Xin Mượn Phu Nhân Dùng Tạm – Hồi 1. Khoái Chiến Phong
Rốt cuộc y đã gặp phải tay cao thủ.
Lúc y vừa cúi đầu xuống tính uống nước, bèn thấy trên mặt suối có một tầng mỏng màu sắc long lanh khó mà nhận thấy ra, phải có ánh mặt trời chiếu rực rỡ mới thấy đưỢc hình như là có. Có điều, trời có ảm đạm đến như áo xám tro của nhà sư trong chùa, cặp mắt của y cũng sáng như hai ngọn đuốc. Không những vậy, y còn phát hiện ra, trong suối chẳng có con cá nào, chẳng có tôm, chẳng có ốc, cũng chẳng có thứ gì còn sống. Mỗi lần y muốn uống nước, y đều phát hiện cái lớp mỏng mỏng đẹp đẽ mà chết người đó. Trời lạnh như bàn tay người chết, không những vậy, tuyết trên đỉnh núi phủ xuống như tấm vải trắng liệm trên xác người chết. Y muốn đốt một đống lửa, nhưng mỗi lần cúi xuống đánh lửa, là lập tức phát hiện ra, sau khi lửa lóe lên mấy cái liền có màu sắc xanh lè, còn có mùi khét lẹt xông lên. Mỗi lần đánh lửa là mỗi lần đám khói mỏng mỏng chết người đó hiện ra. Y không dám uống nước, dập tắt hết lửa. Trong nước trong lửa đều có người đã hạ độc vào. Không những vậy, còn là thứ sáu mươi tám năm nay trong vũ lâm chưa từng xuất hiện lại là chất kịch độc chuyên môn Khoái Chiến Phong. Chỉ cần có gió, là có thể hạ độc. Thứ độc này, gặp gió là chuyền đi, gặp nước là tan ra, gặp lửa là lẫn vào, lọt vào họng là chết, gặp nóng là nổ tung lên. Người hạ độc dĩ nhiên là một tay cao thủ.
Lâu lắm rồi y mới gặp phải một tay cao thủ như vậy.
Đừng có ép ta vào đường cùng thế. Vi Thanh Thanh Thanh vừa tức vừa sợ nhủ thầm trong bụng. Y biết ai là người hạ độc.
Hoài Âm Trương Hầu, nếu không phải ý của ông, còn ai sai sử được Bất Hoại hoà thượng ? Vốn là cùng một nơi ra, tại sao mà ăn tươi nuốc sống nhau quá thế ? Ông không để cho ta sống, nhất định muốn vu oan giá họa cho ta, không cho ta con đường sống, thì ta chỉ còn nước quay đầu lại, liều mạng với ông một trận thôi.
Vi Thanh Thanh Thanh đã hạ quyết tâm, không chạy nữa.
Y muốn hỏi Hoài Âm Trương Hầu một câu rõ ràng: tại sao đi ép người ta vào trong tuyệt lộ, nhốt vào trong tử địa mới xong!
Lúc cần lắm thì chắc phải liều một trận tử chiến với Hoài Âm Trương Hầu thôi.
Không ngờ rằng, cái câu hỏi y muốn đi hỏi đó lại hỏi đứt luôn hai mạng tay hảo hán và cuộc đời một người đàn bà mỹ lệ.
Vi Thanh Thanh Thanh và Hoài Âm Trương Hầu tính ra thì cũng có chút liên hệ, không chỉ một chút thôi, mà còn liên hệ rất nhiều.
Hoài Âm Trương Hầu, tính bối phận, còn là sư huynh của Vi Thanh Thanh Thanh. Bất quá, tuy hai người đều là đệ tử đời thứ bảy của Trảm Kính Đường, hai bên chưa hề học võ với nhau bao giờ.
Sư phụ của Hoài Âm Trương Hầu là Tùy Phong Bố Ý Long Bách Khiêm, làm tổng đà chủ của Trảm Kính Đường lúc toàn thịnh nhất, oai phong tám mặt, hiển đạt vô cùng, chắc chắn là chẳng xem tứ sư đệ của mình không lấy gì làm hiển hách, tính tình chậm chạp chỉ biết suốt ngày luyện tập là Lâm Phong Bố Trận Đinh Uất Phong ra gì.
