Haiku và Zen 4
busshou* ni
gasshou shinagara
busshou** okoshi
(dâng lên chén cơm trắng
chấp đôi bàn tay trước Phật đài
hướng tâm về Phật tính)
(1977)
*) 佛餉 : cơm cúng Phật
**) 仏性 : Phật tính
sandou wo
kinhin shinagara
issoku hanpo*
(theo bước chân thiền hành
trên con đường dẫn vào chánh điện
nhất tức bán bộ)
(1976)
*) 一息半歩: Thường bắt đầu với chân phải. Đi thật chậm. Cứ nửa bước cho mỗi hơi thở vào và hít ra.
umekigi no
iro to kaori ga
kogarashi ni mau
(sắc màu tươi lộng lẫy
mùi hương nồng những bông hoa mơ
đang nô đùa với gió cuối đông)
(1977)
seseragi no
oto wo kikinagara
ki ga uku
(nghe tiếng suối róc rách
vọng lại từ thung lũng phía dưới
lâng lâng nhẹ nhõm lòng)
(1974)
yama mata yama
tooku yamanami
kage ni kage*
(núi gối đầu lên núi
quyện nhau trải dài về hướng xa
để lại bóng với hình)
(1974)
*) 影 と 陰
Hình bên trái:
Rừng tre Arashiyama (嵐山), nằm giữa điện thờ Tenryu-ji (天龍寺) và làng Okochi Sanso (大河内山荘) thuộc Kyoto. Có một cảm giác như đang bị bao trùm bởi một cái gì vừa thần bí, vừa huyễn hoặc khi đi qua rừng tre xanh mướt này nhất là vào buổi sáng khi mặt trời vừa lên. Muôn ngàn tia sáng lung linh huyền ảo như đang nhảy múa trong tiếng gió reo. Một âm điệu nhẹ nhàng làm mát dịu lòng người (Google Image).
Hình bên phải:
Takachihokyo (高千穂峡); một hẻm núi nằm về phía bắc tỉnh Miyazaki (宮崎). Takachihokyo nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, đồi núi thênh thang, với thác nước, chim hót và hoa rừng nở rộ khắp nơi. Dọc theo con đường mòn dẫn đến đỉnh núi, tôi đi ngang qua những ngọn đồi nghiêng nghiêng, cuối cùng dừng chân nơi chiếc cầu bắt qua thác Minainotaki. Chiếc cầu này nằm cheo leo giữa bốn bề lộng gió và lơ lửng giữa khung trời ngập nắng.. Tôi thích đứng trên cầu nhìn dòng nước chảy róc rách ở phía dưới. Vào giữa hè mà sao cảm thấy mát rượi! Mặt trời tỏa những tia nắng lân tinh tung tóe muôn ngàn ánh sao. Tiếng nước dội lại từ những tảng đá thẳng cao hòa điệu cùng tiếng gió băng qua những cánh rừng bạt ngàn tạo nên một âm điệu thật du dương. Những cụm nước tỏa làn hơi tung bay, làm trắng cả đám cỏ xanh và tưới mát những bụi cây loang lỗ vết nhăn cằn cỗi theo dòng năm tháng. Tôi về đây để ngụp lặn trong lòng thiên nhiên ôn hòa độ lượng , để tạm quên đi phần nào những tháng ngày tất bật trong vòng tục lụy, và để cùng Takachihokyo tưng bừng trẩy hội hoan ca…
(Google Image)
Aso oroshi
ishikoro koronderu
koro koro to
(những hòn đá đua nhau
theo cơn gió lăn xuống núi Aso
vang dội cả núi đồi)
(1974)
zazen shitari
kinhin shitari
kouya-doufu* wo tanoshindari
shukubou** seikatsu
(thiền tọa rồi thiền hành
thưởng thức đậu hủ Koya đủ loại
những ngày sống ở chùa)
(1976)
*) 高野豆腐 **)宿坊
uran kuran no
shiden ni notte
rin rin no oto
(chiếc xe chạy leng keng
từng chặp có tiếng chuông đing đông
khách lên xuống theo dòng)
(1975)
seisui ya
kenryoku ya
kaze to tomo ni kiete yuku
Okunoin*
(thịnh suy đó
quyền lực đó
rồi cũng tan biến đi theo con gió
nghĩa trang Okunoin)
(1976)
*) 奥之院
Kanmonkyou* yori
ichiwa no kamome
tsubasa no hiroge
(từ phía cầu Kanmon
một cánh chim hải âu bay lên
thênh thang cánh trải rộng)
(1975)
*) 関門橋: Chiếc cầu này nối liền đảo Honshu (本州) với đảo Kyushu (九州).
Trần Trí Năng
Bài Cùng Tác Giả:
- Haiku và Zen 11
- Haiku và Zen 10
- Haiku và Zen 9
- Haiku và Zen 8
- Haiku và Zen 7
- Haiku và Zen 6
- Haiku và Zen 5
- Haiku về Thiền 3
- Haiku về Thiền 2
- Haiku về Thiền 1
- Haiku về hoa
- Haiku về Nhật [6]
- Haiku về Nhật [5]
- Haiku về Nhật [4]
- Haiku về Nhật [3]
- Haiku về Nhật [2]
- Haiku về Nhật [1]
- “Đi Theo Vạt Nắng” – Động đất và Sóng thần Tohoku 2011 (Higashi Nihon Daishinsai)
- “Đi Theo Vạt Nắng” – Thành phố Nagasaki
- “Đi Theo Vạt Nắng”- Phần 7. Kỷ niệm 80 năm trận Trân Châu Cảng
- “Đi Theo Vạt Nắng”- Phần 6. University of Hawai’i East-West Center
- “Đi Theo Vạt Nắng”- Phần 5. Chùm Thơ Về Mẹ
- “Đi Theo Vạt Nắng”- Phần 4. Koko Head
- Đi Theo Vạt Nắng – Phần 3. Honolulu Marathon
- Đi Theo Vạt Nắng – Phần 2. Vài khu phố ở O’ahu
- Đi Theo Vạt Nắng – Phần 1. Bãi biển ở O’ahu
- Câu chuyện về dòng sông Mississipi
0 Bình luận