc.
Đại Hạ diệt vong rồi, bọn cựu bộ của Minh Ngọc Trân đem tiểu hoàng đế của Đại Hạ dời về núi Đại Tuyết sơn, giữa Tây Tạng và Tứ Xuyên, vẫn lấy tổ chức của Di Lặc giáo để hoạt động, tôn người nối dõi dòng họ vua của nước Đại Hạ làm giáo chủ, một đám tướng lãnh của nước Đại Hạ thì làm đà chủ, hộ pháp vân vân, vẫn phụng hành giáo quy của Bành Doanh Ngọc, tôn ông ta làm tổ sư, bí mật phát triển thu tập giáo đồ mọi nơi, bởi tổng đàn Liên Hoa đài của Di Lặc giáo ở trên ngọn Đại Tuyết sơn quanh năm tuyết phủ, mấy chục năm nay lại rất ít hoạt động trong giang hồ, cao nguyên Tây Tạng lại ở một dãy hoang vu không ai lui tới, do đó mọi người dần dần quên lãng họ. Hiện giờ, mọi người thấy Di Lặc giáo bỗng dưng đem hơn hai ngàn người lại bao vây mình, trong bụng ngấm ngầm kinh hãi. DưƠng Oai biết Di Lặc giáo lần này đến không phải có ý đồ gì tốt đẹp, thứ nhất là tìm mình báo thù mười mấy năm trước đã giết Gia Cát Tuấn, thứ hại tài sản lớn lao của Uông Trực hẳn là hấp dẫn được bọn họ.
Thật ra, Dương Oai làm sao biết được, y và đồng bọn suốt đưỜng đi đều được thuận lợi là hoàn toàn do Di Lặc giáo đã âm thầm an bày, bọn họ phái ra một số cao thủ trên đường đi đánh cho đám phỉ đồ tính cướp tiêu một trận tơi tả, do đó bọn Dương Oai mới được bình an vô sự đến Ngọc Môn quan, vì vậy Di Lặc giáo bèn ở ngoài quan đợi bọn Dương Oai lại, ngoài quan hoang vu chẳng một bóng người, chính là một chỗ lý tưởng cho bọn họ cướp tiêu.
Chỉ thấy trung niên thư sinh đeo mặt nạ da người thúc ngựa về phía trước cao giọng hỏi:
– Vị nào là Dương tổng tiêu đầu ?
Dương Oai biết hôm nay không thể tránh khỏi một trận ác chiếm, chẳng hề sợ hãi, thúc ngựa tới trước nói:
– Tại hạ chính là Dương Oai, tôn giá là ai ?
Thư sinh liếc nhanh tới Dương Oai một cái, rồi ôm quyền hành lễ nói:
– Dương tổng tiêu đầu mạnh khỏe ? Tại hạ là Minh Hạ Hạ, là thiếu giáo chủa của tệ giáo.
Nói rồi quay người lại chỉ mấy người sau lưng mình giới thiệu:
– Mấy vị này là hộ pháp của tệ giáo, chúng tôi ngưỡng mộ đại danh của Dương tổng tiêu đầu đã lâu, hôm nay được gặp, thật là đắc tâm nguyện bình sinh.
Dương Oai cười nhạt một tiếng nói:
– Không dám, Dương Oai là một hán tử thô dã, thiếu giáo chủ đề cao quá đáng.
Minh Hạ Hạ cười nói:
– Dương tổng tiêu đầu quá khiêm tốn, tiêu cuộc của ông oai chấn bốn bể, giang hồ còn ai không biết đến trác hiệu Diêm Vương Phán Quan, ngay cả bọn tại hạ là dân chốn man dã còn nghe danh như sấm dội đấy thôi!
Dương Oai cười lớn nói:
– Thiếu giáo chủ suất lãnh bao nhiêu người ngàn dặm bôn ba đến nơinày, chắc không phải chỉ xem mặt mỗi mình Dương Oai này chứ!
Mấy người phía sau Minh Hạ Hạ thấy Dương Oai rất là vô lễ, ai ai cũng trừng mắt nhìn Dương Oai, Dương Oai làm như không thấy, y biết hôm nay lành ít dữ nhiều, hơn mười năm trước, đối phương chỉ có mỗi một Gia Cát Tuấn mà mình cũng chỉ may mắn mới thắng được lão ta, bây giờ đối phương điều động sáu hộ pháp lại, bên mình ngàn vạn lần không phải là đối thủ của người ta, do đó đã sớm bỏ chuyện sống chết ra ngoài không thèm nghĩ tới.
