Ngày hôm sau, Giản trưởng lão và Dương Thông rời khỏi tửu lầu ra bờ sông mướn một chiếc thuyền khởi hành xuôi về hướng hạ du, chủ thuyền là cặp vợ chồng già còn có đứa con gái chừng hai chục tuổi. Dương Thông thấy lão chừng sáu mươi tuổi mặt mày vàng khè da mặt nhăn nheo, còn bà vợ thì chừng năm mươi lăm đầu tóc đã thành muối tiêu mặt mày sạm nắng, xem ra hai vợ chồng có con muộn, cô con gái chắc là bảo bối của hai vợ chồng, hai người ăn mặc vải thô, nhìn qua là biết từng là kẻ qua lại trong chốn giang hồ, mặt mủi đầy vẻ phong sương, còn cô con gái tuy là con nhà thợ thuyền nhưng trông rất dáng vẻ, mặt trái soan lông mi lông mày như vẽ, cặp mắt trong suốt làn thu thủy, cái miệng nhỏ nhỏ xinh xinh, có điều da dẻ hơi có đen đúa, trên đầu gài một đóa hoa nhỏ màu trắng, chân mang đôi hài da, tuy mặc bộ đồ vải thô màu xanh mà không dấu được vẻ miêu điều xinh đẹp chỉ có một chỗ đáng tiếc người cô hơi nhỏ thó. Chủ thuyền tự xưng là họ Lưu, Giản trưởng lão thấy vợ chồng mặt mày thật thà vui vẻ giá cả cũng phải chăng bèn mướn thuyền của họ. Thuyền thuận giòng đi về xuôi đi được nửa ngày bèn nhập vào giòng Trường giang, tối đó đến Trọng Quảng. Dương Thông thấy bến Trọng Quảng đó có vô số thuyền bè lớn có nhỏ có, nhìn từ xa xa, nhà cửa trên bờ giống như nhà này chồng lên nhà kia, càng chồng càng cao, Trọng Quảng là một thành trì bên núi nổi danh, nhà cửa đều xây dựa vào vách núi lên dần lên dần, do đó mà có cái vẻ chồng chất lên như vậy. Đến lúc trời tối, đèn đuốc hai bên bờ lấm tấm như sao trên trời, ánh với đèn đuốc trong thuyền câu cá trên sông, lại càng như ánh sao rơi muôn vàn sắc thái, thật là tuyệt đẹp.

Ngày hôm sau, thuyền rời khỏi Trọng Quảng, lại đi thêm nửa ngày nữa bèn đến thành Bạch Đế, thuyền rời thành Bạch Đế hướng về Hoắc Đường hiệp chính giữa Tam Hiệp trực chỉ, dọc đường toàn là những ngọn núi cao ngất trời, hai bên bờ đều là những vách đá dựng ngược, nước sông cuồn cuộn đổ vào Tam Hiệp, tiếng nước ì ầm, mặt nước dậy sóng, dòng nước chảy xiết, đá tảng muôn hình vạn trạng, thuyền không cẩn thận là đụng vào tan nát xong đời. DưƠng Thông lớn lên ở miền bắc đâu biết bơi lội, thuyền chao trong sóng dữ, y ngồi một nưỚc trong mui sợ muốn tan nát gan mật, chỉ e người giữ tay lái không cẩn thận sẩy tay là thôi. Dương Thông thấy hai vợ chồng chủ thuyền và đứa con gái đều ở ngoài giữ lái chống sào, vợ chồng thì ngồi trước giữ lái còn cô con gái thì một mình chống sào sau đuôi, người cô nhỏ thó mà đứng vững như trên mặt bằng, một mặt cây sào trong tay đẩy nhẹ thuyền ra khỏi đá, một mặt cất tiếng ca xem ra vô cùng nhàn nhã, Dương Thông thấy cô tuổi tác còn nhỏ mà gan dạ cùng mình trong bụng ngấm ngầm bội phục cô dũng khí. Thuyền đi chừng khoảng hút hai ống thuốc bèn tiến vào Vu Hiệp, nước chảy thình lình chậm hẳn lại, hai bên bờ núi nhấp nhô sông uốn khúc tạo thành một bức tranh thật là diễm tuyệt, thuyền lướt sóng chạy quanh co trên sông, Dương Thông bấy giờ mới thở phào ra một hơi, thuyền chạy thêm hai tiếng đồng hồ nữa bèn vào tới Tây Lăng Hiệp, nưỚc thình lình lại chảy xiết, bọt nước tung tóe trắng xóa, sóng vỗ ầm ầm hai bên bờ, đá ngầm như răng chó lồi lên đột ngột giữa lòng sông thật là kinh tâm động phách. Có điều chủ thuyền ba người là tay lão luyện thuần thục có lúc thuyền như muốn đụng vào đá chỉ thấy mẹ con nhẹ nhàng đưa sào đẩy qua thuyền bèn tránh khỏi dễ dàng, làm Dương Thông nhìn sợ run nhắm cả mắt lại. Thuyền đi thêm hai tiếng nữa ra khỏi Tây Lăng Hiệp, Dương Thông thấy đã như muốn ra khỏi hiệp bèn thở ra nói:

