Hôm sau, ba người vừa ăn xong cơm sáng, Trí Thông đại sư phái người lại mời Dương Thông lại Tàng Kinh Các chơi cờ, Tàng Kinh Các nằm riêng rẽ phía sau chùa, phía trước là nước sau là núi, cách một con suối dùng để đề phòng có hỏa hoạn, không những vậy Tàng Kinh Các kiến trúc đa số dùng những tảng đá lớn rất ít dùng gỗ cũNg là để đề phòng lữa không bén vào nhiều. Ba người đi qua cây cầu đá bắt ngang con lạch vào tới Tàng Kinh Các, kiến trúc cấu thành khoảng chừng hơn mười gian phòng, trừ mái ngói và cửa sổ cửa ra vào ra, phần còn lại đều dùng đá tảng dựng lên, phía trước Tàng Kinh Các là một khoảng đất trống có ghế đá và băng đá bàn đá, Trí Thông đại sư đã ngồi đó chờ từ lúc nào, nhà sư thấy ba người đi qua cầu đã đứng dậy tiếp đón, miệng tươi cười nói:

– Lão nạp đã lâu này chưa được chơi cờ với một tay cao cờ hạng quốc thủ như Dương bang chủ, thực là nóng ruột muốn phát hoảng, vì vậy không thể không đi tìm Dương bang chủ làm vài ván cờ giải muộn.

Dương Thông hướng về nhà sư làm lễ rồi nói:

– Lần trước may được đại sư chỉ điểm các môn tuyệt kỹ Thiếu Lâm vãn bối vô cùng cảm khích còn chưa cảm tạ ơn đức của đại sư nhĩ!

Nói rồi Dương Thông bèn cúi rạp người hành lễ, Trí Thông đại sư bước lại chụp lấy bàn tay y nói:

– Lại đây mau! Hôm nay chúng ta làm vài bàn, bang chủ không cần phải nhường lão nạp, xem thử bang chủ đã nghĩ ra đưỢc thêm kỳ chiêu tuyệt kỹ nào thêm chăng.

Nói rồi nhà sư kéo Dương Thông lại một chiếc bàn đá ngồi xuống, trên chiếc bàn đã có vẽ một bàn cờ, Lỗ trưởng lão thấy bàn cờ hình như cũng mới vừa vẽ xong không lâu, nhưng không thấy có quân cờ đâu, chỉ nghe nhà sư nói với Dương Thông:

– Dương bang chủ, ông lại đây là khách, ông lấy bên đen đi trước đi.

Dương Thông nhìn qua nhìn lại không thấy quân cờ bèn hiểu ý nhà sư, y nói:

– Tốt lắm!

Nói rồi bèn thò ngón trỏ ra móc một cái vào trung cung bàn cờ, một lỗ hỏm hiện ra trên mặt đá, Trí Thông đại sư cười ha hả nói:

– Vào ngay trung cung, tiên phát chế nhân, được!

Nói rồi ngón tay khuyên một vòng vào một góc bàn cờ xem như là quân màu trắng. Lỗ trưởng lão thấy hai người hạ cờ như vậy mới hiểu ra, lão thấy Dương Thông và Trí Thông đại sư vừa nói chuyện vừa chơi cờ vô cùng nhàn nhã, nhưng mỗi quân cờ đều phải cần nội lực cao thâm ấn xuống mà thành, thoáng chốc đã đi được mười mấy nước.

Lỗ trưởng lão thấy quân cờ trắng của Trí Thông vây lại càng lúc càng dày, còn quân đen của Dương Thông thì càng lúc càng bị ép lại, bốn bề đâu đâu cũNg thấy cờ trắng rình rập, hai người càng đi cờ càng nhanh, Dương Thông vừa đi vừa tán chuyện:

– Đại sư, vãn bối tấn công khắp nơi, đại sư chịu nổi không ?

Trí Thông đại sư chẳng ngẩng đầu lên, tay khuyên một quân cờ miệng nói:

– Cho dù ông có đi ngàn đường vạn lối, lão nạp chỉ cần một đường ra.

