Giang Hồ Kỳ Tình Lục – Chương 79. Vị tăng lạ lùng chùa Thiếu Lâm
Chùa Thiếu Lâm kiến lập vào thời Bắc Ngụy Thái Hòa năm thứ mười chín, là do Lý Văn Đế xây lên cho cao tăng Thiên Trúc tên là Bạt Đà cư trú, Nam Triều cuối đời Lưu Tống, con trai của Nam Thiên Trúc Tú Ngọc Vương là Bồ Đề Đạt Ma từ bỏ không kế vị ngôi vua theo Cổ Thiên Trúc Thiền tông tổ thứ hai mươi bảy là Ban Nhược Da La học tập thiền tông của Phật giáo, thiền tông chủ trương tọa thiền diện bích trầm tư, loại bỏ ý niệm, đốn ngộ thiền lý, sau này ông ta thành truyền nhân đời thứ hai mươi tám của thiền tông. Bồ Đề Đạt Ma từ Thiên Trúc đến Trung Nguyên vào năm thứ ba Hiếu Xương thời Bắc Ngụy, vân du tứ phương cuối cùng đến dưới chân núi Thiếu Thất, thấy nơi đây núi non rừng thẵm bao la nhấp nhô bèn tìm một nơi hang động thiên nhiên lưng chừng triền núi diện bích mười năm, tham thiền tĩnh tu, rốt cuộc ngộ thấu thiền lý, bèn xây lên một ngôi chùa ở đó, mở cửa thu đồ đệ, hùng dương Phật Pháp, trở thành tổ sư gia của phái Thiếu Lâm, chùa Thiếu Lâm cũng thành nơi xuất xứ đầu tiên của thiền tông ở Trung Hoa. Thế là Bồ Đề Đạt Ma trở thành Đạt Ma Lão Tổ của chùa Thiếu Lâm, hang động ông ta từng tu hành trở thành Đạt Ma Động, ngôi chùa ông ta xây lên ban đầu được gọi là Sơ Tổ Am. Đạt Ma Lão Tổ ban đầu thu được bốn đệ tử, trong đó một người được y bát tên là Tuệ Khả, được xưng là Thiền tông nhị tổ, Tuệ Khả tục dang là Cơ Quang, ông ta vì muốn học Phập pháp từ Đạt Ma Lão Tổ mà đà vượt ngàn dặm đến núi Thiếu Thất cầu xin theo học, Đạt Ma Lão Tổ lúc đầu chẳng thèm ngó ngàng gì đến ông ta, thế là Tuệ Khả đứng trước cửa động dưới trời mưa tuyết, qua hết một ngày một đêm, tuyết phủ tới đầu gối, Đạt Ma Lão Tổ vẫn không thấy có phản ứng gì, thế là Tuệ Khả tự chặt một cánh tay để biểu thần quyết tâm học đạo của mình, Đạt Ma Lão Tổ thấy ông ta thành ý bèn đem áo cà sa và y bát trao cho ông ta, và đặt pháp danh là Tuệ Khả. Chuyện đó sau này bèn trở thành ba giai thoại ‘Lập Tuyết Truyền Kinh’ (truyền kinh điển trong tuyết), ‘Đoạn Tý Cầu Pháp’ (Chặt tay cầu học đạo), ‘Y Bát Chân Truyền’.
Sau Tuệ Khả là Tam Tổ Tăng Kiệt, Tứ Tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Tư Nhẫn, sau Ngũ Tổ thiền tông chia ra thành nam tông và bắc tông, lúc đó Ngũ Tổ có môn hạ hơn ngàn người. Một hôm, Tư Nhẫn chiêu tập môn đồ lại nói rằng:
– Đệ tử nhà Phật là lấy thoát chuyện sinh tử làm chính, các ngươi ai có thể dùng lời kệ cảm hóa cứu được người ra khỏi bể khổ, ta truyền y bát cho người đó.
