Giang Hồ Kỳ Tình Lục – Chương 44. Thanh Thành mắc oan
Dương Thông đi thuyền dọc theo Trường giang, ba ngày thì đến Tam Hiệp, Tam Hiệp ở Trường Giang nổi danh núi sông tráng lệ thắng cảnh thiên nhiên, phía tây lên tới Bạch Đế thành ở huyện Phụng Tiết Tứ Xuyên, phía đông đến Nam Tân quan ở Nghi Xương Hồ Bắc, dài 204 cây số, hai bên bờ là vách núi sừng sững cao ngất trời, nước chảy thật xiết. Thuyền đi vào Tam Hiệp, chỉ thấy hai bên bờ sơn thế hiểm ác vách núi dựng đứng, nước sông đổ cuồn cuộn vào Hiệp cốc, ba đào nhấp nhô, tiếng nước ồ ạt vỗ vào bờ như sấm, làm người ta bất giác nghĩ tới câu thơ của đại thi hào Lý Bạch “Loạn thạch xuyên không, kinh đào phách ngạn, quyển khởi thiên đôi tuyết” (loạn thạch đâm lưng chừng không, sóng vỗ bờ kinh rợn, tung tóe ngàn khối tuyết) Dương Thông từ nhỏ sống ở miền bắc, trước đó không lâu đã thấy tận mắt Động Đình hồ mênh mông thế nào, bây giờ lại chiêm ngưỡng được cảnh tượng nguy nga hiểm ác ở Tam Hiệp, thật là mở rộng được tầm mắt. Y thấy hai bên bờ những người phu kéo thuyền người trần trùng trục cong lưng hò hét, đi từng bước nặng nhọc, kéo thuyền lớn từng bước từng bước ngược giòng về phía trước, bất giác than lên:
– Sống bằng nghề kéo thuyền xem ra thật là khổ cực.
Người chủ thuyền đang đứng đầu thuyền giữ đà, mặt mày đen thủi, thân trần lộ những bắp thịt cuồn cuộn màu đồng cổ. Gã nghe Dương Thông nói vậy bèn cười bắt chuyện:
– Vị công tử gia này thật là một người tốt bụng, có lòng thương đến những kẻ hèn này.
Dương Thông hỏi:
– Ông chủ, sống bằng nghề này cũng được đấy chứ ?
Chủ thuyền cưỜi nói:
– Công tử gia, chúng tôi thân phận hèn mọn, đã quen lắm rồi, ngày ngày mưa gió qua lại nơi này cũng không có gì gọi là khổ cực, đi ngược thuyền lên còn không sao, chỉ ráng sức lực mà kéo, sợ nhất là đi thuận giòng về đó!
DưƠng Thông nghe nói lấy làm kỳ quái hỏi:
– Đi về thuận giòng chẳng phải kéo phí tổn bao nhiêu sức lực sao ?
Chủ thuyền chỉ tới một tòa tháp ở bên bờ xa xa nói:
– Công tử gia có thấy tòa tháp đằng kia không ?
Dương Thông thuận theo hướng gã chỉ quả nhiên thấy có một tòa tháp, bèn gật đầu nói:
– Thấy rồi!
Chủ thuyền cười hỏi:
– Công tử có biết tòa tháp đó có tên là gì không ?
Dương Thông lắc đầu nói:
– Nói ra xấu hỗ, tại hạ là người phương bắc chưa từng lại đây bao giờ.
Chủ thuyền cười nói:
– Tòa tháp ấy có tên là Bạch Cốt tháp, cái tên lấy từ đám hài cốt của các thuyền phu bị tử nạn mà ra, vô số thuyền bè đi thuận giòng về giữ lái không cẩn thận là bị nưỚc sông xô giạt vào vách đá làm đụng cho tan nát, thuyền lật người chết đuối, ngay cả thi thể nhiều khi còn không tìm thấy đâu!
Dương Thông nghĩ bụng:
– Thì ra kéo thuyền còn phải mạo hiểm mạng sống đến mức đó.
