Dương Thông từ biệt mọi người ra khỏi tiền trang, bèn đi về hướng bắc, nó nghĩ: mình bây giờ đã trưởng thành rồi, cũng có vũ công trong người, không còn phải sợ vợ chồng Lục Vũ khi nhờn, tính về lại thành Bắc Kinh tìm họ đòi lại tài sản, hiện tại nó cũng đã hiểu chuyện thế sự, đạo lý, biết rằng đám tài sản trong tiêu cuộc là của mình, do đó mạnh bước trên đường về lại Bắc Kinh. Nó đi được mấy ngày tới phủ Tế Nam, nơi đây là chỗ hội tụ của tỉnh Sơn Đông, vô cùng phồn hoa, khách thương xuôi nam ngược bắc đều đến nơi này làm ăn, trên đường lớn phố phường tấp nập, Dương Thông thấy trong bụng kêu lên rồn rột bèn đi vào một quán rưỢu nhỏ, khách hàng đa số là những tay buôn bán qua lại, điếm tiểu nhị đôn đả chạy ra nghinh đón, miệng hỏi:

– Khách quan muốn uống rượu hay ăn cơm ?

Dương Thông liếc quanh một vòng kiếm một góc ngồi xuống, rồi nói:

– Đem lên một mâm thịt bò, hai chén cơm!

Điếm tiểu nhị đưa cho nó một bình trà rồi xuống bếp gọi món ăn.

Một hồi, cơm nước đem lên, Dương Thông ngửi thấy mùi thịt thơm phưng phức nhịn không nổi gắp mấy miếng bỏ vào miệng nhai, nó vừa và được mấy miếng cơm bèn thấy ngoài cửa bước vào một lão ăn mày, Dương Thông thấy ông lão tóc tai bồm xồm bạc phếch, quần áo lam lũ, tay trái cầm một cái chén mẻ, tay phải nắm một cây gậy trúc xanh lục, mé chân bên phải trống không, chỉ có chân bên trái đứng trên mặt đất, lão già ăn mày mặt mủi dơ dáy đầu tóc bù xù, áo vá trăm mảnh, đám tóc trắng bạc phơ xỏa tung, mặt mày nhăn nheo, xem ra tuổi tác cũng gần đến bảy chục. Lão già lếch từ bàn này đến bàn nọ xin ăn, miệng không ngớt kêu ca:

– Cái vị đại gia làm ơn làm phưỚc! Thương tình lão ăn mày, bố thí dùm miếng cơm thừa!

Thấy lão bước lại trưỚc bàn chỗ hai gã khách thương ăn mặc hoa lệ đang ăn uống, hai gã khách thương lộ vẻ gớm ghiếc, xua tay lia lịa nói:

– Đi đi đi …! Ăn mày thối tha kia! Đợi chúng ta ăn xong rồi hãy lại!

Điếm tiểu nhị thấy lão ăn mày vào tiệm, sợ ảnh hưởng đến chuyện làm ăn của mình, vội vàng bưỚc lại nói với lão:

– Lão ăn mày thối tha kia! Mau mau cút ra ngoài! Coi chừng ta đập cho gãy giò bây giờ! Mau mau ra ngoài đi, khách hàng ăn xong ta sẽ đem ra cho ngưƠi, mau mau cút đi!

Gã vừa nói vừa tay này đẩy tay kia kéo lão ăn mày ra ngoài cửa, lão ăn mày bởi vì chỉ có một chân, làm sao bước theo kịp điếm tiểu nhị, bị gã vừa kéo vừa xô chân bưỚc không vững, bèn ngã nhào ra, cái chén mẻ tinh lên một tiếng rớt xuống đất, mọi người thấy lão té bổ người ra, đều cười lên ha hả.

Dương Thông từ nhỏ đã đi ăn mày, hiểu được nổi khổ của họ, nó lại thấy lão ăn mày mặt mày nhăn nheo, tóc tai bạc phếch, thấy tội nghiệp cho lão, nó bèn bưỚc lại đở lão ăn mày dậy nói:

– Lão bá bá, lại chỗ của cháu bên này đi!

Điếm tiểu nhị thấy Dương Thông lại đở lão ăn mày bèn nói xen vào:

– Khách quan thật là ngưỜi tốt quá! Lão này mỗi ngày lại đây xin ăn, tiểu nhân sợ làm quý khách ăn mất ngon nên đuổi lão ra.