Sau này, Đinh Uất Phong cũng ưu uất không mâ[‘y vui vẻ, lìa bỏ Trảm Kính Đường, lẳng lặng dạy dỗ đệ tử, rất ít khi cùng đại sư huynh là Long Bách Khiêm gặp mặt.
Dĩ nhiên là Vi Thanh Thanh Thanh lại càng ít khi có cơ hội gặp đại sư huynh của mình … là tay luyện thành một ngàn lẻ một chiêu Phong Đao Sương Kiếm Đả Biên Đại Giang Nam Bắc Vô Địch Thủ kinh hồn tài ba, Hoài Âm Trương Hầu.
Long Bách Khiêm và Đinh Uất Phong kế tiếp qua đời … lần này chính là Đinh Uất Phong được một phen “đi trước một bước” hơn Long Bách Khiêm, bất quá, Đinh Uất Phong chết xong một năm, Long Bách Khiêm cũng buông tay lìa trần luôn.
Đinh Uất Phong ngay cả chết cũng im ru lẳng lặng, người trong Trảm Kính Đường chẳng một ai lại điếu tang, nghe nói còn không biết chuyện Đinh Uất Phong qua đời. Nhưng Long Bách Khiêm thì chết hiển hách chết trọng thể, cơ hồ anh hùng hào kiệt, ai ai cũng lại cả … lại để tế người đã đi, và cũng đồng thời chúc mừng Hoài Âm Trương Hầu trở thành tân nhiệm tổng đà chủ Trảm Kính Đường.
Vi Thanh Thanh Thanh chỉ lại điếu tang, y không chúc mừng.
Chuyện đứng trước linh cửu thù tạc giao tế, trước giờ y không quen, và cũng không bao giờ thích hợp.
Y lẳng lặng tới, lẳng lặng thắp nén hương, lẳng lặng bỏ đi. Nguyên một quá trình, không chừng chỉ có một người đàn bà mỹ lệ để ý thấy.
Cả quá trình đó, Vi Thanh Thanh Thanh cũng chỉ chú ý có mỗi người đàn bà mỹ lệ đó, tuy nói là chỉ có cái liếc mắt, nhưng đã làm cho y bao nhiêu năm không bao giờ quên.
Lần đó, y lại điếu tang, y không lại gặp Hoài Âm Trương Hầu.
Lúc đó Hoài Âm Trương Hầu như mặt trời mọc đỉnh cao, danh vang thiên hạ, từ bảy đời Trảm Kính Đường sáng nghiệp đến bây giờ, chỉ có Hoài Âm Trương Hầu là người duy nhất luyện thành toàn bộ Đao Phong Sương Kiếm một ngàn lẻ một chiêu thức, và còn tu bổ thêm vào đó nữa: tài khí cao tuyệt, phong đầu kình tuyệt, thanh danh cực thịnh, thiên hạ không có người thứ hai. Không ngững vậy phu nhân của y là danh môn thục nữ, người ta đồn là đệ nhất mỹ nhân từ trước đến giờ, vũ công tài học đều là nhất lưu. Không chừng, trừ Hoài Âm Trương Hầu ra còn chưa có gia đình nào có đứa con mà mọi thứ đều hạnh phúc mỹ mãn đến độ như vậy.
Vi Thanh Thanh Thanh không muốn lại gặp mặt y vào lúc đó.
Y nghi là Hoài Âm Trương Hầu đã quên bẵng đi mình có đứa sư đệ như thế này.