Y bèn hỏi:
– Thế sao các vị không bỏ cái nghề này lên bờ cày ruộng hoặc buôn bán kiếm sống nhĩ!
Chủ thuyền cười đáp:
– Chúng tôi không cày ruộng, không trồng trọt, chỉ hao tổn sức lực trả chút ít thuế má còn không đến nổi gì, không phải nạp thuế nạp lương như những người mở quán mở phố, còn cày ruộng thì giao không đủ thuế đủ má phải bán vợ đợ con, có nhà nào được đoàn tụ đầy đủ ? Công tử ít ra khỏi nhà, sau này ông đi nhiều rồi cũng biết thôi, làm cái nghề như chúng tôi cũng là hay lắm rồi đó.
DưƠng Thông nghe nói bèn đứng im lìm đó, nghĩ lại những tình cảnh mình đã chứng kiến trong những năm vừa rồi, quả thực dọc đường người người cơ khổ, bồng bế nhau đi tứ xứ tìm nơi sinh sống.
Thuyền đi được hai ngày là tới thành Bạch Đế, thành Bạch Đế là nơi Lưu Bị năm xưa gởi con cô, Lưu Bị lúc đó vì muốn báo thù cho Quan Vũ, chẳng nghe mọi người khuyên can, hưng binh đánh nước Ngô, bị Lục Tốn dùng kế hỏa thiêu liên doanh trại tám trăm dặm, bại binh lui về thành Bạch Đế, vừa bi vừa phẫn, lâm bệnh không dậy nổi bèn ngay tại đó dặn dò cho thừa tướng Gia Cát Lượng phù trì A Đẩu, rồi hàm hận mà chết. Dương Thông thấy thành Bạch Đế đứng nguy nga giữa sông núi bao la, địa thế hiểm yếu, quả thật là chỗ quân binh phải tranh giành cho được. Chủ thuyền chỉ đám đá rải rác bên bãi sông dưới thành Bạch Đế nói với Dương Thông:
– Công tử có biết nơi đó là chỗ nào không ?
DưƠng Thông thấy nơi đó có vô số những tảng đá nằm loạn xạ có cái đâm ngược lên trời, âm khí mù mịt, ẩn ẩn còn có mùi sát khí tỏa ra bèn hỏi:
– Chủ thuyền, đó là chỗ nào ?
Chủ thuyền cười đáp:
– Chỗ đó gọi là Ngư Phúc phố, đám đá hỗn loạn kia là Bát Quái Trận năm xưa Vũ Hầu bày ra để chận quân của Lục Tốn đấy mà! Chỉ tiếc là mấy trăm năm qua nước đã bào mòn đi hết diện mạo hôm nào!
DưƠng Thông nghe nói bất giác một trận kinh hãi, lúc còn nhỏ y đã thường nghe thầy giảng chuyện Tam Quốc Diễn Nghĩa, chuyện xưa Bát Quái trận đồ chận đứng quân địch y cũNg đã từng nghe qua. Năm xưa Gia Cát Lượng lúc mới vào Tứ Xuyên, đã cố ý trước tiên tại nơi này bày ra trận Bát QUái, lúc Lưu Bị thua trận, Lục Tốn đem đại quân truy tới thành Bạch Đế, thấy cạnh sông có đám loạn thạch xếp ngang dọc, bốn phương tám hướng đều có cửa hẳn hòi, trong đám đá ẩn ẩn có nổi lên mùi sát khí. Ông ta cũNg chẳng để ý đem người vào đám loạn thạch quan sát, nào ngờ vừa vào là cuồng phong đã nổi lên, trong thoáng chốc cát bay đá tạt mù mịt trời đất chẳng còn biết đưỜng đâu mà ra. Bọn Lục Tốn còn đang bị vây khốn trong đó, một lão già thình lình bưỚc tới trước chân ngựa của Lục Tốn, đưa mọi người ra khỏi trận. Lục Tốn bèn hỏi tính danh mới biết lão già đó là nhạc phụ của Gia Cát Lượng tên là Hoàng Thừa Ngạn, lúc Gia Cát Lượng vào Tứ Xuyên, biết trước bọn Lục Tốn sẽ bị hãm vào trong trận Bát Quái, mà trận này chẳng ai biết ngoài nhạc phụ của Gia Cát Lượng ra, Gia Cát Lượng có dặn dò Hoàng Thừa Ngạn rằng:
– Sau này đại tướng của Đông Ngô có bị mê loạn trong trận đồ, đừng có dẫn bọn chúng ra khỏi đó, Đông Ngô có thể diệt được.