Minh Hạ Hạ biết Dương Oai đang nói mỉa mình, cũng không tức giận, mỉm cười nói:
– Dương tổng tiêu đầu quả thật là người thẳng thắn, chúng tôi lần này đợi ở đây, thứ nhất là ngưỡng mộ oai danh của ông, muốn chiêm ngưỡng phong thái của Dương tổng tiêu đầu, thứ hai là nhờ tổng tiêu đầu giao cho một người, để tiện chúng tôi tìm lại hai thứ thánh vật của tệ giáo đã bị đánh mất bấy lâu nay, đồng thời gia phụ mời tổng tiêu đầu đến tổng đàn hàn huyên mấy ngày.
Dương Oai cười một tràng dài nói:
– Di Lặc giáo các ngươi giết người cướp của, tàn sát quan binh bách tính, tên nào cũng giết người không nháy mắt gớm tay, trong giang hồ còn ai không biết, các ngươi muốn cướp hàng, cứ việc sảng khoái động thủ, không cần phải mũ áo chỉnh tề giả làm chính nhân quân tử, Dương Oai bất tài, nhưng không phải là hạng tham sống sợ chết, động thủ đi thôi!
Lão già bên trái phía sau Minh Hạ Hạ nghe nói, không chịu nổi lớn tiếng hét lên:
– Nói bậy, tệ giáo huynh đệ trước giờ hành hiệp trượng nghĩa, thế thiên hành đạo, vì bách tính trừ gian diệt bạo, giết toàn là bọn đại gian đại ác, ngươi là bậc nhân sĩ vũ lâm lại đi làm chó săn cho quan phủ còn không biết nhục, ở đây còn nói tầm xàm!
Minh Hạ Hạ quay đầu lại nói với lão già:
– Tả hộ pháp, không được vô lý!
Lão già nghe nói, cúi đầu trả lời:
– Vâng! Thiếu giáo chủ.
Nói rồi gầm đầu xuống.
Dương Oai thấy lão già không dám lên giọng, tựa hồ đối Minh Hạ Hạ rất là sợ hãi, y thấy lão già thái dương huyệt gồ cao lên, cặp mắt tinh quang như điện, hai tay khô đét như que củi, gân xanh nổi lên sợi sợi, nhìn là biết vũ công của lão đã đến mức đăng phong tạo cực. Y không biết lão già này mấy chục năm trước là tay cao thủ vũ lâm lừng danh thiên hạ. Thì ra, lão già này tên là Tả Dũng Cương, là cao túc của Di lặc giáo, lúc lão còn trẻ vốn là một kiện tướng dưới trướng Minh Đại Hải, nước Đại Hạ diệt vong rồi, lão theo mọi người hộ tống chủ nhân lên Đại Tuyết sơn, ủng tải con của Minh Ngọc Tra6n là Minh Đại Hải làm giáo chủ, các quan chức lớn chức nhỏ thì làm hộ pháp đường chủ, đời đời trung kiên với Di Lặc giáo, tiếp tục triển khai hoạt động, mở rộng thu thêm giáo chúng, mưu đồ trùng chỉnh trống cờ đoạt lại giang sơn.
Tả Dũng Cương vốn nhiệm chức đưỜng chủ Bạch Hỗ đường ở tổng đàn, các đại hộ pháp của Di Lặc giáo tiếp nhau tạ thế, rồi do lão có công lao nhiều, từ từ thăng nhiệm lên thành thủ tòa hộ pháp. Hồi còn trẻ Tả Dũng Cương xuất thân từ chùa Thiếu Lâm ở Phúc Kiến Bồ Điền, theo học Tuệ Viên trưởng lão, vũ công rất giỏi, Tuệ Viên trưởng lão ở chùa Thiếu Lâm bối phận rất cao, là sư huynh của phương trượng Tuệ Minh thiền sư, Tuệ Viên trưởng lão tính tình đạm bạc, lúc nào cũng ở sau núi tham thiền ngộ đạo, tu tập vũ công thượng thừa, coi giữ bảo tháp, nội lực và vũ công tu vi trên Tuệ Minh thiền sư rất xa, nhưng rất ít người biết vũ công của ông ta đến mức nào. Cha mẹ của Tả Dũng Cương là đại tài chủ danh tiếng ở Phúc Kiến, cũng là một người làm thiện nguyện có tiếng, tín phụng Phật Tổ, hay lại chùa bố thí, là khách thường lui tới chùa Thiếu Lâm, mỗi năm cúng vào chuyện nhang đèn hương khói rất nhiều, cha mẹ lão còn hay chu cấp cho đám bách tính bần khổ quanh vùng. Lúc đó, bởi vì triều đình thối nát, quan binh đạo tặc cấu kết nhau, kẻ cướp hoành hành, chém giết quanh năm, xã hội vô cùng hỗn loạn. Cha mẹ của Tả Dũng Cương bèn đem lão đưa vào chùa Thiếu Lâm từ lúc còn nhỏ, hy vọng lão học được một thân bản lãnh để tự phòng thân, trong thời thế loạn lạc bảo toàn được tánh mạng. Tuệ Viên trưởng lão thấy cha mẹ lão suốt đời làm việc thiện, bèn thu lão làm đệ tử tục gia. Tả Dũng Cương năm mười tuổi bắt đầu lên núi Thiếu Lâm học vũ nghệ, lão thiên tư thông minh, lại cần cù chịu khổ, rất được Tuệ Viên trưởng lão thương mến. Tuệ Viên trưởng lão bèn đem một thân bản lãnh của mình truyền hết cho lão. Tả Dũng Cương năm mười tám tuổi, cha mẹ lão bèn đem lão về nhà lấy vợ, lão mới rời Tuệ Viên trưởng lão xuống núi, bấy giờ lão đã học hết chân truyền của Tuệ Viên trưởng lão, đặc biệt là công phu Đại Lực Kim Cương chưởng của phái Thiếu Lâm, lại càng vô cùng oai mãnh, đánh ra là tan bia nát đá, kiên cường dị thường.