Đợi đến lúc Vi Thanh Thanh Thanh bắt đầu nổi tiếng lên trong giang hồ … Y một mình một kiếm phá Cô Hàn Minh, đơn đao thu phục U Linh Thập Tam, chỉ trong vòng một đêm đánh bại liên tiếp mười bảy vi, trưởng lãO trong Đa Lão Hội, chỉ trong một trận chiến đã đuổi bảy danh đương gia ở Hoắc Động Sơn, cho đến lúc y quyết chiến với bang chủ của Thủ Noãn Bang là Tuyết Thanh Hàn rồi, mọi người mới biết gã thanh niên cao thủ này thức lực đến đâu:
Kiếm pháp của Nhất Lưu Lưu Kiếm Tuyết Thanh Hàn đã đến mức đăng phong tạo cực; hồi đó, tay cao thủ được phe hắc đạo tôn xưng đệ nhất cao thủ là Thường Thảm đại sư, bảy lần muốn phá Nhất Lưu Lưu Kiếm đều bị thảm bại, tốn hết mười bốn năm khổ công nghĩ cách phá giải, lâm chung mới kêu lên thảm thiết: “Phá bất liễu!”, rồi chết, chết không nhắm mắt.
… Từ đóNhất Lưu Lưu Kiếm của Tuyết Thanh Hàn được người trong vũ lâm xưng thành Phá Bất Liễu Kiếm.
Nhưng Nhất Lưu Lưu Kiếm rốt cuộc đã bị Vi Thanh Thanh Thanh phá.
Y đem một ngàn lẻ một chiêu Phong Đao Sương Kiếm hợp lại thành một chiêu sử dụng.
Chiêu này có tên là Thiên Nhất.
Chiêu này tương đương như đem oai lực của một ngàn lẻ một chiêu dồn vào một nơi, thành ra tuyệt chiêu duy nhất.
Chiêu này phá được Nhất Lưu Lưu Kiếm. Tuyết Thanh Hàn thua mà phục.
Trận đó làm cho Vi Thanh Thanh Thanh nổi danh thiên hạ. Mọi người rốt cuộc đã hiểu ra: bao nhiêu năm nay, Đinh Uất Phong của Trảm Kính Đường đã lẳng lặng luyện đao mài kiếm, truyền lại cho đệ tử duy nhất của mình là Vi Thanh Thanh Thanh: Vi Thanh Thanh Thanh đã lẳng lặng thử kiếm tập đao, rốt cuộc tập trung nghị lực của hai thầy trò, đại quyết tâm và đại trí tuệ, đột phá tạo nên tuyệt chiêu Thiên Nhất, hỗn hợp của ngàn lẻ một chiêu Phong Đao Sương Kiếm.
Bất quá, rốt cuộc vũ công của Hoài Âm Trương Hầu cao hay vũ công của Vi Thanh Thanh Thanh cao ? Không ai biết được.
Bọn họ cũng chưa từng tỷ thí qua.
Có điều, trước giờ, Hoài Âm Trương Hầu danh tiếng có lẫy lừng hơn nhiều lắm.
Hoài Âm Trương Hầu là tổng đà chủ của Trảm Kính Đường phe bạch đạo, tay nắm quyền uy, môn nhân vô số, trong vũ lâm ở ngôi cao vị, cùng qua lại thân mật với triều đình đại quan.
Vi Thanh Thanh Thanh thì không vậy.
Rốt cuộc y chỉ là một tay giang hồ nhàn vân dã thảo, cô hồn dã quỹ, không những vậy, người ta còn đồn mấy vụ án cướp tiêu giết người động trời hình như có liên quan gì đến y, y thủy chung vẫn chỉ là một gã lãng tử mà vũ lâm không nhận vào phe chính đạo: “Tà phái cao thủ”.
Bây giờ đây, cái gã Tà Phái Cao Thủ Vi Thanh Thanh Thanh này muốn nửa đêm đột nhập vào chỗ hàm rồng hang cọp của phe chính phái: Trảm Kính Đường.
Y muốn lại hỏi Hoài Âm Trương Hầu một câu, đã là tổng đường chủ, còn là đại sư huynh, tại sao cứ mãi sai người truy sát y ?
Lúc không còn đường nào để chạy, Vi Thanh Thanh Thanh không phải chỉ là kẻ ôm một góc quậy cọ, mà y là kẻ biết tung hoành đảo lộn, phản công lại trọng địa đối phương.
Ngoài chuyện núp ngay vào trong tor.ng địa, y không còn đường nào để thoát.
Đây chính là thời cơ tốt nhất để phản công.