Gã không tiện tiếp tục đuổi lão ăn mày ra, Dương Thông bèn lấy dùm cái chén mẻ rớt dưới đất lên cho lão ăn mày, nó thấy cái chén vừa lạnh lại vừa nặng chịch, biết là làm bằng thiết, thảo nào mà lúc nảy rớt xuống đất chẳng thấy bị bể. Dương Thông cũng không để ý, nó lấy một chén cơm và gắp một nửa phần thịt bỏ vào cái chén mẻ đó, rồi đưa cho lão ăn mày. Lão ăn mày hướng về nó xá một cái, rồi cầm chén cơm đi ra ngoài, ngồi trước cửa bên dưới mái nhà ăn nhóp nhép.

Lão ăn mày ngồi ngoài cửa ăn một hồi, khàn khàn giọng lẩm bẩm một mình:

– A! Lâu lắm rồi chưa được ăn miếng thịt ngon như thế, nếu mà có chén rượu uống vào là tuyệt.

Mọi người nghe lão ăn mày nói, ai nấy đều cười thầm trong bụng:

– Lão già ăn mày này thật không biết trời cao đất dày.

Dương Thông nghe lão ăn mày lẩm bẩm, bụng nghĩ:

– Lão ăn mày này cũng đã già lắm rồi, sống khổ sống cực đã biết bao nhiêu năm, hôm nay mình đã làm ơn làm cho tới nơi.

Bèn gọi điếm tiểu nhị lại nói:

– Ông chủ, ông đem cho vị bá bá này một chén rượu, tính vào tiền ăn của ta.

Điếm tiểu nhị kinh ngạc nghĩ thầm:

– Tên tiểu tử này muốn làm người tốt thế nào đây ? Chắc là tiền nhiều quá không có chỗ xài hay sao ?

Có điều gã thấy có chỗ làm ăn là cứ việc làm theo, bèn vội vàng rót một chén rượu đầy đem lại. Lão ăn mày ực một cái uống sạch chén rượu, lấy tay quẹt qua miệng chùi chùi, tán tụng:

– Rượu ngon quá! Rượu ngon quá!

Khen xong còn lấy lưỡi liếm xuống đáy chén rượu, điếm tiểu nhị giành lấy chén rượu, trợn trắng tròng mắt lên với lão, rồi mắng:

– Ngươi đừng có làm dơ bẫn chén rượu của ta!

Nói rồi kéo tay áo lên chùi lấy chùi để vào lòng chén, xoay người đi vào trong tiệm. Khách hàng trong tiệm không ngớt quay sang Dương Thông nhìn nó mấy lần, chẳng ai biết Dương Thông đang có ý gì.

Dương Thông thấy mọi người ai ai cũng nhìn về mình, vội vã ăn xong cho mau tính tiền rồi ra khỏi quán rượu, lúc nó ra khỏi cửa thấy lão ăn mày đang nhai tòm tèm vẻ thú vị, thấy nó đi ra bèn nhe răng cười nói:

– Lão gia ông đi đường mạnh khỏe!

Dương Thông ngẫm nghĩ, quăng cho lão một miếng bạc vụn rồi đi thẳng. Miếng bạc đó cũng được chừng nửa lượng, lúc Dương Thông ra khỏi tiền trang, vợ chồng Ngụy lão bản tuy cấp cho nó hai trăm lượng bạc, nhưng nó cũng biết đường đi Bắc kinh còn xa lắc, do đó cũng không dám tiêu xài ẩu tả, mỗi tối đến đều kiếm cái miếu hư nào đó hoặc ngoài bìa rừng qua đêm, vậy mà chỉ mấy ngày cũng đã tiêu hơn mười lượng, cũng là do trên đường đi, nó đã gặp không ít ăn mày mà những kẻ du thủ du thực, nó mua vô số bánh bao bánh chiên đều là để cấp cho bọn họ. Dương Thông nghĩ bụng:

– Cục bạc đó chắc cũng đủ cho ổng ăn vài ngày.

Rồi cũng chẳng nhớ gì đến lão ăn mày đó nữa, cứ nhắm hướng đi vào thành.

Dương Thông vào thành mua một mớ bánh bao, hai cân thịt heo quay rồi tiếp tục lộ trình. Đến gần tối, nó tới một khu rừng tùng, lấy mấy hòn đá ném chết vào con chim, tiện gần đó kiếm vài nhánh cây khô, đốt lửa lên nướng chim. Nó vừa nưỚng chín mấy con chim đang tính bắt đầu ăn bỗng sau lưng có tiếng người vọng lại:

– Chà! Thơm quá! Thơm quá!