Có điều nhạc phụ của Gia Cát Lượng bình sinh hướng thiện, đem bọn Lục Tốn cứu ra khỏi trận, kế hoạch diệt Ngô của Gia Cát Lượng bèn không được tiến hành. Sau này thi nhân đời Đường là Đổ Phủ đi qua nơi đó bèn làm thơ rằng:
Công cái tam phân quốc
Danh thành Bát Trận đồ
Giang lưu thạch bất chuyển
Di hận thất thôn Ngô
(Công lao vượt quá người trong ba nước
Thành danh ở trận Bát Quái
Nước sông chảy mà đá vẫn còn đó
Để hận để thoát tướng Ngô xâm lăng)
Bát Quái trận đồ đó biến hóa khôn cùng, có thể so với mười vạn hùng binh. Lục Tốn ra khỏi trận đồ rồi tự than thở tài không được bằng Gia Cát Lượng, đem bình thoái lui. Dương Thông thấy trận Bát Quái tuy chỉ còn thừa có mấy đám đá mà còn thấu ra từng luồng luồng sát khí, bất giác trong bụng than thở kinh ngạc khôn xiết.
Thuyền tới thành Bạch Đế rồi bèn neo lại nơi đó tu bổ các thứ cần thiết, Dương Thông ở trên thuyền bao nhiêu đó ngày cũng đã quẫn bèn lên bờ đi quanh thành tán bộ. Chỉ thấy đường phố hai bên đều có khách sạn, trà quán, tửu lầu, phường nhạc, sòng bài, phố xá, lầu xanh đủ cả, phố trấn tuy là nhỏ nhưng thứ nào cũng có. Dương Thông thấy người đi đường cũng đông đúc, còn có đủ các loại trang phục của dân tộc thiểu số, cũNg có những tay du hiệp hoặc hào khách giang hồ kiếm đeo ngang hông còn có đạo sĩ hòa thượng du tăng, giang hồ nghệ sĩ các loại. Dương Thông đang lẫn thẫn trong đường phố, thình lình bỗng nghe có tiếng người lên giọng rao:
– Bói toán đây … Vị bốc tiên tri! Không linh thiêng không tính tiền đây!
Dương Thông ngẩng đầu lên nhìn, chỉ thấy một đạo sĩ đang ngồi ở một chiếc bàn đặt bên lề đường la lối rao mời khách hàng, trên bàn có để một tấm vải trên đó đề một hàng bốn chữ “Chu công tại thế”, đạo sĩ còn đưa tay nâng một tấm liễn, trên đó có đề hai hàng chữ “Năng tri nhân gian họa phúc, thiện hiểu quá khứ vị lai”. Dương Thông ngắm kỹ bói mệnh tiên sinh, thì thấy đạo sĩ mặc một thân đạo bào bát quái thêu âm dương, đầu đội mũ đạo quan, lưng đeo một thanh trường kiếm, toán mệnh tiên sinh mặt mày hồng hào,đầu tóc bạc phơ, một vẻ tiên phong đạo cốt.
Dương Thông vừa đi đến cạnh bàn thầy bói, đạo sĩ đã hướng về Dương Thông cười nói:
– Vị công tử này, lại làm một quẻ được không ?
DưƠng Thông nghe hỏi bèn ngừng chân hướng về đạo sĩ cười đáp:
– Đạo trưởng, chuyện thịnh suy là do ở người, làm sao lại do trời quyết định ? Ông bày ra chuyện bói toán này e rằng chỉ muốn lừa gạt người ta lấy tiền thôi!