Dương Thông nghe nhà sư nói vậy bèn tắc vô liên tiếp ba chỗ, thoáng chốc đã thấy chiếm cứ không ít địa bàn, Trí Thông đại sư chẳng màng y đi nước gì cứ chúi đầu nhằm một chỗ đi liên tiếp ba quân cờ nữa, trong khoảnh khắc đã bức vào trọng địa của Dương Thông, y nhìn thấy đã biết không xong, nếu còn không ngăn trở, quân cờ của Trí Thông đại sư sẽ chiếm nguyên trung tâm cuộc cờ của mình, mất đi hết căn cơ cứ điểm, vội vàng đi hai quân cờ ngăn chận lại đợt tấn công của địch thủ, Trí Thông đại sư cười ha hả nói:

– Tuy ông có tấn công khắp nơi, xem ra chiếm hết lợi thế cuộc diện, nhưng lão nạp chỉ cần đánh vào sào huyệt của ông là ông phải bỏ về tự cứu, chính là cái mẹo Vi Ngụy Cứu Triệu đấy.

Dương Thông cũng cười đáp:

– Đại sư phân tích thật chính xác.

Nói rồi vừa thu thập tàn cuộc vừa hỏi:

– Nếu như vãn bối tử thủ sào huyệt thì đại sư sẽ làm sao ? Bốn phía tấn công hay là chỉ công kích một mặt ?

Trí Thông đại sư cười đáp:

– Cho dù ông có thiên quân vạn mã, lão nạp chỉ công vào một đường thẳng tới sào huyệt.

Dương Thông cười nói:

– Tốt lắm! Đại sư lại thử một phen.

Nói rồi hai bên lại xông vào sát phạt một hồi nữa, cờ trắng công kích mãnh liệt, cờ đen phòng thủ nghiêm mật, thoáng chốc đã đánh nhầu một trận kịch liệt, Lỗ trưởng lão và Tống Thanh đứng ngoài cũNg hiểu hai người vừa đánh cờ vừa bàn luận chuyện tấn công Di Lặc giáo.

Lỗ trưởng lão thấy cờ của Dương Thông bị trống góc tây bắc, còn góc tây nam thì dày đặc bèn hỏi:

– Đại sư, tại sao không đột xuất kỳ binh xông vào mé tây bắc ?

Trí Thông đại sư chúi đầu và bàn cờ lắc lắc đầu nói:

– Không được! Mé tây bắc nhà cửa thưa thớt, đường xá nguy hiểm, có thể nói là nguy hiểm trùng điệp, cho dù có công vào cũng chỉ tổn hại binh tướng, được không bằng mất, huống gì thời tiết biến đổi thất thường.

Tống Thanh lại bàn:

– Hiện tại hai bên đang mãi miết sát phạt ở mé tây nam, dày dày đặc đặc, tuy binh lực tập trung nhưng thắng thua khó mà đoán, hai bên thế lực quân bình, hay là đánh hai mặt ?

Trí Thông đại sư gật đầu nói:

– Cứ thử xem sao!

Nói rồi nhà sư thò bàn tay phải tới bàn cờ chà qua một cái vừa cười vừa nói:

– Bang chủ, bàn này ông thua là chắc rồi, chúng ta làm lại bàn mới đi.

Lỗ trưởng lão và Tống Thanh thấy Trí Thông đại sư đưa tay qua chà một cái trên bàn cờ rồi hất ống tay áo một cái xong rồi lại thổi vài hơi nhẹ lên bàn cờ, lập tức bụi phấn lả tả rơi xuống đất, bàn cờ lại bóng loáng như gương, bất giác giật nãy mình, chỉ dựa vào đó không thôi hai người cũng nhìn ra được nội lực của nhà sư đã cao thâm hồn hậu đến mức nào.

Dương Thông thì chẳng lấy làm lạ, y đã lãnh giáo qua vũ công của Trí Thông đại sư, y thấy nhà sư xóa bàn cờ rồi bèn xăng tay áo lên cười nói:

– Được! Chúng ta lại làm thêm một bàn nữa.

Nói rồi thò ngón tay trỏ vẽ chín đường ngang chín đường dọc trên mặt bàn đá, ngón tay vẽ đến đâu đường bàn cờ hiện ra đến đó như vẽ trên đậu hủ, thoáng chốc đã vẽ xong bàn cờ, Trí Thông đại sư cất tiếng khen:

– Dương bang chủ vũ công lại tiến bộ thêm không ít, lão nạp cam chịu hạ phong.

Dương Thông cười đáp:

– Đại sư quá khen, bàn này mời đại sư đi cờ đen trước, đại sư thủ vãN bối công xem thử ra sao ?

Trí Thông đại sư cười ha hả nói:

– Được lắm!