Các đệ tử ai cũng khổ tâm suy nghĩ, chưa có ai nghĩ ra được gì, chỉ có đại đệ tử là Thần Tú lén viết trên bức tường một bài kệ nói rằng:
Thân thị bồ đề thụ (Thân là cây bồ đề)
Tâm như minh kính đài (Tâm sáng như tấm gương)
Thời thời cần phất thức (Lúc nào cũng phải lau phủi)
Mạc sử hữu trần ai (Đừng để có bụi bặm)
Có điều Tư Nhẫn cho là chưa ngộ bản ý của Phật Tổ, không được mãn ý, nói với Thần Tú hãy tiếp tục suy nghĩ thêm, Thần Tú khổ tâm suy tư mà không nghĩ ra được gì thêm. Lại qua mấy ngày nữa, có người viết phía dưới bài kệ của Thần Tú rằng:
Bồ đề bản vô thụ (Bồ đề vốn không có thân)
Minh kính diệc phi đài (Tấm gương cũng không có đài)
Bản lai vô nhất vật (Vốn là không có gì)
Hà xứ hữu trần ai (Thì chỗ nào bụi bặm bám vào)
Tư Nhẫn vô cùng tán thưởng có điều không biết là ai viết, sau vài lần tra xét ông ta bèn tìm ra được có người tên là Tuệ Năng làm ra, Tuệ Năng chỉ là một tiểu tăng nấu cơm chẻ củi không hề đọc qua kinh sách cũng chưa hề nghe kinh kệ bao giờ. Tư Nhẫn vô cùng kinh ngạc, bèn kêu Tuệ Năng lại truyền thụ Kim Cương Kinh mà không nói cho ai biết, đồng thời truyền cho Tuệ Năng cà sa và y bát, bảo ông ta đêm đó phải ra khỏi nơi này đi về miền nam ở chùa Quốc Ân hoằng dương Phật Pháp. Sau này Tuệ Năng bèn trở thành Lục Tổ của thiền tông và cũng là thủy tổ của nam tông. Năm xưa bởi vì Tư Nhẫn truyền y bát cho Tuệ Năng bèn đưa đến vô số chuyện tranh đấu cãi cọ, sau này đến lúc qua đời ông ta không truyền lại y bát cho ai cả, mà đem y bát cà sa của Đạt Ma Lão Tổ dấu đi, thế là y bát của thie6`n tông chỉ đương truyền tới đời thứ sáu là hết.
Chùa Thiếu Lâm sở trường ba tuyệt kỹ là thiền học, vũ học và y học, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các tăng nhân trong chùa ai ai cũng tu thiền và học y thuật, và cũNg học võ, kẻ có tư chất thì được vào Đạt Ma Đường tu luyện vũ công bí cấp cao thâm, vũ công của chùa Thiếu Lâm lúc xưa là từ Đạt Ma Lão Tổ từ Thiên Trúc truyền qua, có Du Già Thuật, Tẩy Tủy Dịch Cân Kinh, các thứ vũ học của Thiên Trúc, còn quan sát các động tác của các loài động vật sáng lập thêm vô số thứ vũ công khác, như cọp chồm, khỉ bám, chim bay, rắn trườn vân vân, sửa lại thành Hình Ý Quyền, La Hán thập Bát Thủ mấy thứ quyền pháp đem truyền thụ cho môn đồ, sau này mấy người đệ tử của Đạt Ma Lão Tổ có kẻ lại tham ngộ ra những quyền pháp khác, vũ công của chùa Thiếu Lâm bắt đầu trở nên phong phú đa dạng. Đến thời Tùy Đường, nhờ các tăng nhân chùa Thiếu Lâm là Chí Tháo, Tuệ Huyện, Huyện Tông, Thế Viễn mười ba nhà sư cứu được Tần Vương Lý Thế Dân, và cũng giúp ông ta đánh Vương Thế Sung phá được Lạc Dương, bắt sống được cháu của Vương Thế Sung là Vương Nhân Trắc, lập được công lớn. Tần Vương Lý Thế Dân lên ngôi rồi bèn thân đến chùa Thiếu Lâm dựng đá kỷ niệm công lao của mười ba tăng nhân, rồi bỏ tiền bạc tu bổ lại chùa Thiếu Lâm, từ đó chùa Thiếu Lâm thanh danh chấn động vũ lâm cả về thiền học lẫn vũ học, thiên hạ qua lại tấp nập. Sau này chùa Thiếu Lâm trước sau lại có thêm các tay kỳ tài vũ học xuất hiện, sáng lập thêm mười mấy thứ tuyệt kỹ nữa thế là dần dần đưa đến bảy mươi hai tuyệt kỹ của chùa Thiếu Lâm vang dội giang hồ, cung, nỏ, thương, đao, mâu, kiếm, thuẫn, phủ, việt, kích, tiên, sạn, xoa, đinh ba, mười tám môn võ nghệ thứ nào cũng đầy đủ, chùa Thiếu Lâm trở thành ‘Võ tiếng nhờ chùa, chùa tiếng nhờ võ’. Chùa Thiếu Lâm kiến trúc trên mảnh đất khoảng ba vạn mẫu đất, chùa miếu nổi danh có Thanh Lương Tự, Liên Hoa Tự, Pháp Vương Tự, Vĩnh Thái Tự, Tung Sơn Tự và Thiếu Lâm Tự, lớn nhỏ cộng tất cả hơn năm ngàn tòa vừa miếu vừa chùa vừa điện đường. Trong đó chùa Thiếu Lâm là trọng địa của phái Thiếu Lâm, có La Hán Đường, Đạt Ma Đường, Giới Luật Viện, Tàng Kinh Các, sau núi là chỗ mộ phần chùa tháp của các cao tăng phương trượng từ đời này qua đời khác, và còn có Đạt Ma Động chỗ Đạt Ma Lão Tổ tu tĩnh năm xưa.