– Hôm nay đi qua được Tam Hiệp mới sực nhớ lại lời thơ của cổ nhân thời Đường là Lý Bạch, quả thật là như vậy.

Giản trưởng lão cười nói:

– Đúng thế! ‘Triêu từ Bạch Đế thái vân gian, Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn, Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú, Khinh châu dĩ quá vạn trùng san’, chúng ta chỉ ra khỏi Tam Hiệp rồi là vạn sự bình an thôi!

Dương Thông nghe nói vậy bèn thắc mắc hỏi:

– Sao ? Nguyên một dãy này có cướp biển sao ?

Giản trưởng lão cười đáp:

– Cướp biển thì không có, nhưng chú quên Đường môn trong xứ Thục sao ? Phía trước không xa là Ba Sơn đó!

Dương Thông nghe vậy giật mình sực nhớ tới Đường Linh Phong, chuyện mình giết chết Đường Lượng, còn chuyện mới đây mình náo loạn ở núi Thanh Thành giang hồ đồn đãi ầm ĩ, Đường Linh Phụng như nếu biết mình đi qua đây nhất định sẽ không bỏ qua.

Đường Môn trong xứ Thục giang hồ nghe danh táng đảm kinh hồn này nằm trong Ba Sơn, là một nhà thế gia trong vũ lâm hơn hai trăm năm nay, Dương Thông nghĩ bụng:

– Đám Đường môn này chắc có không ít đệ tử, như nếu để bọn đệ tử của Đường Linh Phong dò la được mình qua đây chỗ địa bàn nhà họ, nhất định sẽ đem người lại trả thù, may mà lần này mình và Giản trưởng lão bí mật hành tung.

Thuyền qua Tây Lăng Hiệp, Giản trưởng lão thấy có chiếc thuyền cứ tiếp tục theo đuôi thuyền của mình, lúc đầu lão và Dương Thông còn chưa chú ý, hai chiếc thuyền đó từ bến Trọng Quảng đã bắt đầu đi theo nhưng hai người không để ý vì trên mặt sông vô số thuyền bè qua lại, cũng không thấy gì làm kỳ, nhưng sau đó hai chiếc thuyền cứ không chậm không nhanh theo đuôi chiếc thuyền của hai người, mình nghỉ họ cũng nghỉ, mình khởi hành họ cũng khởi hành, mui thuyền phong kín như bưng, phu thuyền cũng đeo nón rộng vàng che hết khuôn mặt. Giản trưởng lão nói ra Dương Thông lập tức cũng để ý ngay, Giản trưởng lão bèn hạ giọng nói với chủ thuyền:

– Ông chủ, vùng này có ăn cướp hay qua lại không ?

Chủ thuyền cười đáp:

– Khách quan xin yên lòng, lão hán qua lại Ô giang, Thành Đô chưa bao giờ gặp phải ăn cướp gì cả.

Giản trưởng lão bèn đem chuyện hai chiếc thuyền khả nghi theo dõi thuyền của mình nói nhỏ cho chủ thuyền nghe, chủ thuyền quay đầu lại nhìn một cái rồi cười nói:

– Xin lão gia yên lòng, các vị lên thuyền lão hán là lão hán bảo đảm đem các vị bình an tới chân núi Vũ Đương.

Giản trưởng lão nghe vậy bèn trở về lại khoang thuyền, lão liếc lại sau lưng hai chiếc thuyền, càng nhìn càng thấy hoài nghi trong bụng, nghĩ thầm:

– Rồng vào trong nước cạn là bị tôm cá lờn mặt, cọp xuống bình nguyên sẽ bị chó khinh khi.