Đạo sĩ nghe nói lắc đầu quầy quầy đáp:
– Khách quan không tin thì thôi, nhưng đừng nói chuyện loạn xạ, coi chừng bị trời phạt đó!
Dương Thông cười nói:
– Ông nói là biết chuyện họa phúc cũng còn cho là được đi, nhưng hiểu chuyện quá khứ vị lai e là khoe khoang quá đổi nhĩ! Quá khứ ông biết còn không nói gì, làm sao ông biết chuyện tương lai ? Đó không phải là rõ ràng gạt người sao ?
Đạo sĩ nghe nói lắc đầu đáp:
– Khách quan nói câu đó là sai rồi! Người ta có câu ‘sinh tử do mệnh, phú quý tại thiên’, bao nhiêu chuyện trên thế gian này đều do trời sắp đặt, rất nhiều sự tình cũng có thể niêm bốc đoán được, nhưng cũng rất nhiều chuyện thiên cơ không thể tiết lộ được thế thôi! Xưa có thầy bói tên Phí Trưởng Phòng, biết chuyện quá khứ tương lai, có bữa gắp tết Trùng DưƠng, ông ta dự tri được đồ đệ mình là nhà của Hoàn Cảnh sẽ bị tai họa, chỉ cho gã biết ‘Trùng Dương chi nhật, nhà của ngươi bị hỏa tai, phải có một người trong nhà ra ngoài đồng lên núi uống rượu cúc hoa, tay cầm Chu Du thảo, trời lặn mới trở về thì sẽ thoát họa, vợ con Hoàn Cảnh không tin, nhưng Hoàn Cảnh gặp ngày Trùng DưƠng vẫn cứ đem vợ con lên núi uống rượu cúc hoa, để vợ con đeo Chu Du thảo, trời lặn mới về nhà, tới nơi bất giác mặt mày tái mét, thì ra trong nhà từ chó mèo gà vịt trâu dê đám gia súc đều bị chết cả trong nhà, mới biết lời của Phí Trưởng Phòng là không hề sai. Rồi trong thời Thương Chu, Chu Văn VưƠng tinh thông Dịch kinh, dự tri nhà Thương sẽ mất, do đó mà cố ở trong ngục nhẫn nhục sống qua ngày, ăn thịt con mình, mà không dám nói lộ ra thiên cơ.
Đạo sĩ uống một hớp trà lại nói:
– Nhớ năm xưa thời Hán Văn Đế, sũng thần Đặng Thông thường trực bên cạnh quân vưƠng, ra ngoài thì đi chung xe, về thì đồng sàng, quyền thế nóng bỏng trong tay, phú quý lên tới bậc vương hầu, có điều lúc đó có thần tướng Hứa Phụ lại nói với mọi người rằng, Đặng Thông khuôn mặt có đường đi dọc xuống miệng, là tướng chết vì đói, tương lai nhất định sẽ đói mà chết, lời nói này lọt vào trong cung làm Hán Văn Đế nổi trận linh đình, ban cho Đặng Thông Thục Đạo Đồng Sơn, chuẩn tấu cho lão tự đúc tiền đề ‘Phú quý do ngã, thùy năng cùng đắc Đặng Thông’, một thời gian đồng tiền họ Đặng mua bán khắp nơi, lão giàu có hơn cả nước, mọi người ai cũng nghĩ Đặng Thông từ nay cung vận hanh thông, xa hoa đời đời, nào ngờ đến đời thái tử Hán Cảnh Đế tức vị rồi, trách mắng lão mỵ chúa loạn nước, tịch thu hết gia tài bỏ tù cấm cố, không cho ăn không cho uống, cô tịch chết đói, quả thật ứng với lời chiêm bốc.