Bọn Dương Thông ba người đến trước cửa chùa Thiếu Lâm, chỉ thấy trước mặt cả ngôi chùa kim bích huy hoàng, khí thế hùng vĩ, trang nghiêm thoát tục, trong chùa nghe có tiếng tụng kinh ngân nga không ngớt, khói nhang nghi ngút, Dương Thông thấy một vị lão tăng hai hàng mi trắng như tuyết thân hình nhỏ thó người mặc bộ cà sa màu đỏ tay cầm một chuỗi tràng hạt đứng trước sơn môn, phía sau nhà sư còn có ba vị lão tăng hai hàng lông mày cũNg trắng như tuyết, trong đó có hai người Dương Thông nhận ra được, một là Trí Thông đại sư đã từng truyền thụ vũ công cho y, một người là Trí Viễn đại sư, Dương Thông bèn đoán người đứng phía trước chính là vị thần tăng danh tiếng vang dội giang hồ Trí Không đại sư, nhà sư trước đó hơn ba mươi năm đã nổi tiếng vũ công thâm bất khả trắc, có điều nhà sư trước giờ chưa hề bước ra khỏi chùa Thiếu Lâm, cũNg ít khi tiếp khách, mọi chuyện đều do La Hán Đường Trí Tuệ đại sư phụ trách tiếp đãi và xử lý, do đó giang hồ ít có ai nhận ra được nhà sư, nhà sư chấp chưởng chùa Thiếu Lâm một môn phái đứng đầu trong vũ lâm đã được hơn ba mươi năm nay, Đoàn Nhị cũng từng đề cập tới nhà sư với Dương Thông, Dương Thông còn nhớ Đoàn Nhị nói rằng, như nói đến vũ công cao thấp thì chỉ có Trí Không đại sư là đệ nhất, Thanh Tòng đạo trưởng phái Võ Đang là đệ nhị, còn phái Hoa Sơn Vi Tiếu Thiên, phái Thanh Thành Ngọc Hư chân nhân và phái Hằng Sơn Lâm Trung Hiền thì tương đương xấp xỉ nhau, vũ công của sư phụ cũNg cỡ chừng bọn họ thế thôi. Dương Thông bây giờ có dịp gặp mặt Trí Không đại sư, chỉ thấy Trí Không và Trí Thông đều giống nhau, thân hình nhỏ thó, mặt mày da dẻ nhăn nheo, mày bạc râu bạc, lông mày cau lại rủ thấp trên cặp mắt cũNg lim dim tạo một dáng vẻ sầu khổ không được phấn khởi lắm, nhà sư ước chừng có hơn tám mươi tuổi, nếu không phải sau lưng còn có Trí Thông đại sư, Trí Thanh đại sư và Trí Viễn đại sư ba người, ai mà dám tin lão tăng thân hình nhỏ thó này chính là vị thần tăng đương thời vũ công oai chấn giang hồ, thống lãnh một đại phái đứng đầu vũ lâm!
Trí Không đại sư thấy bọn Dương Thông đến trước sơn môn bèn chắp tay làm lễ miệng tuyên Phật hiệu nói:
– A Di Đà Phật! Dương thí chủ quang lâm tệ tự lão nạp không ra mời từ xa, tội quá! Tội quá!
Giọng nói của nhà sư hùng mạnh vọng từ trong ra đến bên ngoài, Dương Thông thấy nhà sư giương mắt lên lập tức tinh quang sáng rực, lộ vẻ trang nghiêm từ hòa, bất giác trong lòng kính phục vội vàng đáp lễ nói:
– Không dám! Không dám! Vãn bối mạo muội đến đây quấy rầy phương trượng đại sư, còn phải xin đại sư thứ tội cho.
Nói rồi vái nhà sư một lạy thật sâu vừa nói:
– Làm phiền phương trượng ra đón từ xa, vãn bối thật tình không dám nhận lãnh!
Trí Không đại sư phất nhẹ tay áo, một luồng nội lực nhu hòa thâm hậu giữ lấy Dương Thông, nhà sư hành lễ nói:
– Dương bang chủ thống lãnh một bang phái hàng đầu thiên hạ, lão nạp không dám nhận đại lễ của bang chủ, xin mời vào chùa dùng trà.