Lão và Dương Thông tuy vũ công cao cường nhưng Dương Thông không biết bơi lội nếu bị kẻ địch bao vây chắc chắn chẳng có biện pháp gì thoát khỏi, mà mình thì tuy cũng biết bơi nhưng trong tình cảnh nưỚc chảy xiết như thế này nếu bị đánh rớt xuống nước cũNg không thoát khỏi chết đuối.

Giản trưởng lão càng nghĩ càng sợ vội vàng nói:

– Chủ thuyền! Tấp vô bờ đi! Tối nay chúng ta neo thuyền nơi đây qua đêm.

Chủ thuyền nghe nói giật mình, lão ngẩng đầu lên nhìn mặt trời rồi nói:

– Khách quan, như nếu tiếp tục đi tối nay chúng ta có thể đến Kinh Châu qua đêm mà!

Giản trưởng lão nói:

– Chúng tôi bị say sóng, tối nay tạm trú nơi đây thôi!

Chủ thuyền nghe nói bèn mỉm cười đáp:

– Được! Chúng tôi nghe lời ông chỉ bảo thôi.

Nói rồi hướng về cô con gái nói:

– Thúy nhi, chuẩn bị vào bờ đi rồi quăng neo xuống.

Nói rồi mẹ con bèn chuyển tay lái cho thuyền xoay qua từ từ tấp vào một bên bờ sông, gần đến bờ rồi, chỉ thấy cô gái nhấc neo nhẹ nhàng ném ra sau thuyền, thuyền lập tức đứng yên, còn bà vợ chủ thuyền cũng ném neo ra trước mủi thuyền, chiếc thuyền bèn đứng yên trên nước không xa bờ lắm, Giản trưởng lão bấy giờ mới thở phào ra một hơi, thuyền không xa bờ như nếu đêm nay có chuyện gì, hai người có thể dễ dàng nhảy lên bờ thoát thân. Lão quay đầu qua nhìn hai chiếc thuyền đằng sau bất giác giật mình, hai chiếc thuyền đó cũng quăng neo dừng thuyền lại cách đó không xa, DưƠng Thông biến sắc hạ giọng nói:

– Giản trưởng lão, chắc mình bị người ta theo cứng thật rồi.

Giản trưởng lão gật gật đầu nói:

– Mình đề phòng chút, tùy chuyện mà hành động.

Hai người lại quay đầu qua nhìn gia đình ba người chủ thuyền, chỉ thấy ông chủ thì ngồi trước mui bập nập tẩu thuốc, cô con gái thì đang xúc gạo thổi lửa nấu cơm, còn bà vợ thì đang rửa rau, cô con gái chính đang nói gì đó với chủ thuyền, lão ta thình lình vỗ cho cô con gái một cái vào sau mông, cô con gái cười hinh hích, chủ thuyền cũng bật cười một tiếng, sau đó liếc vào trong khoang nhìn một cái.

Giản trưởng lão thình lình nói với Dương Thông:

– Không xong! Dương huynh đệ, mình bị họ gạt rồi.

Dương Thông nghe nói thất kinh hạ giọng hỏi:

– Chắc là không chứ ? Tôi xem ba cha con chủ thuyền có thấy khác gì con nhà chèo thuyền khác đâu!

Giản trưởng lão nói nhỏ:

– Chú không để ý lúc nãy mẹ con họ ném neo xuống sao ? Bọn họ có thấy khác gì với dân chèo thuyền khác không ?

Lão nhắc đến làm Dương Thông tỉnh ngộ mới sực nhớ ra hai mẹ con lúc nãy, cái neo nặng ít nhất cũng là hai trăm cân mà cô con gái nhỏ và bà mẹ chỉ nhẹ nhàng nhấc lên rồi tung ra ngoài xa, cô con gái xem như người không chịu nổi cơn gió, nhưng chỉ một chuyện đó không là đủ chứng minh cô là con người biết vũ công, còn bà già tuy tay chân ra vẻ chậm chạp mà nhấc cây neo lên chẳng thấy có chút gì nặng nhọc. Hai người lúc nãy chỉ cố xem chừng hai chiếc thuyền phía sau, nhất thời không nhận ra những điểm tế nhị đó, bây giờ mới nghĩ ra được tình hình khả nghi. Giản trưởng lão hạ giọng nói:

– Đêm nay chúng ta phải cẩn thận, đặc biệt là thức ăn của họ nấu, chúng ta khỏi cần ăn nữa, tối lại luân phiên canh phòng và nghỉ ngơi.