Lão đạo sĩ tướng số lại cười nói:
– Mà thừa tướng đời Cảnh Đế là Chu Tịnh Phu, thân trải trăm trận, lập chiến công hiển hách lừng lẫy, là một kẻ thần tử thủ túc trong triều, Hứa Phụ xem tướng của lão cũng nói lão có đường đi dọc xuống miệng, chắc chắn là cái vị cả đời xông pha trên lưng ngựa, một bậc phong hầu bái tướng này cũng sẽ bị chết vì đói, mọi người ai cũng cười Hứa Phụ ngông cuồng tự đại,thế mà sau này Chu Tịnh Phu chứa chất binh khí để sau này chôn chung với mình, Hán Cảnh Đế bèn bắt tội lão mưu phản đem nhốt vào trong tù, không cho ăn uống cũNg do đó chết đi vì đói.
Dương Thông nghe xong cười nói:
– E rằng chuyện này cũng xảo hợp thế thôi.
Đạo sĩ tướng số lắc đầu nói:
– Lịch triều lịc đại đều có lệ như vậy, đừng nói là đời Hán, thời Tam Quốc quân sư của nước Ngụy là Quản Lộ từ nhỏ đã tinh thông Chu Dịch, thuật tinh tướng, thiên hạ xưng ông ta là thần đồng, cạnh nhà có người tên Quách Ân, ba anh em đều mắc phải bệnh ở chân, mời Quản Lộ bốc cho mình một quẻ, Quản Lộ bốc xong nói: ‘Trong quẻ có nói trong nhà của ông, không phải là Bá mẫu thì là thúc mẫu, trong những năm cơ hàn, vì tham mấy đẩu lúa, đẩy người ta xuống giếng, lấy đá nện vào đầu, cô hồn đau đớn cáo tố lên trời, do đó mà sau này bị quả báo’, Quách Ân khóc ròng chịu tội. Vợ của An Bình Thái thú Vương Cơ thường bị chứng nhức đầu, con thì bị đau tim, mời thầy chiêm bốc, Quản Lộ nói: ‘Góc phía tây có hai cái xác, một cầm mâu một cầm cung, kẻ cầm mâu đâm vào đầu do đó đầu bị nhức, kẻ cầm cung bắn vào ngực do đó tim bị đau’, sau này đào lên quả nhiên có hai quan tài tình hình đúng vậy. Sau này Tào Tháo chiêu ông ta làm thái sử, có lần hành quân giữa đường đi qua một cái nghĩa địa, ông ta nói với người chung quanh: ‘Cái mộ bài này lời văn tuy hay, rừng núi cũNg xanh um, chỉ tiếc là không thành hình, sau lưng không có chỗ dựa, huyền vũ phía bắc thì dấu đầu, thương long bên phía đông thì không có chân, bạch hỗ phía tây thì có vẻ như đang ngậm mồi, châu tước phía nam thì đang kêu lên ai oán quả là nguy cơ bốn bề đấy mà! Không quá hai năm, nhà Vu Khưu Kiệm tai nạn quả thật tới ngay, con của Vu Khưu Kiệm cả nhà bị chém đầu, gia thuộc bị đày, ứng với vời tiên đoán của Quản Lộ. Quản Lộ cũng đã nhiều lần chiêm bốc cho gian hùng Tào Tháo chuyện cát hung, có điều Tào Thào chẳng thèm nghe, sau này ông ta bỏ đi không một lời từ biệt.
Đạo sĩ uống thêm ngụmm trà nữa rồi nói tiếp:
– Thời Tam Quốc, thừa tướng Gia Cát Lượng cũng thấu hiểu sâu xa đạo lý trong huyền học tinh tướng, do đó mà nhiều lần đã hóa nguy hiểm thành bình an, bách chiến bách thắng, lúc Lưu Bị và Bàng Thống vào Tứ Xuyên, ban đêm ông ta quan sát tinh tú, sao Thái Bạch phạm qua Lạc Thành, chủ soái dữ nhiều lành ít, khuyên mau mau lui binh mà Bàng Thống ham đánh cứ xông tới, sau đó quả nhiên chết dưới gò Lạc Phụng.