Dương Thông giật mình muốn nhảy cả ngưỜi lên, đến lúc nó quay đầu lại nhìn, bất giác kinh ngạc không ít, chỉ thấy lão ăn mày hồi sáng nó gặp không biết lúc nào đã đứng sau lưng nó, đang lom lom nhìn mấy con chim đã nướng chín. Dương Thông lúc nảy đã có để ý lắng nghe động tĩnh chung quanh, không hề phát hiện có ai. Nó nghĩ bụng:

– Lão ăn mày này đến sau lưng mình lúc nào không hay, nếu như là kẻ ác, là nguy to rồi.

Ngấm ngầm tự trách mình sơ ý quá.

Dương Thông hỏi lão:

– Lão bá bá, sao ông lại ở đây ?

Lão ăn mày nhe răng ra cười nói:

– Bụng lão ăn mày này lại đói lên rồi, lại chẳng có ai bố thí cho miếng ăn thừa, ngửi thấy mùi thơm bèn mò lại đây.

Dương Thông cảm thấy kỳ quái, hôm nay rõ ràng nó đã đưa cho lão một đỉnh bạc rồi mà, đỉnh bạc đó cũng đủ cho lão ăn mấy ngày, sao lại không mua được bánh bao ăn ? Không lẽ có người giựt đi của lão ? Bèn hỏi:

– Lão bá bá, sáng hôm nay không phải cháu đã đưa cho ông một đỉnh bạc sao ? Làm sao lại không có tiền mua đồ ăn ? Có bị ai giựt đi mất rồi không ?

Lão ăn mày lắc lắc đầu, cười toe toét nói:

– Đỉnh bạc đó lào ăn mày hôm nay mua rượu uốgn hết rồi còn đâu.

Dương Thông nghe nói trong bụng không vui, chính nó còn không dám bỏ tiền ra mua rượu, thấy lão đáng thương mới cấp cho lão, nào ngờ lão lại còn hùng dũng hơn mình bỏ tiền ra mua rượu uống, nó bèn cúi đầu lặng lẽ ăn chẳng đếm xỉa gì đến lão.

Lão ăn mày thấy Dương Thông không đưa gì cho lão ăn, cũng không hỏi gì, chỉ ngồi một bên đống lửa nhìn Dương Thông ăn, miệng thì không ngớt chảy nước miếng ròng ròng, càng nhìn càng xích gần lại, ngửi được mùi mồ hôi chua chua trên người lão, Dương Thông ăn được hai con chim, thấy bộ dạng của lão lòng dạ bất giác mềm nhủn, không những thế nó thấy lão cũng đã lớn tuổi, dưới ánh lửa đầu tóc bạc phơ bù xù, mặt mày thì nhăn nheo thật là đáng thương, bèn kéo hai con chim ra khỏi xâu đưa cho lão nói:

– Cho ông đấy!

Rồi chẳng đếm xỉa gì nữa đến lão, tự mình mình ăn. Lão ăn mày mặt mày hớn hở tiếp lấy, ngốn ngáo ăn sạch, ngay cả xương cốt cũng không còn, ăn xong rồi bèn chùi lấy chùi để cái miệng, móc bên hông ra một cái hồ lô rượu đen thui, ngẩng đầu lên uống mấy ngụm, rồi dắt lại vào hông, chẳng màng hỏi Dương Thông có muốn uống hay không, xong rồi lại ngồi nhìn Dương Thông ăn. Dương Thông giả vờ không thấy gì, cho dù lão có mời nó uống nó cũng chẳng dám uống rượu của lão, nó thấy cái hồ lô dơ dáy đen thui cũng cảm thấy buồn nôn, bèn gầm đầu ăn cho hết mấy con chim còn lại, cũng chỉ no được nửa bụng, lấy mấy cái bánh bao và thịt quay ra ăn tiếp, lão ăn mày thấy Dương Thông không cho gì lão, cũng ráng không hỏi gì nó, cứ ngồi đó vừa nhìn vừa xích lại gần, nhìn trên nhìn dưới nhìn qua nhìn lại, miệng thì không ngớt nhỏ nước miếng. Dương Thông chỉ có nước đưa cho lão hai cái bánh bao, xé một ít thịt quay, bụng nghĩ:

– Ngày mai đi khỏi nơi này rồi cứ mặc kệ lão, hôm nay thôi làm người tốt làm đáo để.

Lão ăn mày tiếp lấy rồi ăn, chẳng một lời tạ ơn, như thể Dương Thông phải có bổn phận cấp cho lão, ăn xong rồi lại uống thêm hai ngụm rượu, vỗ vỗ cái bụng rồi rướn người duổi lưng, ngáp lên một tiếng dài, nằm ngay bên cạnh đống lửa ngủ một giấc, chẳng phút chốc đã ngáy pho pho lên.