Nói rồi thò ngón tay ra đè xuống chính giữa bàn cờ làm thành một dấu ngón tay lõm xuống xem như là một quân cờ đen, Dương Thông bắt chước nhà sư lúc nãy cũng khuyên một vòng tròn ở mé tây nam xem như là quân cờ trắng, Trí Thông điểm một quân cờ đen chắn lại, Dương Thông lại khuyên một quân ở góc tây bắc, Trí Thông đại sư lại điểm một quân chắn lại, hai bên tựa hồ như không suy nghĩ, người này điểm một quân, kẻ kia khuyên một quân thoáng chốc đã qua lại hai mươi mấy nước, hai người đi được thêm mười mấy nước nữa đã đi tới chỗ khẩn yếu, đôi bên tranh nhau ở góc tây nam, Dương Thông có lúc lại ở góc tây bắc khuyên vào vài quân, có lúc ở tây nam lại thêm vài quân, tấn công hai mặt, Trí Thông đại sư do đó phải chống đở hai mặt, càng đấu càng quyết liệt như đang dùng vũ công tranh đấu mồ hôi rướm ra đầy cả trán, đi được một hồi Trí Thông đại sư không cẩn thận để cờ trắng đột nhập vào giữa góc tây bắc, Dương Thông bèn thắng được bàn đó. Trí Thông đại sư thở ra nói:

– Hai đường giáp công! Hai nơi phòng thủ! Khó quá! Khó quá!

Hai người đánh xong hai bàn đã thấy tinh thần kiệt quệ, bởi vì hai bên đều phải dùng nội lực đi cờ tiêu hao đi không ít. Trí Thông đại sư nói:

-Hôm nay chắc phải tới đó là ngừng, ngày mai chúng ta lại tiếp tục, lão nạp dẫn Dương bang chủ đi xem thắng cảnh núi Tung Sơn được không ?

Dương Thông cảm tạ:

– Như thế thật quá hay!

Mọi người ăn xong cơm trưa, Trí Thông đại sư bèn dẫn ba người đi khă”p nơi thưởng ngoạn.

Bốn người trước tiên đến Sơ Tổ Am, sau đó đến Đạt Ma Động, Đạt Ma Động chính là chỗ Đạt Ma tổ sư năm xưa tu luyện tham thiền, động sâu bảy mét, rộng hai mét, trong động có tượng đá của tổ sư và bốn đại đệ tử, mọi người tiếp theo đó lại du ngoạn qua Nhị Tổ Am và Thiên Phật Điện, Thiên Phật Điện lớn nhất trong chùa Thiếu Lâm, cũNg là chỗ phương trượng chiêu tập chúng đệ tử, trong điện thờ một pho tượng Phật làm bằng đồng ngồi trên hoa sen, trên tường có vẽ năm trăm vị La Hán đủ màu sắc triều bái, còn có bốn hàng trụ để luyện công, cộng tất cả bốn mươi tám trụ, chính là cho các tăng nhân thời Đường luyện tập quyền pháp phái Thiếu Lâm truyền lại, loại quyền pháp này tăng nhân nào cũng phải học, chủ yếu là La Hán quyền pháp, Hình Ý Quyền và La Hán Thập Bát Thủ các loại cơ bản vũ công, muốn tu luyện vũ công cao thâm phải có căn cơ vào được Đạt Ma Đường mới có cơ hội học tập, như nếu vũ công đã đạt đến mức cao thủ tuyệt đỉnh thì còn có thể được vào Tàng Kinh Các tập luyện bảy mươi hai tuyệt kỹ phái Thiếu Lâm. Bốn người đi hết qua các đại điện, Trí Thông đại sư bèn dẫn bọn Dương Thông ra sau núi tới Tháp Lâm, Tháp Lâm là cấm địa của chùa Thiếu Lâm, không ai được phép bén mãng lại, có các tăng nhân đêm ngày canh gác, trong tháp có người quét dọn và phòng thủ, chủ yếu là đề phòng có người lấy trộm đồ vật trong tháp. Nơi đây là chỗ an táng của các phương trượng và cao tăng chùa Thiếu Lâm từ đời này sang đời khác, cộng tất cả hơn trăm ngôi tháp dùng đá và tro nung thành, có tháp bên ngoài còn vẽ đủ hình đủ sắc, có cái được bọc bằng đồng, có tháp còn nạm bảo ngọc hoặc hoàng kim lóng lánh rực rỡ, trong tháp còn để nguyên các dụng cụ sinh thời của các vị cao tăng và phương trượng như thiền trượng, kinh mõ, đao kiếm, cà sa vân vân, vô số kỳ trân dị bảo giá trị liên thành.