“Trí chi tử địa nhi hậu sinh” … cho dù vạn nhất có không sống sót được, thì cũng đem toàn lực của mình ở chỗ đường cùng đánh ra một cú, đối với Vi Thanh Thanh Thanh mà nói, cũng là một cảm giác quá đả ngứa rồi.
Chỉ cần chuyện đả ngứa mà không làm hại đến ai là y cứ việc làm.
Muốn xông vào thì xông ngay vào chỗ hiểm họa, muốn đánh thì đánh cho nát teng beng luôn.
Y đột nhập vào Trảm Kính Đường. Y cũng muốn đường đường chính chính đưa thiệp vào bái phỏng đấy chứ.
Có điều y biết làm thế cũng uổng công thôi.
Cái thiệp của y, e rằng còn chưa đưa được đến tay Trương Hầu; cái thiệp mời kiểu đó, trong đường có Cung Phụng Bộ Phong Sấu Giải Nghiêm Lãnh thể nào cũng chận ngay lại. Còn không thì cho dù đến tay phó đường chủ Trương Cự Dương và quản sự Trần Khổ Liên, cũng không đưa được vào đến nơi.
Bộ Phong Sấu Giải Nghiêm Lãnh nói về vai vế, thật ra còn là nhị sư bá của Vi Thanh Thanh Thanh.
Cái vị nhi sư bá trước giờ vẫn coi thường hai thầy trò của y.
Trương Cự Dương là bào đệ của Trương Hầu, vũ công cũng rất cao, hiện tại trong Trảm Kính Đường có thể nói là trong tay nắm đại quyền, bao nhiêu công việc trong đường, hầu như đều do y và bà vợ là Trần Khổ Liên làm quản sự giữ hết.
Vi Thanh Thanh Thanh biết cái gã sát thủ trước giờ cứ nhắm y hạ độc và hạ độc thủ, chính là Ngoại Tam Đường đường chủ tên Bất Hoại hòa thượng và Nội Tam Đường chủ tên Bình Lánh Bành trong Trảm Kính Đường.
Tại sao muốn hại y ?
Tại sao muốn giết y ?
Tại sao cứ bức bách hoài như vậy ?
Muốn tìm cho ra lẽ, y phải thân tự lại Trảm Kính Đường.
Y muốn hỏi cho ra trắng đen.
Hỏi thật rõ ràng.
Nếu cứ xông bừa vào thế này, e rằng chỉ còn nước ác đấu, chẳng ích lợi gì; vì thế, y còn mời thêm ba người nữa lại làm công chứng.
Một vị là Tam sư bá “Tróc Ảnh Sấu” Lâu Độc Diệu.
Một vị là vũ lâm minh túc Đại Mạc phái Phó chưởng môn nhân Hạ Thiên Độc.
Còn một vị nữa là người bạn thân của y, người giang hồ gọi y là Tiểu Lâu Nhất Dạ Lạp Xuân Vũ tên là Tế Quá Kỳ.
Y còn có một kẻ tri kỷ chí giao nữa tên là Âm Tình Viên Khuyết Lâu Ngoại Tam tên là Vương Tam Nhất, vì mắc chuyện không lại được.
Cho dù là Lâu Độc Diệu, Hạ Thiên Độc, Tế Quá Kỳ, đại khái cũng đều phải tới ngày mai mới tới nơi.
Có điều, y muốn lại sớm một chút thử thử xem, gặp trước Hoài Âm Trương Hầu hỏi.
… Tại sao muốn giết y ?
… Tại sao muốn hại y ?
… Tại sao cứ bức bách hoài như vậy ?
Y chỉ muốn hỏi cho ra lẽ rồi đi … như nếu chịu bằng lòng không tìm cách gia hại y nữa, y sẽ đi xa xa chút nữa cũng chẳng hề gì.
Nếu mà một trái núi không chứa nổi hai con cọp, thì y sẽ đi tới trái núi khác cũng chẳng sao đâu ? Trên đời này, núi cao hằng hà sa số, y không muốn làm người khác chướng mắt vì mình, đứng xớ rớ ngăn đường cản lối!
… Nếu diữa công chúng mà mở miệng ra khỏi, thì cho dù chuyện đó giải quyết xong được đi, đối phương cũng không khỏi mất mặt.