Dương Thông đến một gốc cây cổ thụ, xếp bằng ngồi xuống nhắm mắt luyện công. Nó đả tọa đâu được thời gian một trụ hương, mở mắt ra nhìn, lão ăn mày vần còn nằm bên đống lửa ngủ khoèo, đống lửa thì đang sắp tàn, Dương Thông bỏ thêm mấy nhánh khô vào, rồi lại dựa vào một gốc cây gần đó thiu thiu ngủ. Nó mở mắt ra thì trời đã sáng, chim chóc trên cây đang líu lo tưng bừng, Dương Thông nhìn tới gần đống lửa, thì chẳng còn thấy bóng dáng lão ăn mày đâu, Dương Thông lập tức lại giật mình lên, lão ăn mày không lẽ đã bị cọp sói gì tha đi mất sao, chiếu theo công lực hiện giờ của nó, chung quanh có gió bay cỏ động nó cũng phải phát giác ra, rồi nó lại bật cười, nơi đây cũng chẳng phải là rừng già núi thẳm, làm gì có cọp có sói. Trong lòng nó bỗng chấn động lên, lập tức bừng tỉnh ngộ, không lẽ lão ăn mày này là một tay cao thủ vũ lâm trong người có tuyệt kỹ ? Rồi lại nghĩ đến chuyện lão bị cụt mất một cái chân, hôm qua lại theo được mình tới nơi này, bèn trong bụng muốn đề phòng, rồi lại nghĩ lại, lão ăn mày này đi rồi cũng khỏe, khỏi phiền lão cứ theo mình. Nó bèn ăn hết mấy cái bánh bao rồi tiếp tục lộ trình.

Dương Thông đi hết quá nửa ngày trời, may mà thấy một cái thôn trang, bên đường có dựng lên một cái chòi bằng lá, bên trong có bày một cái bàn và mấy cái ghế, Dương Thông biết đây là một quán trà nhỏ, chuyên môn bán trà nước cho khách bộ hành, trong chòi để một thùng bánh bao đang bốc khói nghi ngút, mấy gã làm công đang ngồi ăn bánh bao, còn có mấy người khác thì đang uống rượu đánh quyền. Chủ tiệm là một cặp vợ chồng già, cặp vợ chồng đó thấy Dương Thông đi vào chòi, mặt mày tươi cười ra đón nói:

– Vị tiểu ca này muốn ăn cơm ?

Dương Thông gật gật đầu hỏi:

– Chủ tiệm có cơm gì ?

Chủ tiệm nói:

– Ở đây chúng tôi chỉ có thịt heo quay và thịt gà, còn có bắp cải và trứng gà chiên.

Dương Thông đặt một mâm thịt quay, một dĩa rau và hai chén cơm, rồi lại mua thêm mười mấy cái bánh bao ăn trên đường. Vợ chồng chủ quán lấy trà ra cho nó, rồi ra sau làm cơm, không bao lâu bày biện đâu vào đó.

Dương Thông vừa mới ăn được vài miếng, thình lình nghe ngoài cửa có giọng nói quen thuộc vọng lại:

– Các vị đại gia làm ơn làm phước! Thương tình lão ăn mày, bố thí cho bữa cơm thừa!

Dương Thông ngẩng đầu lên nhìn, chén cơm trong tay muốn rớt xuống đất, người đang mở miệng ăn xin chính là lão ăn mày, không biết lúc nào lại theo nó tới đây. Dương Thông tảng lờ như không thấy lão, cúi đầu và cơm vào miệng, lão ăn mày đi từng bàn này qua bàn kia ăn xin, mấy người dân quê tâm địa hiền lương, thấy lão già nua tàn tật, tuy cơm rượu cũng không nhiều, đều cho lão chút ít, lão ăn mày lại trước mặt Dương Thông, cười hi hi nói:

– Đại gia cho xin miếng cơm thừa! Lão ăn mày cả ngày nay chưa có hột cơm nào trong bụng.

Dương Thông bấy giờ đã biết lão ăn mày chẳng phải là một kẻ ăn mày tầm thường, trong bụng đã có chỗ đề phòng. Lại thấy ai ai cũng cho lão chút ít, cũng không tiện không cho lão thứ gì, bèn cũng đổ một ít cơm thịt cho lão, lão ăn mày gục đầu cám ơn, đi cà nhắt ra bên ngoài một góc chòi ăn. Bấy giờ chén cơm của lão đầy nhóc những đồ ăn, còn có cái bánh bao vợ chồng chủ quán cho, một mình lão ngồi bẹp ra đất sưởi ánh nắng mặt trời, từ từ bốc cơm nhai tóp tép.