Ngày hôm sau, Trí Thông đại sư lại tiếp tục chơi cờ với Dương Thông ở Tàng Kinh Các, lần này nhà sư đi cờ đen trước, Dương Thông giữ cờ trắng tấn công, Dương Thông mới vào cuộc đã tấn công từ bốn phía, cờ trắng khí thế hùng dũng ập vào chiếm lấy ưu thế lớn lao, cờ đen của Trí Thông đại sư càng lúc càng nhỏ lại bày bố phòng ngự nghiêm mật khắp nơi, đầu đuôi dính nhau, chắn giữ cờ trắng của Dương Thông phía ngoài, cuối cùng thừa cơ phản công, đánh cờ trắng một phen tơi tả, bởi vì Dương Thông tấn công khắp nơi do đó quân cờ không được nối liền mạch lạc với nhau để lộ nhiều chỗ yếu điểm, bị cờ đen phản công lại bèn thua thành không thể gỡ được, bàn này Dương Thông thua một trận vô cùng thảm bại bị cờ đen đánh cho không còn manh giáp, thua đến mấy chục quân.

Dương Thông chẳng hề nản chí lại đánh thêm ba bàn nữa với Trí Thông đại sư, vẫn cứ dùng chiến thuật tấn công từ bốn phía, và vẫn cứ bại trận như bàn đầu, Trí Thông đại sư vẫn cứ lấy thoái làm chủ, ở một chỗ nhỏ giữ cứng lấy bốn bề một bức tường kiên cố chặn cờ trắng của Dương Thông bên ngoài, sau đó dùng căn cứ hùng hậu thừa cơ phản công khắp nơi diệt quân cờ trắng một phen thất hồn lạc vía, cờ trắng bị cờ đen đánh ngược lại liên tiếp thua trận, không những ưu thế mất đi hoàn toàn mà thế thủ cũNg không được vững chắc để chận cờ đen lại rốt cuộc lại thua đi một mảng lớn chiến khu, không những thế quân cờ rời rạc mỗi nơi một cách chống đở bị đánh cho tan tành không thành cuộc thế.

Dương Thông cũng phải chắc lưỡi than lên:

– Người thì nhiều, nhưng nếu thiếu đoàn kết nhất thống rốt cuộc cũng phải thua thôi.

Trí Thông đại sư cũng tán thán:

– Giang hồ vũ lâm hình thế cũng giống như những bàn cờ này, do đó nếu phương trượng sư huynh phải thống nhất các môn các phái lại, phân ra hai đường hoặc đâm thẳng vào sào huyệt, như vậy mới có cơ hội thủ thắng.

Lỗ trưởng lão bèn hỏi:

– Phương trượng đại sư có ý muốn liên minh thiên hạ anh hùng vũ lâm sao ?

Trí Thông đại sư gật gật đầu không nói gì thêm. Đánh xong mấy bàn cờ hai người cũng đã mệt lã, bèn chia tay từ biệt.

Ngày hôm sau nữa, Trí Thông đại sư lại dẫn bọn Dương Thông đi du ngoạn Trung Nhạc miếu, ngôi miếu này tọa lạc dưới ngọn Hoàng Cái Phong ở Thiếu Thất Sơn, vốn là một đạo miếu trứ danh, truyền thuyết thời nhà Chu Vương Tử Tấn ở đây tu đạo thành tiên, do đó Trung Nhạc miếu rất được dân gian thờ phụng quanh năm, miếu tạo dựng lên đời nhà Tần, thời nhà Đường mới mở mang ra, đến thời Tống trở thành một đạo quan nổi tiếng, trước giờ vẫn có chừng hơn ba mươi đạo sĩ cư trú, tạo thành cuộc diện tăng đạo cùng tu một chỗ. Trung Nhạc miếu tổng cộng có chín gian bên ngoài, năm gian bên trong, cung cách bề thế hùng vĩ tráng quan, trong điện cung phụng tượng Thạch Ông Trọng và bốn pho tượng sắt giương tay mở miệng ánh mắt giận dữ ngực ưỡn thách thức song quyền nắm chặt mặt mày phẫn nộ, là do Đổng Thiềm người thợ của thời Bắc Tống nguyên niên Trị Bình làm nên, truyền thuyết có đến tám pho tượng bằng sắt, năm xưa quân Kim vào nam xâm lăng Bắc Tống tàn sát lê dân bách tính, đám pho tượng sắt không nén được cơn giận bèn trong một đêm tối mù mịt kéo nhau lại mé sông Hoàng Hà chia ra hai túp lội qua sông lên phía bắc đánh quân Kim, có điều đến lúc bốn pho tượng sắt phía sau qua sông thì trời đã sáng, đạo sĩ trong Trung Nhạc miếu cũNg phát hiện mấy pho tượng sắt không thấy đâu bèn theo dấu tìm lại, chỉ tìm được có bốn pho dùng xe ngựa kéo về, bốn pho tượng này bởi vì không được qua sông đánh quân Kim do đó mà trừng mắt giận dữ song quyền nắm chặt như vậy. Quan chủ của Trung Nhạc miếu rất thân với Trí Thông đại sư thấy nhà sư dẫn thêm mấy người nữa lại bèn nhiệt tình dẫn mọi người đi du ngoạn một phen và dùng cơm trong đạo quan. Tiếp theo đó liên tiếp mấy ngày nữa, Dương Thông và Trí Thông đại sư lại mãi miết chơi cờ trong Tàng Kinh Các, hai người kẻ công người thủ đổi qua đổi lại cùng bàn luận xem một đường tấn công thì tốt hơn hay là hai đường, kết quả xem ra hai đường tấn công vẫn có ưu thế hơn.