Dương Thông gật gật đầu, phải biết là hiện tại họddang ở lưng chừng trên sông, trước mặt không có thôn xóm sau lưng chẳng thấy nhà trọ, như nếu bọn họ phóng độc vào thức ăn sau đó dìm hai người xuống nưỚc, thần không hay quỹ không biết, chẳng ai biết hai người đã bị chết mất xác nơi này, còn hai chiếc thuyền lớn phía sau e chín phần cũng là đồng bọn của họ. Không bao lâu sau đó cơm nước làm xong, chủ thuyền bèn sai cô con gái đem vào khoang, có con cá và một mâm thịt rừng, một tô canh cá rau còn có một bầu rượu, một nồi cơm một dĩa rau và đậu hủ khô xào, cô con gái bày biện đâu đó xong xuôi liếc qua Dương Thông một cái rồi thoái lui ra ngoài, gia đình chủ thuyền ba người ở đầu mui bắt đầu ăn uống nói chuyện pha trò lâu lâu lại nhìn về hướng khoang thuyền một cái, Dương Thông và Giản trưởng lão thì đâu dám ăn gì, tuy bụng đói meo mà sợ trong thức ăn có độc hoặc thuốc mê gì đó, phải biết tuy thuốc mê không chết người nhưng bỏ vào thức ăn không mùi không vị khó mà phát giác ra. Hai người quyết định chịu cho đến trời sáng đi thuyền đến phố trấn chỗ Tam Hiệp rồi sẽ kiếm thức ăn đồng thời mướn chiếc thuyền khác.

Cô con gái ăn cơm xong bèn vào khoang thu thập chén dĩa, cô thấy trên bàn còn để nguyên cơm nước không đụng tới, trước hết là ngạc nhiên sau đó thình lình mở miệng hỏi:

– Sao ? Hai vị còn chưa ăn cơm sao ? Hay là cơm nước làm không được ngon miệng ?

Giản trưởng lão vội vàng trả lời:

– Chúng tôi hơi bị chóng mặt, bụng dạ không được thư thái, phiền cô nương dọn dùm thức ăn.

Cô con gái nghe nói, liếc qua Dương Thông một cái, thấy y đang nhìn thức ăn nuốc nước miếng, bèn hiểu ngay ra mấy phần, chỉ thấy cô khom người xuống cầm đũa gắp thúc ăn trong mỗi dĩa ra ăn một miếng, rồi lại lấy canh trong bát ra húp vài muỗng, rồi lại rót một ly rượu nhỏ hớp một hớp sau đó làm một chén canh đem lại trước mặt Dương Thông, hướng về y cười tủm tỉm nói:

– Uống đi! Đây là canh em nấu đấy, ngon lắm.

Cô làm như vậy, làm cho hai người lập tức sững sờ ngơ ngác, có bề sượng sùng không sao giải thích được, Dương Thông thấy cô gái tự mình thử các món thức ăn rồi lại đem canh trước mặt mình, như nếu còn không chịu ăn thì không biết ăn nói làm sao với cô con gái đó, lại thấy cô con gái đang cười tủm tỉm nhìn mình, không nỡ làm phật lòng tốt của cô, bụng nghĩ:

– Cho dù có thuốc độc cũng phải uống vào thôi, cùng lắm chết là xong.

Y thấy cô gái đang cười như hoa nở không làm sao nghĩ được cô có thể là người xấu được, tuy y cũng biết giang hồ có người hạ độc trước hết đã uống thuốc giải rồi sau đó làm bộ ăn trước cho người ta không nghi ngờ, nhưng thực tình y ngại ngùng không muốn làm phật lòng cô gái. Y bèn cầm chén canh lên nói:

– Được!

Chầm chậm uống hết chén canh, cô con gái thấy Dương Thông uống sạch lấy làm sung sướng hỏi:

– Ngon không ?

Dương Thông gật gật đầu, cô con gái tươi cười hớn hở nói:

– Ngon thì ăn thêm một chút nữa đi, canh em nấu lần đầu tiên đó!