Dương Thông ăn cơm xong tính tiền rồi ra khỏi chòi, lão ăn mày cứ ngồi đó sưởi nắng ăn cơm mình lão, chẳng hề liếc mắt nhìn qua nó. Dương Thông cũng chẳng để ý, gia tăng cước bộ, bụng nghĩ:

– Đi cho nhanh thoát khỏi lão ăn mày quỹ này cho xong!

Nó đoán lão ăn mày cứ lẻo đẻo theo mình ắt hẳn là có mưu đồ gì. Nó đi khỏi cái chòi xa thật xa rồi, quay đầu lại nhìn, còn thấy lão ăn mày vẫn đang ngồi sưởi nắng ăn cơm ở đó, bấy giờ mới thở phào một hơi. Nó đi một hơi không ngơi nghỉ hết mười mấy dặm đường, quay đầu lại dòm chừng, thấy lão ăn mày không theo lại, bấy giờ mới đi chậm lại. Nó đi cả nửa ngày, thấy có con suối bên đường bèn dừng lại nghỉ chân, móc trong túi ra cái bánh bao ngồi ăn.

Thình lình nó nghe trên đường có tiếng cóc cóc cóc vang lên từ xa, nó quay đầu lại nhìn, lập tức sợ rớt cả cái bánh bao xuống đất, Dương Thông kinh hãi muốn toát cả mồ hôi, nó thật không tin cặp mắt của mình, chỉ thấy lão ăn mày đang cà thọt cà thọt từ đầu xa đi lại. Dương Thông bấy giờ đã biết chắc lão ăn mày là tay cao thủ thâm tàng vũ công, lão ăn mày cũng lại một bên suối, lấy cái chén mẻ của lão múc nưỚc lên uống. Lão rên lên:

– Thật là đả! Thật là đả! Chỉ tiếc cái bụng lại đói nữa. Nếu có cái bánh bao ăn là hay biết bao nhiêu!

DưƠng Thông lúc này đã biết lão chẳng phải là kẻ ăn mày tầm thường, làm sao dám đắc tội lão, vội vàng móc trong người ra mấy cái bánh bao đưa cho lão nói:

– Lão bá bá, cho ông đây!

Lão ăn mày cười nói:

– Ta đã biết đại gia ông bụng dạ rất tốt, chắc chắn sẽ cho thôi.

Dương Thông vừa ăn vừa hỏi:

– Lão bá bá, ông tính đi đâu vậy ?

Lão ăn mày cười nói:

– Lão ăn mày này màn trời chiếu đất làm nhà, ông nghĩ ta đi đâu bây giờ ?

Dương Thông không dám chọc đến lão, ăn xong bèn tiếp tục đi đường, trên đường ráng sức gia tăng tốc độ, muốn bỏ lão ăn mày lại phía sau, bụng nghĩ thầm:

– Nếu sớm biết thế này, lúc trước đã chẳng đồng tình với lão ta, cứ thế này làm sao bây giờ.

Lão ăn mày không nhanh không chậm cứ đi theo sau lưng Dương Thông, Dương Thông nhanh lão cũng nhanh, Dương Thông chậm lão cũng chậm, cứ tà tà đeo dính theo nó, Dương Thông ăn cơm ở đâu lão cũng ăn cơm ở đó, Dương Thông ngủ ở đâu lão cũng ở đó ngủ. Dương Thông bấy giờ đã hiểu lão thế nào, không dám đắc tội với lão, mỗi lần ăn cơm là chủ động đem cơm lại cho lão. Có điều nó biết lão cũng không phải là một kẻ ác, do đó trong bụng cũng thản nhiên.

Cứ như thế được hơn mười ngày, dần dần đã tiến vào địa phận Hà Bắc, Dương Thông bấy giờ trong túi cũng đã gần hết tiền, nó bèn lấy ra một đỉnh bạc đem lại cho lão ăn mày nói:

– Lão bá bá, từ rày ông đừng đi theo cháu nữa, trên người cháu gần hết tiền rồi, ông tự mình đi tìm chỗ khác xin ăn thôi, đỉnh bạc này khi nào ông không xin được gì thì lấy ra mua bánh bao ăn đở.

Đỉnh bạc đó cũng có tới hai lượng, đủ để cho lão ăn mày sống hơn tháng trời. Lão an mày mặt mày hớn hở tiếp lấy, xoay người thoáng một cái đã không thấy đâu. Dương Thông thấy lão đi rồi, bấy giờ mới thở ra một hơi, như thể vừa đuổi đi được một ôn thần vậy.

 
Nguyên tác: A Chí
Dịch giả: Lê Khắc Tưởng

 

Bài Cùng Tác Giả:

0 Bình luận

Bình Luận