Chớp mắt lại gần đến ngày mồng tám tháng chạp, chùa Thiếu Lâm từ trên xuống dưới bận bịu hẳn đi, Trí Thông đại sư cũNg không còn thời gian chơi cờ với Dương Thông, bọn Dương Thông bèn ở trên núi Thiếu Thất du ngoạn khắp nơi, bởi vì ba người ở đó cũng đã lâu, các tăng nhân trong chùa canh giữ trước núi sau núi đều quen mặt do đó cũng không làm khó dễ gì để mặc cho mọi người tùy tiện du lãm. Hôm đó Dương Thông, Lỗ trưởng lão và Tống Thanh ba người đến rừng tháp phía sau núi vòng qua vài lần đã đến trước ngôi tháp của Giác Viễn đại sư, Giác Viễn đại sư từng đã cứu mạng Đường VưƠng Lý Thế Dân do đó sau khi viên tịch rồi, Lý Thế Dân lúc ấy đã lên ngôi làm hoàng đế bèn bỏ ra một số lớn ngân phí xây cho ông ta một cái tháp hùng vĩ dị thường, trên tháp còn giát vàng và khảm bảo ngọc vân vân, từ xa nhìn lại kim quang lấp lánh, trên tháp còn vẽ họa hình ‘mười ba vị thần tăng cứu Đường Vương’. Ba người đứng trước tháp ngắm nghía một hồi lâu, bàn luận về sự tích sinh bình của Giác Viễn đại sư, thưởng lãm bốn bề quanh tháp, tán thán biết bao hoàng kim đã dùng để giát lên ngôi tháp thật hào hoa lộng lẫy. Mọi người đang chắc lưỡi ca tụng thình lình bỗng nghe có tiếng loạt xoạt phía sau, ba người vội vàng ngoái đầu lại nhìn thì thấy có một lão tăng lông mi bạc phếch mặc chiếc áo màu xanh đang khom lưng quét lá, chỉ thấy lão tăng vừa già vừa ốm, người như một cây gậy trúc khẳng khiu, tựa hồ như một trận gió có thể thổi nhà sư bay đi lúc nào không hay, chiếc áo mặc trên người vá víu không biết bao nhiều chỗ, bởi nhà sư ốm yếy gầy gọt chiếc áo mặc trên người lại càng hiển lộ không vừa vặn thân hình chút nào. Nhìn cách ăn mặc của lãO tăng xem ra đây là một chấp sự tăng trong chùa phụ trách việc quét dọn, thắp nhang trồng rau cải, chẻ củi, chức vụ thấp kém nhất trong chùa. Dương Thông thấy mặt mày nhà sư nhăn nheo dày đặc thật không biết đã được bao nhiêu tuổi, hàm râu mọc dài xuống tới ngực dáng điệu như không có chút sức lực trong người mắt mủi lem nhem khom lưng chậm chạp quơ quơ cây chổi quét lá, ba người thấy nhà sư cắm cúi gầm đầu từ từ quét lá hình như không hay biết có người đang đứng bên cạnh.