Lão về nhà rồi, vốn tưởng là sống một cuộc đời bình thường an tĩnh, nào có ngờ rằng, tài sản nhà lão quá lớn, làm quan phủ và hào bá địa phương ganh tỵ, quan phủ và cường hào ác bá cấu kết nhau, vu hãm cho lão là giáo đồ của Di Lặc giáo, đem giam vào trong ngục tra tấn, bức bách cha mẹ lão bán gia tài chuộc người, đợi bán hết tài sản nhà lão rồi mới thả lão ra. Đến lúc Tả Dũng Cương về tới nhà, cha mẹ lão vì kinh hãi quá độ, thêm vào đó tâm sức hao kiệt, trước sau mắc phải bệnh, lúc đó nhà lão chỉ còn thừa lại mấy gian nhà, Tả Dũng Cương chỉ còn nước bán luôn hết lấy tiền mua thuốc trị bệnh cho cha mẹ, rồi dọn đến chùa ở, có điều cha mẹ lão rốt cuộc cũng qua đời sau đó. Tả Dũng Cương thấy giờ đây nhà cửa đã bị tan nát, tuyệt vọng quá đổi, lão vốn cho là số mạng mình không may bị vậy, bèn nhẫn nhục chịu đựng khổ sở, hy vọng bảo toàn tính mạng để lo lắng cho cha mẹ già yếu cũng xong, tài sản mất, lão cũng chẳng màng, có điều bây giờ cha mẹ đã mất, chẳng còn chi vướng víu, cừu hận trong lòng cứ thế mà tuông ra, lão bèn giết hết một đám quan phủ huyện lệnh và kẻ thù, bắt đầu một cuộc đời vong mệnh rày đây mai đó, Đặng Tấn Thắng cũng có nghe chuyện của Tả Dũng Cương, bèn kiếm cách đưa lão gia nhập vào Di Lặc giáo, từ đó về sau, Tả Dũng Cương bèn theo tùy tùng Đặng Tấn Thắng, bởi vũ công lão cao cường, trước sau giết chết vô số cao thủ vũ lâm của triều Nguyên, lại nhiều lần đánh bại kiện tướng của quân Nguyên, dần dần danh tiếng nổi lên, sau này đi theo tùy tùng Minh Ngọc Trân. Nước Đại Hạ diệt rồi, lão cùng mọi người hộ tống ấu chúa trốn lên Đại Tuyết sơn, lập ấu chúa làm giáo chủ, sau đó lão lại lập vô số công lao, thăng lên làm hộ pháp, dần dần thành ra nguyên lão của Di Lặc giáo.
Nguyên tác: A Chí
Dịch giả: Lê Khắc Tưởng
Bài Cùng Tác Giả:
- Bi Ca Hành trong nhạc cổ điển
- Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu
- Tương Tiến Tửu – Lý Bạch
- Cẩm Sắt – Lý Thương Ẩn
- Vọng nguyệt hòai viễn – Trương Cửu Linh
- Cận thí thượng Trương thủy bộ – Chu Khánh Dư
- Khiển hòai – Đổ Mục
- Lương Châu từ – Vương Hàn
- Phong kiều dạ bạc – Trương Kế
- Dạ vũ ký bắc – Lý Thương Ẩn
- Đăng Lạc Du nguyên – Lý Thương Ẩn
- Xuân hiểu – Mạnh Hạo Nhiên
- Hành lộ nan – Lý Bạch
- Ngọc đài thể – Quyền Đức Dư
- Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt – Bạch Cư Dị
- Hiệp Khách Hành – Lý Bạch
- Tặng Vệ bát xứ sĩ – Đỗ Phủ
- Kim Lũ Khúc – Nạp Lan Tính Đức
- Trường Can Hành – Lý Bạch
0 Bình luận