Lỗ trưởng lão và Tống Thanh cũng bước tới hành lễ bái kiến Trí Không đại sư, hai người vốn biết thân phận nhà sư trong đương kim vũ lâm cực cao, ngay cả Đoàn Nhị sinh tiền cũng rất tôn sùng nhà sư, hôm nay ra đến tận cửa nghinh đón Dương Thông cũng là do Cái Bang hiện tại là một bang hội đứng đầu giang hồ. Dương Thông hướng về các nhà sư thi lễ thàm kiến. Chùa Thiếu Lâm có ngũ đại thần tăng là Trí Không, Trí Thông, Trí Tuệ, Trí Thanh và Trí Viễn thì Trí Tuệ đã bị sát hại lần trước ở chùa Bạch Mã. Trí Viễn đại sư là thủ tòa của Đạt Ma Đường, nơi tập trung cao thủ của chùa Thiếu Lâm, Trí Thanh đại sư thì thống lãnh các đệ tử trong Giới Luật viện, còn Trí Thông đại sư thì chưởng quản Tàng Kinh Các.
Trí Thông đại sư thấy Dương Thông bước lại hành lễ bèn đưa tay ra giữ không để cho y cúi rạp người, Dương Thông cảm thấy một luồng nội lực nhu hòa nhẹ nhàng đở lấy người mình không cúi xuống được đành chắp tay vừa bái vừa nói:
– Lâu ngày không được gặp mặt, đại sư vẫn thường ? Vãn bối vẫn thường nhớ mãi.
Y nhớ đến công ơn nhà sư đã từng truyền thụ mấy môn tuyệt kỹ cho mình, trong lòng cảm khích, Trí Thông đại sư mỉm cười chắp tay nói:
– Lão nạp nhờ phúc của Dương bang chủ, thân thể vẫn rất khang kiện, lâu ngày không gặp bang chủ, không ngờ lại thấy bang chủ thần thái càng phấn khởi, không biết tài nghệ đánh cờ đã tiến bộ đến mức nào rồi.
Dương Thông biết lão cả đời si mê đánh cờ, mỉm cười đáp:
– Vãn bối đã lâu không đụng đến chuyện đánh cờ, khi nào rãnh rỗi còn phải nhờ đại sư chỉ bảo.
Trí Thông đại sư cười nói:
– Được! Lão nạp nhất định tận tình tiếp đãi.
Trí Viễn đại sư cũng mới gặp Dương Thông không lâu trước đó, hai người hỏi chuyện vài câu, Dương Thông bèn quay qua hành lễ với Trí Thanh đại sư, nhà sư là thủ tòa của Giới Luật viện, phụ trách chuyện giới luật xử phạt tăng nhân phạm lỗi trong chùa, đốc xúc tăng tuân thủ tự quy, do đó nhà sư ít khi ra khỏi chùa, Dương Thông chưa từng gặp gặp mặt. Dương Thông thấy nhà sư thân hình cao lớn khôi ngô, tuổi tác hình như chỉ chừng sáu mươi là người trẻ nhất trong ngũ đại thần tăng, hai hàng mi chưa hoàn toàn bạc hết, mặt mủi từ hòa vui vẻ như Phật Di Lặc, dưới cằm để hàm râu lún phún, nhà sư mặc áo cà sa lại càng tăng vẻ uy mãnh như một la hán. Dương Thông hành lễ với Trí Thanh đại sư xong, Trí Không đại sư bèn dẫn bọn Dương Thông bước qua sơn môn vào chùa.
Mọi người đi xuyên qua Đại Hùng bảo điện vào đến thiền phòng bèn có chú tiểu dâng trà lên, Dương Thông nhận ra chú tiểu là Ngộ Không lần trước tới Cái Bang đưa thiệp, Trí Không đại sư cất tiếng mời:
– DưƠng bang chủ dùng trà!
Nói rồi nhà sư cầm chén trà lên trước, Dương Thông mở nắp chén trà ra, một mùi thơm nhè nhẹ thoảng qua, y uống một hớp cảm thấy vị trà vừa thanh vừa ngọt mát cả họng, dư vị thơm tho lập tức nước bọt dưới lưỡi thấm ra, thật là một loại trà thượng phẩm, cất tiếng khen:
– Trà ngon quá! Trà ngon quá! Phương trượng đại sư, thứ trà này thật ngang ngửa với trà Long Tĩnh ở Tây Hồ! Không biết đây là thứ trà gì ?
Trí Không đại sư cười đáp:
– DưƠng bang chủ thật tinh mắt, đây chính là trà Long Tĩnh ở Tây Hồ! Lá trà lấy từ chùa Tĩnh Từ ở Tây Hồ về, trụ trì là Tuyết Vân thiền sư năm nay đặc biệt gởi đến tặng lão nạp, lấy nước suối sau núi của bản tự nấu, lão nạp thường ngày cũng không được rãnh rỗi thưởng thức, hôm nay khó mà được Dương bang chủ quang lâm tệ tự, lão nạp mượn hoa hiến Phật, tiếc là không có nước suối Hỗ Bào tuyền để nấu trà.