Y nghĩ trước khi sự tình náo hết cả lên, trước tiên mình thử đi gặp riêng Hoài Âm Trương Hầu nói chuyện.
Y tin đại sư huynh không phải là hạng người không theo lý lẽ như vậy.
Y cũng tin chắc kẻ danh chấn thiên hạ là Hoài Âm Trương Hầu đây, không đến nổi là kẻ tiểu nhân mặt dạn mày dày không chịu theo lý lẽ.
Vì vậy y mới thừa ban đêm đột nhập vào Trảm Kính Đường.
Lấy tài khinh công của y, muốn đột phá hàng phòng vệ và chướng ngại vật trong Trảm Kính Đường không phải là chuyện khó.
Nhưng muốn không bị ai phát hiện ra, chỉ e dù là tổng đà chủ Long Bách Khiêm năm xưa cũng nhất định không làm nổi.
Chính vì chưa có ai làm được vậy, Vi Thanh Thanh Thanh mới tính làm thử xem sao.
Làm chuyện người khác làm không được, mới là sống có ý nghĩa. Vi Thanh Thanh Thanh trước giờ vốn cho rằng: làm chuyện gì thì cũng nên cực đoan một chút, làm người thì phải trung dung, nhưng học vũ nghệ, nếu không đại thành tức là đại bại, luyện mà không ngọt không mặn không giỏi không dở thì thật chẳng có tý ý tứ gì.
Y trước giờ chủ trương rằng: chuyện gì cũng không qua cái chết, cần gì phải ủy khúc để cầu toàn. TrưỚc sau gì, muốn xông thì xông vào chỗ hiểm, muốn đánh thi đánh cho nát nhừ ra, kỵ húy quá thì chỉ làm được một người bình bình phàm phàm vô vô vị vị.
Vào Trảm Kính Đường, chính vì y không sợ chết mới vào.
Y xông vào Lâm Phong Hiên, đấy là chỗ cấm địa nơi tổng đà chủ phê duyệt văn kiện làm việc hằng ngày, có điều Hoài Âm Trương Hầu không có ở đó.
Nhưng lại có mấy người đang tụ tập ở đó hội nghị.
Bọn họ là Bộ Phong Sấu Giải Nghiêm Lãnh, Thoát Thai Trương Cự Dương, Hoán Cốt Trần Khổ Liên.
Giọng nói của bọn họ rất thấp.
Nói chuyện cũng rất nhỏ.
Thần tình cẩn thận, nhưng thỉnh thoảng lại lộ vẻ đắc ý hung ác.
Vi Thanh Thanh Thanh vốn không có ý muốn nghe lén chuyện người khác.
Nhưng họ chính đang nói đến cái tên Vi Thanh Thanh Thanh, và còn nói đến tên Phong Vân tiêu cuộc, Hàm Ưng Bảo Thí Kiếm sơn trang.
Vi Thanh Thanh Thanh vừa nghe tới bèn lưu thần để ý.
Và cũng lưu tâm cẩn thận.
Bởi vì vũ lâm đồng đạo đang truy sát y, cũng vì lý do y tại Thiểm Bắc cướp tiêu của Phong Vân tiêu cuộc, giết hết tận số kẻ áp tiêu là Độc Tý Thái Sơn Tống Hỗ Tuyền và mười một gã tiêu sư; giang hồ hán tử muốn đối phó y, chính là vì y xông lên Ưng Sầu Nham, một đêm gian sát Hàm Ưng Bảo bảo chủ phu nhân và con gái; quan phủ muốn truy nã y là vì ban đêm y lại cướp Thí Kiếm sơn trang, giết luôn tám tay đại cao thủ, ăn cắp đi cặp Nam Qua Quốc Quốc của vua ban tặng, còn thêm một cặp Sở Tử Song Ngư Kiếm.
Đúng là tội ác cực kỳ.
Có điều Vi Thanh Thanh chẳng biết tý gì cả.
Bởi vì y chẳng làm chuyện gì cả.
Y chẳng đụng tới người Phong Vân tiêu cuộc, chẳng lên Hàm Ưng Bảo, chẳng tới Thí Kiếm sơn trang.