Ba người đều giật mình kinh hãi, không biết lão tăng ở phía sau lưng mình từ lúc nào, nhất là Dương Thông lại càng kinh ngạc khôn xiết, từ khi y luyện Vô Tướng thần công và Thái Ất huyền công đến giờ, nội lực đã đến mức xuất thần nhập hóa, chung quanh mấy dặm gió thổi cỏ lay y đều nghe rõ rõ ràng ràng vậy mà lão tăng lẳng lặng đến sau lưng ba người mà y chẳng hề hay biết, đủ thấy nhà sư khinh công trác tuyệt đã đến mức đạp trên tuyết không để lại dấu vết, thân thể nhẹ như hoa lá. Ba người lại nhìn đến cây chổi trên tay lão tăng càng há hốc mồm kinh ngạc, chỉ thấy cây chổi bình thường của nhà sư quét đến đâu nơi đó lập tức không còn một chút bụi bặm hoa lá, cây chổi tựa như cục nam châm hút hết lá vào chổi, càng hútca`ng nhiều thoáng chốc đã dày đặc như tổ ong vàng ướm, lão tăng quét đến trước mặt ba người, đầu chẳng ngẩng lên chỉ hất cây chổi về phía bờ rừng, đám lá dính trên chổi bèn như một trận gió cuốn qua thổi hết lá qua một bên ra ngoài rừng tháp có tới ba trượng hơn, đám lá đó nhẹ tênh không bao nhiêu trọng lượng bị lão tăng hất qua một bên đã ra xa đến mức đó, đủ thấy nội lực của lão tăng đã đến mức độc bộ đương kim vũ lâm không ai bì kịp. Ba người nhìn thấy toát mồ cả mồ hôi đợi đến lúc lão tăng quét đến trước cái tháp của Giác Viễn đại sư mới giật mình sực tỉnh hướng về lão tăng làm lễ, Dương Thông vội vàng mở miệng cung kính nói:

– Vãn bối là Dương Thông ở Cái Bang, thỉnh an thần tăng!

Lão tăng chẳng nhìn lấy ba người nửa mắt chỉ cố khom lưng quét dọn công việc của mình, Dương Thông lại mở miệng nói thêm lần nữa, lão tăng cũNg chẳng thấy ngẩng đầu lên mãi cho đến lúc ba người bước đến trước mặt, lão tăng mới ngước mắt lên nhìn, Dương Thông nhìn kỹ mới thấy mặt mủi nhà sư nhăn nheo như bị đao cứa, cặp mắt lờ đờ tít lại thành hai đường chỉ hình như không thấy rõ đường, thân hình khô như cây củi, đôi bàn tay như hai khúc cây khô, gân xanh nổi lên mồn một không thấy có chút thịt mỡ chỉ có da bọc lấy xương, nhà sư thấy ba người đang khom lưng hướng về mình hành lễ bèn chầm chậm đứng thẳng người lên, dùng bàn tay phải chỉ vài tai và miệng của mình, sau đó lắc lắc đầu rồi lại khom người xuống làm việc như cũ.

Bọn Dương Thông bấy giờ mới biết lão tăng là người vừa điếc vừa câm, mắt lại mờ, thảo nào mà không nghe mình nói gì cả, có điều ba người thấy lão tăng hành động cổ quái vũ công lại cao cường kỳ lạ, bèn không dám ở đó quấy nhiễu nhà sư, ba người bèn qua trở về chùa. Dương Thông vừa đi vừa nghĩ thầm:

– Chùa Thiếu Lâm quả nhiên là chốn tàng long ngọa hỗ, vũ công của lão tăng này, mình và Trí Không đại sư hợp lại chưa chắc đã địch nổi. Án lý ra lão tăng phải là kẻ ở trong Đạt Ma Đương chuyên tâm mài luyện thượng thừa vũ công ở Tàng Kinh Các mới phải, vậy mà tại sao lại ở phía sau núi coi việc quét dọn giữ gìn lăng mộ chùa tháp ?

Lỗ trưởng lão hạ giọng nói:

– Lão tăng nọ chắc là sợ mình ăn trộm vàng bạc hoặc bảo ngọc trên tháp không chừng, xem mình cũng quá đê tiện.

Dương Thông cười nói:

– Không chừng nhà sư chỉ tình cờ quét tới chỗ mình đứng thế thôi.

Tống Thanh nói:

– Bang chủ, tôi xem nhà sư tám phần là hiểu lầm bọn mình, Lỗ trưởng lão nói không sai, như nếu nhà sư không cho là chúng ta có bụng trộm cướp, ắt hẳn là không để lộ bản lãnh của mình ra, có điều xem tuổi tác nhà sư còn già hơn cả Trí Không đại sư nhiều, bối phận chắc hẳn là trên phương trượng, vũ công cũng không dưới, không biết tại sao nhà sư lại ở nơi này làm chuyện quét dọn ?