Dương Thông cười nói:
– Long TĩNh trà diệp hỗ bào thủy là hai thứ tuyệt hảo của Tây Hồ, vãn bối đa tạ phương trượng đại sư ban tặng được thưởng thức một thứ ngon ở TâY Hồ, vãn bối vô cùng cảm khích.
Trí Không đại sư cười đáp:
– DưƠng bang chủ nhãn lực siêu quần, xem ra chắc có mài cứu chuyện uống trà lắm ? Lão nạp xin thỉnh giáo ông đạo lý uống trà là thế nào.
Dương Thông cười nói:
– Không dám nói đến chuyện thỉnh giáo, chẳng qua lúc rãnh rỗi vãn bối cũNg uống bừa mấy ly, nghe nói trà có khả năng cường kiện tỳ vị, trừ khẩu đàm, tiêu mỡ, sáng mắt thuận đường tiêu hóa, sống lâu, vì vậy mà cũNg biết chút ít bí quyết.
Trí Không đại sư cười hỏi:
– Uống trà lại còn có nhiều bí quyết nữa sao ?
Dương Thông đáp:
– Đúng vậy! Người ta thường nói ‘trà nóng phỏng miệng, trà nguội hại thân; trà trưa lên tinh thần, trà khuya khó ngủ; bụng đói uống trà lòng hỗn loạn, qua đêm dư trà hại tỳ vị; trà đậm quá mức da vàng khè, trà lạt uống ấm người khang kiện, do đó uống trà cũng có cách uống vậy.
Mọi người vừa uống trà vừa nói chuyện gẫu một hồi, Trí Không đại sư bèn nói:
– Lần này mời Dương bang chủ đến đây, thứ nhất là mời bang chủ cùng thiên hạ thưởng thức Lạp Bát Bật của bản tự, thứ đến là quý bang và bản tự đều có người bị Di Lặc giáo sát hại, lão nạp muốn nghe ý kiến của Dương bang chủ trước rồi mọi người cùng thương lượng với nhau nghĩ ra biện pháp đối phó với Di Lặc giáo.
Dương Thông nói:
– Vãn bối kinh nghiệm non nớt, mối thù của ân sư và Giản trưởng lão còn phải nhờ đến phương trượng đại sư và các vị cao tăng, vãn bối và đệ tử Cái Bang xin nghe theo phương trượng điều khiển.
Trí Không đại sư và DưƠng Thông lại bàn luận một hồi về chuyện các nhân vật các môn các phái trong giang hồ mới đây đã bị sát hại ra sao, mọi người phân tích giải pháp kế tiếp làm sao ứng phó với Di Lặcgia’o và Trung Thánh Môn.
Trí Không đại sư thình lình mở lời:
– Lão nạp lần này mời Dương bang chủ đến đây còn có một chuyện cần thưƠng lượng với bang chủ.
DưƠng Thông nghiêm mặt đáp:
– Xin phương trượng đại sư chỉ giáo.
Trí Không đại sư nói:
– Lão nạp và Đoàn bang chủ của qúy bang cũNg có duyên gặp gỡ mấy lần, được biết Đòan bang chủ không may tạ thế, lão nạp vô cùng đau đớn, cách đây không lâu lão nạp cũng có nhận lá thư từ Thanh Tòng đạo trưởng phái Võ Đang, biết sơ qua sự tình, người ta thường nói ‘oan gia nên gỡ không nên buộc’, Vi chưởng môn không chừng cũng từng có tham dự chuyện sát hại Đoàn bang chủ nhưng đã bị Phật Tổ trách phạt, gọi là ‘oan có đầu, nợ có chủ’, phái Hoa Sơn cũNg đã bị Di Lặc giáo tập kích, hiện giờ đại địch trước mắt, lão nạp xin đứng ra hòa giải hai bên quý phái và phái Hoa Sơn không biết có được không ?
DưƠng Thông nghe nói mới hiểu ra vì sao Trí Không đại sư mời mình lại trước có chuyện, thì ra nhà sư sợ Cái Bang còn giữ mối hiềm khích với phái Hoa Sơn, y bèn nói:
– Phương trượng đại sư xin yên lòng, vãn bối nhất định tuân theo pháp chỉ, không những thế, vãn bối còn đã kết minh với phái Hoa Sơn rồi, tương ước cùng nhau đối phó với bọn Di Lặc giáo.