Đối với sự nghiệp hiển hách của Phong Vân tiêu cuộc, Hàm Ưng Bảo, Thí Kiếm sơn trang, y chỉ có biết bội phục thế thôi.
Dĩ nhiên còn có những vụ án khác đổ lên đầu y: nào là Huyết Hồn tiêu cuộc bị giết sạch, Trì Vân tiêu cuộc bị hung sát, còn có Phi Vân tiêu cuộc bị mất tiêu, mỹ nữ trong Hàm Bích Lâu bị cướp đi … y đều không biết đó là chuyện gì chuyện gì cả.
Vì vậy, y muốn nghe thử, đáo để đó là chuyện gì.
Giải Nghiêm Lãnh: “Vi Thanh Thanh Thanh lần này có nhảy xuống sông Hoàng hà cũng rửa không sạch. Gã này không đáng ngại, hắn muốn công khai chứng minh, chỉ là đi tìm đường chết mà thôi.”
Trần Khổ Liên: “Cũng phải cẩn thận một chút. Chuyện này làm kinh động tổng đường chủ, cũng không tiện lắm. Mấy vụ án ở Thí Kiếm sơn trang, Hàm Ưng bảo và Phong Vân tiêu cuộc, tài sản cực phú, lần này chúng ta cũng làm được vố to, đủ để xài vài mươi năm, không cần phải mạo hiểm gì thêm lắm.”
Trương Cự Dương: “Nói thì nói vậy, nhưng đã làm rồi, thì phải làm cho trót. Nói thật, nếu chỉ có chúng ta mấy người thôi, thì tiêu cả đời cũng không sai, nhưng chuyện trong đường phí tổn cũng nặng lắm …”
Giải Nghiêm Lãnh: “Ha, chuyện trong đường ? e rằng vợ chồng hai vị cũng tiêu không ít nhĩ, năm chục thửa đất bên Hoài Âm, không phải đều do hai vị mua tháng trước đấy sao ?”
Trần Khổ Liên: “Sao! Ông nói vậy là không tin chúng tôi phải không ?!”
Giải Nghiêm Lãnh: “Đấy cũng chẳng phải là chuyện tin hay không tin. Chúng ta mạo cửu tử nhất sinh, làm mấy vụ cướp tiêu này, nhưng kim ngân châu báu đều ở cả trong tay hai vị, muốn yên lòng trừ phi để tôi và lão tam tra số mục!”
Trương Cự Dương: “Thế thì tốt nhất là tra số mục đi! Nếu không, nếu không chúng tôi cũng giống Trư Bát Giới soi kiếng thôi, trước sau cũng không giống người nổi. Tra số mục thế mà lại rõ rõ ràng ràng!”
Giải Nghiêm Lãnh: “……”
Nguyên tác: Ôn Thụy An
Dịch giả: Lê Khắc Tưởng
Bài Cùng Tác Giả:
- Bi Ca Hành trong nhạc cổ điển
- Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu
- Tương Tiến Tửu – Lý Bạch
- Cẩm Sắt – Lý Thương Ẩn
- Vọng nguyệt hòai viễn – Trương Cửu Linh
- Cận thí thượng Trương thủy bộ – Chu Khánh Dư
- Khiển hòai – Đổ Mục
- Lương Châu từ – Vương Hàn
- Phong kiều dạ bạc – Trương Kế
- Dạ vũ ký bắc – Lý Thương Ẩn
- Đăng Lạc Du nguyên – Lý Thương Ẩn
- Vô Đề – Lý Thương Ẩn
- Xuân hiểu – Mạnh Hạo Nhiên
- Bạc Tần Hòai – Đỗ Mục
- Hành lộ nan – Lý Bạch
- Ngọc đài thể – Quyền Đức Dư
- Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt – Bạch Cư Dị
- Cô Nhạn – Thôi Đồ
- Dạ tư – Lý Bạch
- Hiệp Khách Hành – Lý Bạch
- Tặng Vệ bát xứ sĩ – Đỗ Phủ
- Kim Lũ Khúc – Nạp Lan Tính Đức
- Trường Can Hành – Lý Bạch
0 Bình luận