Lỗ trưởng lão lại nói:

– Sao mình không lại hỏi phương trượng đại sư ?

Dương Thông lắc lắc đầu nói:

– Chắc mình không nên hỏi là hơn, không chừng chuyện này dính líu tới nội tình trong chùa người ngoài không nên hỏi tới.

Tống Thanh và Lỗ trưởng lão nghe vậy cũng gật đầu khen phải.

Lúc ba người về đến chùa rồi thì Dương Thông thấy Triệu Tử Phong phái Hoa Sơn thống lãnh đám Trác Nhất Hoa và đệ tử đã đến chùa Thiếu Lâm, Dương Thông tính lại thì sực nhớ là chỉ hai ngày nữa là đến ngày mồng tám tháng chạp. Hai người gặp nhau vô cùng mừng rỡ, hai người vốn không biết Trí Không đại sư mời riêng hai bên lại sớm để điều giải mâu thuẫn lúc trước giữa hai bang phái, nhà sư không ngờ lúc Triệu Tử Phong tiếp nhiệm chưởng môn phái Hoa Sơn, DưƠng Thông đã hóa giải mối hiềm khích với phái Hoa Sơn. Bởi vì Vi Tiếu Thiên cũng bị bọn Di Lặc Giáo hãM hại do đó hai bên đều có một kẻ thù chung, Di Lặc Giáo không chừng cho rằng giết Vi Tiếu Thiên đi là phái Hoa Sơn sẽ bị chia ba xẻ bảy từ đó về sau sẽ trở thành rắn mất đầu do đó sẽ nghe theo mệnh lệnh của Di Lặc giáo không một chút chống cự, ngờ đâu Triệu Tử Phong vũ công cao cường xuất chúng đứng ra thống lãnh khuất phục đám đệ tử Hoa Sơn đâu vào đó, ngược lại thành ra lại rước thêm một kẻ đối thủ lợi hại. Trí Không đại sư thấy hai bên quả nhiên đã xóa bỏ mối hiềm khích lúc trước, nhà sư vô cùng mừng rỡ, tối hôm đó bèn đích thân lại dùng cơm chiều với mọi người.

Ngày hôm sau, bởi vì mọi người bắt đầu lục tục đến tham dự, đám tăng nhân chùa Thiếu Lâm trở nên bận bịu không có thì giờ tiếp tục hàn huyên với bọn Dương Thông, do đó y rủ Triệu Tử Phong kết bạn đi dạo vòng quanh, hai người đi một hồi bất giác lại chuyển qua khúc quanh đến gần rừng tháp, rừng tháp rộng cũng đến hơn hai vạn thước vuông, trước sau có hơn một trăm ngôi tháp, các tăng nhân canh giữ tháp thấy DưƠng Thông lại đến bèn để mặc hai người tự do lòng vòng chung quanh.

Hai người đang đia qua trước ngôi tháp của Giác Viễn đại sư thình lình bỗng thấy có một bóng xám thoáng qua tháp rồi biến mất, hai người nhìn nhau ngơ ngác, mỗi người thi triển khinh công bên trái bên phải đánh một vòng quanh ngôi tháp bèn thấy có một lão tăng đang khom người trước một ngôi tháp cao ngất có trạm bảo ngọc, ngôi tháp này đứng hẳn ra khỏi các ngôi tháp khác về chiều cao, lão tăng thân hình gày gò như cây củi khô, râu bạc mày bạc phủ trên mi mắt đang lo`mkho`m cúi người nhổ cỏ, Dương Thông lập tức nhận ra lão tăng chính là người mình đã gặp hôm trước vừa câm vừa điếc đó, y giật nãy mình không biết nhà sư vì lý do gì lại thần xuất quỹ một hiện ra bên ngôi tháp, Triệu Tử Phong thấy nhà sư đang khòm lưng ra sức nhổ cỏ, hai bàn tay thì run run thỉnh thoảng còn ho khẻ lên vài tiếng làm như thở không ra hơi ra chiều khốn khổ, y cũng không để ý quay qua nói với Dương Thông:

– Thì ra là một nhà sư đang bận chuyện quét dọn, mình đi thôi!

Dương Thông nắm lấy tay y kéo qua vài ngôi tháp rồi mới hạ giọng nói:

– Triệu đại ca, anh đừng xem thường ông ta, đấy là một dị nhân vũ công cao cường kỳ lạ.

Triệu Tử Phong kinh ngạc hỏi:

– Ta xem nhà sư cũng bình thường lắm có chỗ nào kỳ lạ đâu!