Lỗ trưởng lão nói thêm:
– Phương trượng đại sư xin yên tâm, bang chủ và Triệu chưởng môn của phái Hoa Sơn có giao tình, huynh đệ Cái Bang chúng tôi đã bỏ qua mối hiềm khích cũ, các huynh đệ trong bang sẽ không có ai làm khó dễ gì phái Hoa Sơn.
Trí Không đại sư chắp tay niệm Phật nói:
– DưƠng bang chủ và các huynh đệ Cái Bang lấy đức báo oán, bụng dạ vô cùng rộng rãi, thật là hồng phúc của vũ lâm! Khó thay! Khó thay! Xin nhận lão nạp một vái.
Nói xong nhà sư đứng dậy tính hướng về DưƠng Thông làm lễ, Dương Thông vội vàng hoảng hốt đứng dậy nói:
– Phương trượng đại sư không cần phải đa lễ.
Nói xong đưa tay ra, một luồng nội lực bất giác từ bàn tay nhả ra giữ lấy thân thể nhà sư.
Trí Không đại sư không ngờ Dương Thông chặn mình lại mà nội lực lại vô cùng thâm hậu, nhà sư bèn ngấm ngầm vận nội lực thản nhiên tiếp tục chắp tay hành lễ, Dương Thông thấy tay áo nhà sư nhẹ hất lên, luồng nội lực của mình đã tiêu tan trong vô hình trong khi nhà sư vẫn tiếp tục hướng về mình làm lễ vội vã đưa tay lên đở miệng nói:
– Phương trượng đại sư xin khỏi phiền đa lễ, vãn bối không dám nhận.
Miệng nói mà nội lực không hề gián đoạn vẫn tuôn ra giữ lấy người Trí Không đại sư lại, Trí Không đại sư sững sốt, nhà sư không ngờ Dương Thông nội lực hùng hậu như vậy vẫn cứ tiếp tục không ngớt truyền qua, bất giác nỗi lòng hiếu kỳ muốn biết nội lực của Dương Thông đến đâu, bèn tiếp tục vận nội lực chắp tay lại hành lễ, hai bên bấy giờ đã biến một chuyện bái lễ bình thường thành ra một cuộc thi tài nội lực, Dương Thông trong lúc bối rối không kịp suy nghĩ vội vàng tăng cường nội lực ngăn đở, hai bên tương trì một hồi đều không phân biệt thắng bại, Trí Thông đại sư cười nói:
– Sư huynh, Dương bang chủ đã khiêm hư như thế, sư huynh cũng không nên quá đa lễ.
Trí Không đại sư nghe nói bèn thu tay về, cười ha hả nói:
– Đúng thế! Lão nạp tu tĩnh không biết bao nhiêu năm nay mà vẫn không bằng sư đệ, tội quá! Tội quá!
Dương Thông thấy Trí Không đại sư thu tay về bấy giờ mới sực nhớ cử động vụng về của mình, hoang mang nói:
– Vãn bối thật là vô lễ, xin phương trượng đại sư thứ tội!
Trí Không đại sư tươi cười nói:
– DưƠng bang chủ vũ công quả nhiên cao cường! Lão nạp cô cùng bội phục! Thật là anh hùng từ thiếu niên ra!
Hai người vừa rồi tỷ thí nội lực không ai kém ai, Trí Không đại sư trong lòng lấy làm kinh ngạc, nhà sư bao nhiêu năm nay chuyên cần khổ luyện nội công, ngỡ là trong giang hồ khó có ai là địch thủ của mình nào ngờ Dương Thông mới ngần ấy tuổi nội lực đã đạt đến mức lư hỏa thuần thanh như vậy, bất giác ngấm ngầm lấy làm bội phục. Nhà sư đâu biết Dương Thông nhờ cơ duyên đã hợp Vô Tướng thần công và Thái Ất Huyền công lại thành một chỗ, âm nhu tương tế đã thật sự đạt đến cảnh giới cao thâm khôn lường. Trí Thông, Trí Thanh, Trí Viễn ba người thấy tình cảnh như vậy trong lòng cũng lấy làm kinh ngạc, ba người đều biết vũ công của sư huynh cao cường đến mức nào, đương thế e rằng không ai có thể địch lại được, vậy mà lúc nãy hai người tỷ thí nội lực hình như không ai thắng được ai, không biết Trí Không đại sư có ý muốn nhường nhịn hay vũ công của Dương Thông quả thật cao thâm đến mức độ kinh người.
Trí Không đại sư và Dương Thông đều trong lòng khâm phục lẫn nhau, hai người trở lại ghế ngồi uống trà thêm một lát nữa, Dương Thông bỗng sực nhớ đêm đó mình nghe trộm Vi Tiếu Thiên và Triệu Tử Phong nói chuyện với nhau, bèn mở miệng hỏi nhà sư:
– Phương trượng đại sư, trước đó không lâu Vi chưởng môn có gởi cho phương trượng một lá thư không biết có liên quan gì đến Di Lặc giáo hoặc Trung môn chăng ?