Nói xong lại đem cho Dương Thông thêm một chén canh nữa, thật ra canh đó cũng chẳng có gì ngon lành, nhưng Dương Thông bấy giờ một là trong bụng đang đói, thứ hai là không nỡ nói thẳng, cô con gái cứ nghĩ Dương Thông khen thật, cô thấy Dương Thông lại ăn thêm chén canh nữa bèn đơm cho Dương Thông một chén cơm, rót cho y một ly rượu, Dương Thông thấy canh cũng đã uống rồi, cho dù cơm có độc thì cũng thà làm con quỹ no bụng, bèn ngồi ăn luôn một mạch. Giản trưởng lão là con người cẩn thận, lão chẳng dám ăn sợ bị trúng độc hết luôn hai người, bèn mở miệng chối từ, cô con gái kia cũng chẳng ép lão, thấy Dương Thông ăn no nê rồi bèn thu dọn chén đũa đi ra ngoài.

Đêm quá Giản trưởng lão vì không ăn gì trong bụng, cả đêm ngủ không được, lão thấy Dương Thông nguyên đêm bình an vô sự mới yên bụng một chút, ban đêm hai bên bờ thỉnh thoảng vọng lại tiếng chim cú pha lẫn tiếng vượn réo, còn có tiếng sư tử và cọp gầm làm người ta nghe muốn rỡn gáy, hai người luân phiên canh gác suốt đêm nhưng cũng không thấy có gì, hai chiếc thuyền trước sau vẫn không thấy có động tĩnh, cô con gái và cặp vợ chồng chủ thuyền ngủ một đầu mui cũng không thấy có chuyện gì. Trời sáng rồi nhà chủ thuyền nấu cơm sáng vẫn cô con gái đem lại, sau đó cô về lại chỗ cũ ăn sáng với chủ thuyền, Giản trưởng lão thấy Dương Thông ăn uống tối qua không thấy có chuyện gì thêm vào đó hôm qua không có hột cơm nào trong bụng nhịn không nổi, tuy chỉ là cơm rau đậu hủ nhưng ăn một mạch ngon lành, chủ thuyền thấy hai người ăn sáng xong xuôi rồi bèn nhổ neo đi về hướng hạ du, Giản trưởng lão quan sát động tác hai mẹ con đem neo lên vô cùng nhanh nhẹn gọn ghẽ, cái neo hai trăm cân trong tay họ nhẹ nhàng như không có gì, bấy giờ lão và Dương Thông đã nhìn thấu mọi chuyện, gia đình chủ thuyền ba người chắc chắn là có vũ công, Dương Thông thấy hai chiếc thuyền kia cũng nhổ neo theo sát mình, hai người bất giác trong lòng băn khoăn thắc mắc, bởi vì qua khỏi đoan Hiệp Cốc là đã có nhà cửa phố phường rồi, nếu bọn người trên hai chiếc thuyền đó có âm mưu gì thì tại sao hôm trước không chịu ra tay cho rồi ? Hai người ngấm ngầm đề cao cảnh giác có điều hai chiếc thuyền đó cứ bám sát theo sau mà không làm gì cả, vẫn là mấy người đội mũ rộng vành che kín khuôn mặt, Giản trưởng lão nghĩ bụng:

– Không lẽ chỉ là chuyện tình cờ ? Mình già rồi đâm ra hồ đồ chắc ?

Thuyền ra khỏi Tam Hiệp, mặt sông biến ra phẳng lặng mênh mông, nước chảy cũng thong thả hơn nhiều, Dương Thông và Giản trưởng lão bấy giờ mới thở phào ra một hơi, bởi vì đi thêm nửa tiếng đồng hồ nữa phía trước là huyện thành Nghi Xương rồi.

Thuyền vừa qua Tam Hiệp không lâu, thình lình chỉ thấy phía trước mặt sông có mười mấy chiếc thuyền hướng tới thuyền của Dương Thông và Giản trưởng lão bao vây lại, Giản trưởng lão thấy trong đó có một chiếc thuyền lớn một đại hán chừng hai mươi bảy hai mươi tám tuổi đứng hiên ngang oai phong trên đó, mặt mày tuấn tú trên người khoác một tấm cẩm y rực rỡ trong tay ve vẫy một chiếc quạt cán xương, thuyền cắm một lá cờ lớn thêu hình một đầu lâu và một con ngô công đang giương răng nhọn hoắc há mồm cắn cái đầu lâu, nhìn vào làm người ta rùng mình rỡn tóc gáy, Giản trưởng lão vừa thấy lá cờ bèn buộc miệng kêu lên:

– Không xong! Bọn Đường gia trang đã đến.