Đạo sĩ tướng số thấy Dương Thông trầm tư không nói gì, lại tiếp tục:
– Thời nhà Đường, nữ hoàng Võ Tắc Thiên lúc vào cung, quan xem tướng là Nghiêm Thiên Chính xem tướng rồi, đoán định sau này sẽ là kẻ mỵ chúa làm loạn nước nhà tiếm quyền đoạt vị tàn hại con cháu nhà họ Đường, Thái Tông hoàng đế chẳng thèm nghe, cho là giang sơn này mình đem thiên quân vạn mã lấy đưỢc, một người đàn nba` yếu đuối không quyền không thế làm sao lại cướp đoạt được ? Không những thế, từ xưa đến giờ còn chưa có một người đàn bà nào lên làm hoàng đế, do đó không nghe lời can gián, đám đại thần ngấm ngầm mấy lần ám hại Võ Tắc Thiên, đều bị bà ta mấy lần tránh khỏi tai nạn, đến lúc Thái Tông hoàng đế giá băng rồi bèn hạ lệnh đem bọn Võ Tắc Thiên đi hết lên chùa Cảm Nghiệp làm ni cô, chẳng ai tin lời chiêm bốc của Nghiêm Thiên Chính, có điều sau này Vương hoàng hậu vì tranh giành sủng ái với Tiêu Thục phi, lại đi khuyên Cao Tông hoàng đế đem Võ Tắc Thiên trở về, rồi quả nhiên Võ Tắc Thiên sau đó tàn sát hết công thần và tông thất nhà họ Đường, còn giết luôn cả con mình, tiếm quyền đoạt vị, tự lập lên làm vua.
Đạo sĩ uống thêm ngụm trà lại nói tiếp:
– Cháu của mưu thần của Thái Tông Từ Mạo Công là Từ Kính Nghiệp lúc mới chào đời, Từ Mạo Công xem tướng xong thở dài nói: ‘Cái họa diệt tộc là ở thằng bé náy, thế là người nhà nhiều lần đembỏ ra ngoài đồng cho thú dữ ăn thịt vậy mà không chết, Từ Mạo Công than thở nói ‘Số trời đã thế, không sửa đổi đước, bèn để cho sống đến lớn, sau này lời tiên đoán của ông ta quả nhiên không sai, Võ Tắc Thiên lên ngôi rồi, Từ Kính Nghiệp khởi binh phản nhà Đường, binh bại bị giết, bị tru luôn cả chín họ.
Đạo sĩ thấy DưƠng Thông không nói gì lại tiếp tục:
– Xa thì không nói, cuối đời Nam Tống, có một cao thủ đoán chữ tên là Tạ Thạch, trong thành Lâm An cũng rất nổi tiếng, Tống Cao Tông nghe danh mà không tin, bèn giả trang lẻn ra ngoài thành viếng thăm, Cao Tông thuận tay viết xuống một chữ ‘vấn’, Tạ Thạch lại mời ông ta viết thêm một chữ nữa, Cao Tông bèn tiện tay viết chữ ‘nhất’, Tạ Thạch vội vàng quỳ xuống tạ tội nói:
– Bên trái là vua, bên phải cũng là vua, chữ thổ thêm nétngang là chữ vương, chắc chắn là quân vưƠng giá lâm không thể nghi ngờ gì cả, quân vương vạn tuế vạn vạn tuê’, Tống Cao Tông nghe nói lấy làm bội phục, bèn viết xuống chữ ‘xuấn hỏi chính sự thiên hạ, Tạ Thạch nói: ‘chữ này không xong, chính là chữ Tần ép xuống chữ nhật’, mà lúc đó chính là gian thần Tần Cối đang nắm chính quyền, chỉ một chữ mà trúng phong phóc.
Đạo sĩ nhìn Dương Thông tủm tỉm cười nói:
– Qua hết bao nhiêu triều đại, tinh tướng cao minh biết chừng nào, khách quan làm sao có thể nói ra được những lời như thế ? Lão đạo tuy bất tài cũng hiểu biết một hai, khách quan hãy thử xem sao ?
Dương Thông nghĩ bụng:
– Bói một quẻ cũng chẳng ăn nhằm gì, với lại bây giờ cũng không có chuyện gì làm.
Bèn nói:
– Thế thì bói một quẻ đi!