Trí Không đại sư nghe Dương Thông hỏi vậy lấy làm kinh ngạc hỏi lại:
– DưƠng bang chủ, bang chủ nói là Vi chưởng môn trước đó không lâu đã gởi cho lão nạp một lá thư ?
Dương Thông gật đầu đáp:
– Đúng vậy, đại khái là khoảng nửa tháng trước, Vi chưởng môn có viết cho phương trượng đại sư một lá thư, và phái đại đệ tử của ông ta là Triệu Tử Phong đem lại chùa Thiếu Lâm, phưƠng trượng đại sư không nhận được sao ?
Trí Không đại sư và Trí Thông, Trí Viễn đại sư nhìn nhau kinh ngạc, Trí Không đại sư nói:
– Không có chuyện đó! Lão nạp chưa nhận lá thư nào đó bao giờ, thêm nữa lão nạp cũng chưa nghe Triệu chưởng môn từng lại bản tự. Dương bang chủ làm sao biết được chuyện đó ?
Dương Thông và Lỗ trưởng lão nhìn nhau sững sốt, hai người đã từng núp trên mái ngói Thúy Vân Cung rõ ràng nghe Vi Tiếu Thiên và Triệu Tử Phong nói chuyện đó, không lẽ lại là chuyện giả ?
Dương Thông đáp:
– Chuyện này thực là vãn bối cũng tình cờ nghe được, hay là Trí Tuệ đại sư còn chưa kịp thông báo cho phương trượng đại sư, bởi vì lúc đó phương trượng đại sư còn đang bế quan tu luyện vũ công, do đó Triệu đại ca đã giao lá thư cho Trí Tuệ đại sư, đại sư còn nói đợi phương trượng đại sư xuất quan rồi sẽ giao lại lá thư cho phương trượng, chuyện này còn chưa tới một tháng trước.
Trí Không đại sư nghe Dương Thông nói vậy lại càng kinh ngạc khôn xiết, nhà sư nói:
– Lão nạp cả tháng nay vẫn ở trong chùa một nơi với Trí Tuệ sư đệ, sao không nghe Trí Tuệ sư đệ nói gì cả, không những thế lão nạp trước giờ chưa hề bế quan tu luyện vũ công gì cả!
Dương Thông và Lỗ trưởng lão nghe Trí Không đại sư nói vậy đều không khỏi kinh dị, hai người rõ ràng đã nghe Vi Tiếu Thiên và Triệu Tử Phong đối thoại với nhau, không lẽ lại là giả ? Không lẽ Vi Tiếu Thiên đêm đó đã sớm phát hiện có người núp trên mái ngói bèn cố ý nói bậy nói bạ một phen để đánh lạc hướng ? Có điều Dương Thông nhận thấy tình hình đêm đó xem ra không phải như vậy.
Dương Thông lại hỏi:
– Không biết có thể là vì lá thư đó rất quan trọng, Triệu đại ca tới chùa ban đêm do đó phương trượng đại sư và các vị đại sư không hay biết, mà Trí Tuệ đại sư thì chưa kịp báo tin đó thì đã bị ngộ hại.
Trí Không đại sư lắc lắc đầu gương mặt ra chiều ngơ ngác, nhà sư nói:
– Trí Tuệ sư đệ trước giờ chuyện gì cũng cẩn thận, mấy chục năm nay ở trong chùa xử lý chuyện lớn chuyện nhỏ đều không có chuyện gì sơ thất, chuyện quan trọng như vậy không thể nào quên đi được.
Nói xong nhà sư bỗng cao giọng gọi:
– Ngộ Không!
Chú tiểu lúc nãy mới đem trà vội vàng ứng tiếng bước vào, Trí Không đại sư nói với chú tiểu:
– Con lại chỗ Trí Tuệ sư thúc tìm trong phòng cho ta một phen xem có phong thư nào gởi cho ta không.
Ngộ Không dạ một tiếng bước ra khỏi phòng, Trí Không đại sư lập lại câu hỏi lúc nãy:
– Chuyện lá thư này Dương bang chủ đã nghe nói mà biết ?
Dương Thông và Lỗ trưởng lão nghe hỏi bất giác bối rối không biết trả lời ra sao, không lẽ nói là mình nghe trộm, Dương Thông bèn nói trớ:
– Vãn bối nghe một tên đệ tử phái Hoa Sơn nói chuyện đó.