Lá cờ đó chính là tiêu ký độc môn của Đường gia trong đất Thục, chỉ thấy mười mấy chiếc thuyền trong phút chốc đã bao vây kín mít thuyền của hai người, tiếp theo đó có tiếng la gọi từ bốn phía:

– Ngừng thuyền lại! Mau mau ngừng thuyền lại chờ kiểm soát!

Dương Thông nghe Giản trưởng lão la lên cũng kinh ngạc đang tính cùng với Giản trưởng lão bước ra khỏi khoang, chỉ thấy cô con gái bấy giờ đã quăng neo dừng thuyền, bước nhanh vào trong khoang hướng về Dương Thông nói nhỏ:

– Dương công tử, đừng ra ngoài! Bọn họ lại đây vì công tử đó!

Dương Thông và Giản trưởng lão nghe cô con gái nói vậy bất giác kinh ngạc, Dương Thông buột miệng hỏi:

– Sao cô biết tôi họ Dương, không lẽ …

Cô con gái nhìn Dương Thông ôm miệng cười nói:

– Bọn em đã biết công tử là ai từ lâu.

Nói rồi nhanh nhẹn lấy trong người ra hai viên thuốc nói với hai người:

– Mau mau ngậm vào trong miệng, đừng có nuốc!

Dương Thông và Giản trưởng lão thấy cô mặt mày nghiêm trọng vội vàng tiếp lấy ngậm vào trong miệng, thuốc vào trong miệng đắng dị thường còn có mùi tanh hôi, cô con gái đưa thuốc cho hai người xong bèn bước nhanh ra sau thuyền, chỉ thấy hai vợ chồng chủ thuyền cũng đã hạ buồm xuống, chủ thuyền hướng về chiếc thuyền lớn cao giọng hỏi:

– Đường gia trang đấy chăng ?

Giọng của lão trầm hùng truyền tới chiếc thuyền lớn nghe rõ mồn một, Dương Thông thấy nội lực của lão sung túc, từ giọng nói đã nhận ra được chủ thuyền là một tay vũ công cao cường đệ nhất lưu trong giang hồ. Giản trưởng lão qua lại trong giang hồ đã mấy chục năm nay, vậy mà chẳng nhận ra được gia đình chủ thuyền ba người ở bến đò Thành Đô lại có vũ công cao siêu như vậy, lão và Dương Thông bấy giờ trong lòng vừa xấu hỗ vừa lo lắng, không biết ba người này là người tốt hay kẻ xấu.

Đại hán trên thuyền lớn nghe giọng nói của chủ thuyền bèn biết lão ta vũ công không vừa, giật mình từ xa đã ôm quyền hành lễ nói:

– Đúng vậy, tôn giá là ai ?

Chủ thuyền hướng về đại hán cười đáp:

– Ngươi xem thử thứ này là biết ngay!

Nói rồi bàn tay phải vung lên, chỉ thấy một thứ gì đó chừng quả trứng bay vụt lên trời sau đó trong không trung thình lình nổ bùng, phát ra một đám khói màu xanh lạt, sau đó đám khói lại biến thành một hình dáng con phượng đang soải cánh bay lên. Đại hán thấy vậy bèn cung kính ôm quyền nói:

– Thì ra là người của Miêu gia trại, dám hỏi tôn tính của các hạ là gì ?

Chủ thuyền cười đáp:

– Không dám! Lão hán họ Lưu.

Đại hán vội vàng ôm quyền hành lễ nói:

– Thi’ra là Lưu nhị trại chủ của Miêu gia trại, thất kính! Thất kính! Tiểu điệt là Đường Văn, xin tham kiến Lưu nhị trại chủ.

Chủ thuyền nghe nói cười đáp:

– Không dám! Đường công tử, lão hán chỉ là một trong những nô bộc trong trại thế thôi, công tử lễ mạo quá lão hán không dám nhận lãnh! Không biết Đường công tử có chuyện gì ngừng thuyền của lão hán lại ?

Chủ thuyền và đại hán qua lại mấy câu, Giản trưởng lão và Dương Thông nghe rõ rõ ràng ràng trong tai lập tức biến hẳn sắc mặt, Đường Văn là người của Đường gia còn chưa nói gì, lão già chủ thuyền lại là người của Miêu gia làm cho hai người vô cùng kinh hãi.

 
Nguyên tác: A Chí
Dịch giả: Lê Khắc Tưởng

 

Bài Cùng Tác Giả:

0 Bình luận

Bình Luận