Dương Thông thấy Triệu Tử Phong ra chiều không tin bèn đem chuyện hôm qua kể lại cho y nghe, Triệu Tử Phong bán tín bán nghi, nói:

– Thật sao ?

Dương Thông đáp:

– Tiểu đệ có bao giờ nói dỡn với đại ca đâu ?

Triệu Tử Phong bật cười, trong bụng hiếu kỳ bèn hạ giọng nói:

– Được! Chúng ta hãy lẳng lặng trở lại xem thử thế nào

Hai người thi triển khinh công ẩn người vào trong đám rừng tháp quan sát độ khoảng nửa tiếng đồng hồ, thấy lão tăng vẫn đang cắm đầu nhổ cỏ làm việc vô cùng cẩn thận mãi cho đến chung quanh ngôi tháp đã sạch hết không còn chút cỏ nào, hai người vẫn thấy nhà sư không có hành động gì khác thường.

Hai người đang tính lẳng lặng bỏ đi thình lình có một đàn chim sẻ ríu rít bay ùa lại đậu trên đỉnh ngôi tháp cao, đám chim sẻ này thích làm tổ trên tháp lại còn làm ô uế nguyên một khu vực do đó ai ai cũNg ghét chúng. Chỉ thấy lão tăng đầu không ngẩng lên, hai tay ống tay áo hướng về đỉnh tháp phe phẩy mấy cái bèn thấy đám chim sẻ kinh hoảng tán loạn bay đi làm như bị một trận gió lớn ùa tới vậy. Dương Thông và Triệu Tử Phong đều lấy làm kinh ngạc, đỉnh tháp cao tới chừng mười thước, lão tăng chỉ vẫy nhẹ ống tay áo mà đã đuổi đàn chim sẻ bay tán loạn như vậy, nội lực nhà sư thâm hậu phải nói là đương thế khó có kẻ bì kịp. Lão tăng làm xong hết việc nhổ cỏ rồi mới đứng dậy lạo xạo bước vào trong tháp, Dương Thông và Triệu Tử Phong thấy nhà sư đối với ngôi tháp này đặc biệt lo lắng chu đáo bèn bước lại gần nhìn kỹ, Triệu Tử Phong nhìn một hồi bỗng hướng về ngôi tháp bái lạy rồi nói:

– Thì ra ngôi tháp này là nơi an nghỉ của Nguyệt Không đại sư.

Dương Thông không biết Nguyệt Không đại sư là ai bèn hỏi y:

– Triệu đại ca, Nguyệt Không đại sư là phương trượng đời thứ mấy của chùa Thiếu Lâm ?

Y thấy ngôi tháp này kiến tạo hùng vĩ cao lớn, liệu tưởng chắc là dành cho phương trượng của chùa, Triệu Tử Phong lắc đầu đáp:

– Ta nghe ân sư nói, vị Nguyệt Không đại sư này là thái sư thúc của Trí Không đại sư,vũ công cao cường, trong người kiêm hơn ba mươi tuyệt kỹ của Thiếu Lâm là một vị cao tăng tu luyện nhiều vũ công nhất từ trước đến giờ, bởi vì nhà sư đã từng thống lãnh tăng nhân đến miền duyên hải đánh đuổi bọn hải tặc đến tao nhiểu do đó được triều đình ban thưởng và dân chúng tôn thờ.

Dương Thông nghe nói rõ về lai lịch nah` sư bèn sinh lòng kính trọng hướng về ngôi tháp bái lạy một hồi, hai người trong bụng đều thầm nghĩ không biết lão tăng có quan hệ gì đến Nguyệt Không đại sư, đang tính rủ nhau rời khỏi nơi đó bỗng nghe trong tháp có tiếng loạt soạt mà không thấy bóng lão tăng đâu, tiếng động khi thì vang lên hướng đông khi thì hướng tây truyền lại có lúc lại từ phía sau hai người nhưng hai người vẫn không thấy có bóng dáng ai, rừng tháp vừa rộng vừa dày đặc những tháp như một toà trận thế, hai người không dám ở lại đó lâu bèn cùng ra khỏi đó. DưƠng Thông nghĩ thầm:

– Vị lão tăng này tại sao lại quanh quẫn xuất hiện bên cạnh mình ? Lần trước đi với Trí Thông đại sư có thấy lão tăng xuất hiện gì đâu, rốt cuộc nhà sư là ai ?

 
Nguyên tác: A Chí
Dịch giả: Lê Khắc Tưởng

 

Bài Cùng Tác Giả:

0 Bình luận

Bình Luận