Lỗ trưởng lão trầm ngâm một hồi rồi thình lình đánh vào đùi một cái nói:
– Bang chủ, e là chúng ta đã bị trúng phải gian kế của lão tặc đó rồi …
Lão nhất thời cấp xúc buộc miệng nói ra rồi sực nhớ bèn vội vàng ôm miệng liếc qua Dương Thông, Dương Thông gật gật đầu nói:
– Rất có thể, lão tặc quả thật lợi hại!
Dương Thông bấy giờ trong bụng cũng đang nghĩ, lúc đó rất có thể Vi Tiếu Thiên đã phát hiện ra ba người trên mái ngói, cố ý bày chuyện nói để ba người yên tâm chưa bị phát giác, sau đó mới phái bọn Triệu Tử Phong và Trác Nhất Hoa ra ngoài đi thông tri với các đệ tử khác. Dương Thông vội vàng phân khai đầu đề nói:
– Chuyện này là do một tên đệ tử bình thường của phái Hoa Sơn nói, không chừng sau này Vi chưởng môn thay đổi chủ ý, thư còn chưa viết xong đã bị ngộ hại, phương trượng đại sư chắc cũNg không nên để tâm, có điều bọn Di Lặc giáo và Trung Thánh Môn quá ư thần xuất quỹ một, không hình không bóng, giang hồ đã có không ít các môn phái bị bọn chúng hãm hại, chúng ta vẫn còn chưa tìm ra tung tích bọn chúng là ai ở đâu, không biết chúng ta phải nên làm sao đây.
Mọi người lại bàn luận thêm một hồi nữa, Tống Thanh nói:
– Bang chủ, cứ như thế này, chúng ta hôm nay một môn phái lại bị giết một người, hôm sau lại một môn phái khác bị giết thêm người nữa, bọn chúng trong bóng tối mình ở ngoài sáng, rốt cuộc không phải là chuyện hay, tôi xem mình phải dùng kế ‘phủ để trừu tân’.
Trí Viễn đại sư nói:
– Ý của Tống thí chủ là chúng ta trực tiếp đi thẳng lại tổng đàn Di Lặc giáo tiêu diệt bọn chúng ?
Tống Thanh đáp:
– Đúng thế! Như vậy mới nhổ cỏ tận gốc, tổng đàn bọn chúng bị tiêu diệt thì khỉ con khỉ già gì đều phải phân tán.
Trí Không đại sư nói:
– Lão nạp cũng có ý như vậy, năm xưa Quỹ Giáo gây hại cho giang hồ cũNg bị các môn phái họp lại công phá quỹ bão mới giành được vài chục năm thái bình cho giang hồ đấy.
Lỗ trưởng lão nói:
– Tống huynh đệ chủ ý rất hay, làm như vậy mới giải quyết được vấn đề tận gốc rễ.
Dương Thông cũng tán thành ý kiến, y gật đầu nói:
– Có điều tổng đàn của Di Lặc giáo ở tận trên đỉnh Đại Tuyết Sơn gần biên giới Xuyên và Tạng, hơn trăm năm nay chưa có ai từng đặt chân tới, không ai biết đường xá ra sao, không những thế núi non hiểm trở khí hậu biến đổi, quả là một vấn đề nan giải.
Trí Không đại sư nói:
– Thì các môn các phái phải tề tâm hợp lực thôi, lão nạo nghĩ ắt hẳn là có người biết đường đi đến Đại Tuyết Sơn.
Mọi người lại bàn luận thêm một hồi nữa, Trí Không đại sư bèn phái tăng nhân đem bọn Dương Thông về chỗ ở nghỉ ngơi.
Nguyên tác: A Chí
Dịch giả: Lê Khắc Tưởng
Bài Cùng Tác Giả:
- Bi Ca Hành trong nhạc cổ điển
- Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu
- Tương Tiến Tửu – Lý Bạch
- Đăng Quán Tước lâu – Vương Chi Hoán
- Vọng nguyệt hòai viễn – Trương Cửu Linh
- Cận thí thượng Trương thủy bộ – Chu Khánh Dư
- Khiển hòai – Đổ Mục
- Lương Châu từ – Vương Hàn
- Phong kiều dạ bạc – Trương Kế
- Dạ vũ ký bắc – Lý Thương Ẩn
- Đăng Lạc Du nguyên – Lý Thương Ẩn
- Vô Đề – Lý Thương Ẩn
- Xuân hiểu – Mạnh Hạo Nhiên
- Bạc Tần Hòai – Đỗ Mục
- Hành lộ nan – Lý Bạch
- Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt – Bạch Cư Dị
- Cô Nhạn – Thôi Đồ
- Hiệp Khách Hành – Lý Bạch
- Tặng Vệ bát xứ sĩ – Đỗ Phủ
- Kim Lũ Khúc – Nạp Lan Tính Đức
- Trường Can Hành – Lý Bạch
0 Bình luận