Đạo sĩ tướng số hỏi:
– Khách quan muốn xem tướng hay đoán chữ ?
Dương Thông nghĩ thầm:
– Đoán chữ xem ra đơn giản.
Bèn đáp:
– Thế thì đoán một chữ đi!
Đạo sĩ nói:
– Mời khách quan viết dùm một chữ!
Dương Thông ngẫm nghĩ rồi thuận tay viết chữ “Thanh” xuống, trong lòng thì nghĩ:
– Xem nhà ông có chuyện gì để nói đây ?
Lần này y vì chuyện lên núi Thanh Thành mới lại đây, do đó mà viết xuống chữ Thanh. Đạo sĩ nhìn qua rồi nói:
– Chữ Thanh thêm bộ Thủy bên trái thành ra chữ thanh, nói rõ ràng là công tử đi thuyền lại đây, chữ Thanh trong phưƠng vị Nạp Giáp thuộc về hưỚng đông, nói rõ công tử ở phía đông lại, chữ Thanh thuộc mộc, thuộc thanh long, hình rồng tức là núi, công tử đi núi Thanh Thành, đúng không ?
DưƠng Thông nghe nói ngấm ngầm kinh ngạc, gật đầu nói:
– Đúng thế, thế thì tiên sinh đoán dùm lành dữ ra sao ?
Đạo sĩ nói:
– Nếu nói chuyện nhân duyên, đấy quả là quẻ rất tốt, chữ Thanh thêm chữ nhân là thành chữ Thanh, nói công tử đã có ý trung nhân, còn nói đến chuyện lành dữ, lại là một quẻ dở.
Dương Thông thấy đạo sĩ lắc đầu bèn cười nói:
– Tiên sinh cứ việc nói thẳng cho.
Đạo sĩ nói:
– Chữ Thanh này bổ ra thì trên đầu là chữ ‘sinh’ mất đi một nét, nói là công tử chuyến đi này rất hung hiểm! Mà phía dưới lại là chữ nguyệt, nguyệt là một nửa chữ bằng, nói công tử có một nửa người bạn lại cứu giúp, mà trên đầu chữ Thanh bổ ra là chữ thổ … ý nói là mộ phần! Tuy công tử có một nửa người bạn tương trợ nhưng tốt hơn là phải cẩn thận mới được!
Dương Thông trả tiền quẻ cho đạo sĩ cám ơn lão rồi ra khỏi nơi đó, vừa đi vừa nghĩ:
– Lão đạo sĩ này nói năng mông lung tám bề, chẳng tin vào đâu được, làm gì có nửa người bạn mà nói ?
Y cũng bỏ qua chuyện đó, đi thăm cảnh vật ở thành Bạch Đế một hồi rồi quay trở lại thuyền.
Nguyên tác: A Chí
Dịch giả: Lê Khắc Tưởng
Bài Cùng Tác Giả:
- Bi Ca Hành trong nhạc cổ điển
- Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu
- Tương Tiến Tửu – Lý Bạch
- Cẩm Sắt – Lý Thương Ẩn
- Đăng Quán Tước lâu – Vương Chi Hoán
- Vọng nguyệt hòai viễn – Trương Cửu Linh
- Cận thí thượng Trương thủy bộ – Chu Khánh Dư
- Khiển hòai – Đổ Mục
- Lương Châu từ – Vương Hàn
- Phong kiều dạ bạc – Trương Kế
- Dạ vũ ký bắc – Lý Thương Ẩn
- Đăng Lạc Du nguyên – Lý Thương Ẩn
- Vô Đề – Lý Thương Ẩn
- Xuân hiểu – Mạnh Hạo Nhiên
- Bạc Tần Hòai – Đỗ Mục
- Hành lộ nan – Lý Bạch
- Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt – Bạch Cư Dị
- Dạ tư – Lý Bạch
- Hiệp Khách Hành – Lý Bạch
- Tặng Vệ bát xứ sĩ – Đỗ Phủ
- Kim Lũ Khúc – Nạp Lan Tính Đức
- Trường Can Hành – Lý Bạch
0 Bình luận