otera ni
ippaku shite
“Namu Amida Butsu”*
(ngủ tạm đây đêm nay
nơi ngôi chùa ngoại ô thành phố
“Nam
A Di Đà Phật”)
(1972) 

*)南無阿弥陀仏 

ondori ga
kareno no karaoke
kokekokkou
(chú trống đứng hát
karaoke nơi cánh đồng trơ trọi
kokekokkou)
(1972) 


hibana tobu
kazan no gouon
fuwa fuwa no kumo
(pháo hoa rợp ngút trời
tiếng sấm  gầm thét của núi lửa
đám mây bồng bềnh trôi)
(1974)  

Sakurajima ya
nyuuwa arite
okori ari
kidoairaku*
(Sakurajima
có lúc giận, có lúc dịu dàng
hỉ nộ ai lạc!)
(1974) 

*) 喜怒哀楽


Hình bên trái:
Trận phun lửa ở Sakurajima vào năm 1974. Người viết có đến thăm thành phố không lâu sau đó. Tiệm quán vẫn tấp nập bán buôn, Người người vẫn cười nói vui vẻ. Nhịp  sống vẫn tiếp diễn bình thường như không có chuyện gì xảy ra. Cái tên rặng núi lửa Sakurajima (桜島) nối liền khắng khít với thành phố Kagoshima (鹿児島).  Điểm đặc biệt của thành phố này là từ công viên Shiroyama (城山公)đến những con đường; tất cả đều nằm hướng về rặng núi lửa. Từ bến phà thành phố, vào những ngày đẹp trời, du khách có thể nhìn thấy một vùng rộng lớn. Lồi lõm như mặt sóng gợn trên đỉnh đầu núi Sakurajima. Vài mảng khói cuồn cuộn bay lên cao. Hòa quyện thân thương với vài cụm mây trắng phau.  Bồng bềnh trôi trên nền trời xanh trong. Thanh thản. Dìu dịu mát cả lòng!  (https://en.wikipedia.org/wiki/Sakurajima).

Hình bên phải:
Chụp từ thành phố Kagoshima trong trận phun lửa vào ngày 28 tháng 1 năm 2022, ngay cận kề ngày Tết Nhâm Dần. Lần phun lửa này tương đối lớn. Khói đen phủ ngợp trời! Cụm khói lên cao  tới 2,134 m (6.560 ft) và dòng dung nham lan  rộng đến 300m từ miệng núi lửa Người Nhật không ăn Tết Ta; thêm vào đó, Sakurajima cũng thường phun lửa; nên người dân bản xứ hình như đã “quen rồi”; ảnh hưởng “tinh thần” vì thế,  đối với họ, tương đối ít. (Nguồn: Japan Meteorological Agency JMA).

funka no ato
no Shiroyama ya
hotaru no mure ga
komichi wo terashite
pika pika
(sau khi núi lửa phun
nơi công viên Shiroyama
một đàn đom đóm bay
lượn qua lượn lại tỏa ánh sáng
lập lòe thắp sáng những lối mòn)
(1972) 

hanabibana
hanashi banashi
hanabanashiki
(hoa lửa nổ như pháo
lụp bụp nhỏ to lời tâm sự
rực rỡ sáng sắc màu)
(1971)

hana ni kuru
gokuraku manjuu* no nioi
hara ga hetta
(nồng nặc xông lên mũi
mùi thơm củabánh bao thiên đàng”
càng làm thêm đói bụng!)
(1973)

*)極楽 饅頭; Gọi nôm na là “bánh bao thiên đàng” nhằm đối chiếu với bảy “vùng địa ngục” ở Beppu (別府地獄)- tên của bảy suối nước nóng nổi tiếng trong vùng. Bánh bao này trong có nhân đậu và được hấp với hơi bốc lên từ suối nước nóng.

ume no kaori
mabushii hodo shirokute
iki to kaze
(mùi hương bông hoa mơ
sáng rực rỡ chói nhòa cả mắt
tiếng gió và hơi thở)
(1977)

mishi mishi to
yofuke no ashioto
kaidan ippai no kaze
(vang tiếng kêu cọt kẹt
bước chân ai đi lên cầu thang
đêm về khuya đầy gió)
(1975) 

kanakirigoe de
kanakana naku
kanashii kana
(chú ve sầu về đêm
cất tiếng kêu vang rộn khu vườn
tiếng than hay lời kinh?)
(1972) 

Trần Trí Năng

Bài Cùng Tác Giả:

0 Bình luận

Bình Luận